Bánh cốm phố Hàng Than, dẻo thơm thức quà đặc trưng của Hà Nội

22/11/2019
Bánh cốm phố Hàng Than, dẻo thơm thức quà đặc trưng của Hà Nội
Ở Việt Nam, mỗi vùng miền đều có những đặc sản đặc trưng riêng gây thương nhớ cho nhiều người. Nếu Bến Tre người ta nhắc nhiều tới kẹo dừa, Quảng Ngãi có kẹo mạch nha, Hải Dương có bánh đậu xanh… thì bánh cốm là đặc sản không ai không nhớ khi nhắc đến Hà Nội.

Khám phá, Ẩm thực, Giải trí, Tham quan, Thưởng thức

Bánh cốm là một lễ vật không thể thiếu trong các dịp cưới hỏi, giỗ chạp và là món quà đặc trưng dành cho du khách mỗi khi đến với Hà Nội.
Hiển thị dạng danh sáchHiển thị dạng lưới
  • Thức quà từ hạt cốm sấy khô

    Thức quà từ hạt cốm sấy khôThức quà từ hạt cốm sấy khôSlideshow

    Bánh cốm nổi tiếng nhất có lẽ xuất phát từ phố Hàng Than. Năm 1865, ông tổ dòng họ Nguyễn Duy ở phố Hàng Than đã nghĩ ra cách đem sấy khô hạt cốm để làm nên bánh cốm. Trước kia, ở phố chỉ lẻ tẻ vài ba nhà làm cốm, nhưng hiện tại dọc phố đã có hơn 50 cửa hàng: Nguyễn Ninh, Bảo Minh, An Linh, Linh Hương… Có nhà xào cốm bằng củi than, cũng có nhà làm cốm bằng bếp ga, điện… chỉ có nguyên liệu và cách làm là không khác nhau.

  • Chế biến cầu kì

    Chế biến cầu kìChế biến cầu kìSlideshow

    Để làm nên thương hiệu của bánh cốm Hàng Than người làm bánh phải có một quy trình làm rất công phu và tỉ mỉ. Nguyên liệu bánh cốm được chọn từ hạt thóc nếp, đều là những bông nếp già. Cốm làm xong sấy khô, đóng gói thật kĩ cho khỏi ẩm. Khi làm bánh trộn cốm với nước cho hạt mềm, rồi pha cùng đường, đặt lên bếp đem xào trên chảo nóng khoảng 2 giờ. Khi đảo cốm phải đảo thật đều tay, cho tới khi cốm nhuyễn lại, giữ được màu xanh ngọc.

  • Nhân bánh béo thơm

    Nhân bánh béo thơmNhân bánh béo thơmSlideshow

    Nhân bánh được làm từ đậu xanh và dừa. Đậu xanh cũng được lựa từ nhiều vùng khác của tình miền Bắc, khi ngâm có độ nở vừa phải, xào cho đến khi nước bốc hết hơn, chỉ còn đường và đậu hòa quyện với nhau, tạo ra nhân bánh thơm ngon vừa phải. Bánh cốm khi làm xong còn được ướp thêm một số hương vị tạo mùi khác. Người ta chia nhân thành từng viên, rồi dùng cốm đã nấu bọc bên ngoài.

  • Hương vị gây thương nhớ

    Hương vị gây thương nhớHương vị gây thương nhớSlideshow

    Cốm được làm ra một cách hoàn hảo thì phải có màu xanh lá mạ. Khi cầm cốm trên tay thì có độ mềm dẻo, kéo giãn nhất định. Khi thưởng thức, thì cảm nhận được vị thanh của vỏ bánh cùng vị bùi thơm của nhân đậu xanh và dừa. Và càng khó cưỡng hơn khi vừa thưởng thức bánh cốm vừa nhâm nhi tách chè mạn, tạo nên hương vị rất hòa hợp. Tất cả hòa quyện tan nhanh trong miệng, khó quên được.

  • Nét văn hóa lâu đời của người dân Hà Thành

    Nét văn hóa lâu đời của người dân Hà ThànhNét văn hóa lâu đời của người dân Hà ThànhSlideshow

    Bánh cốm hình vuông có màu xanh tượng trưng cho cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Bởi những giá trị truyền thống còn lưu giữ lại, bánh cốm đã trở thành nét văn hóa lâu đời của người dân Hà Nội. Bánh cốm được truyền tay cho những đứa con xa xứ, những bậc cha mẹ ông bà, của những người thân bạn bè ở nơi xa tới thăm. Để họ cảm nhận được giá trị của những người làm bánh, thể hiện tình thân ấm áp sau những bữa cơm gia đình, cùng ngồi bên tách trà thưởng thức bánh. Hay gợi lên ấn tượng đẹp, cảm tình với nền ẩm thực phong phú đa dạng của Việt Nam.

Liên kết: Kinh nghiệm du lịch, Dượng Tony, Trên đường băng, Tin tức du lịch
Tổng hợp

Người đăng

Trần Thị Cẩm Nhi

Trần Thị Cẩm Nhi


Là thành viên từ ngày: 27/08/2018, đã có 2035 bài viết