Cẩm nang du lịch Bạc Liêu, nhà hát Cao Văn Lầu từ A đến Z

07/12/2018
Cẩm nang du lịch Bạc Liêu, nhà hát Cao Văn Lầu từ A đến Z
Bạc Liêu là vùng đất hội tụ văn hóa của 3 dân tộc Kinh - Hoa - Khmer, thể hiện qua các công trình văn hóa độc đáo mang vẻ đẹp rất riêng. Nơi đây còn được mệnh danh là cái nôi của đờn ca tài tử Nam Bộ, nổi tiếng với bản Dạ cổ hoài lang của cố nhạc sỹ Cao Văn Lầu - người được vinh danh tưởng niệm qua công trình nhà hát Cao Văn Lầu.

Ẩm thực, Khám phá, Văn hóa, Giải trí, Khách sạn, Mua sắm, Tham quan, Trải nghiệm

 
Xem thêm Cẩm nang du lịch Bạc Liêu tại đây: http://bit.ly/2G6hY24
Hiển thị dạng danh sáchHiển thị dạng lưới
  • 1. Giới thiệu về Bạc Liêu, nhà hát Cao Văn Lầu

    1. Giới thiệu về Bạc Liêu, nhà hát Cao Văn Lầu1. Giới thiệu về Bạc Liêu, nhà hát Cao Văn LầuSlideshow

    Bạc Liêu là tỉnh nằm ở vùng duyên hải đồng bằng sông Cửu Long, trên bán đảo Cà Mau, thuộc miền cực nam của Việt Nam. Mảnh đất này từng lừng danh một thời bởi độ chịu chơi và giàu có, ngoài ra thì Bạc Liêu còn gắn liền với tên tuổi của cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu, với bài Dạ cổ hoài lang đã đặt nền móng cho sự phát triển của nền ca cổ nhạc Nam Bộ. Dường như ở nơi đây không ai là không biết đến ca cổ, buồn buồn cũng ca mấy câu cho vui, còn những dịp như lễ tết, đám cưới, đám ma thì gần như là có đờn ca tài tử. Nơi đây còn là chốn giao thoa của nhiều dòng văn hóa, đặc biệt là nơi giao thoa của 3 dòng văn hóa là Kinh, Khmer và Hoa, đã tạo nên một diện mạo văn hóa rất riêng cho vùng đất này, từ nề nếp sinh hoạt, ăn mặc, đi lại cho đến đấu tranh sinh tồn với thiên nhiên và ngoại xâm... Trong vấn đề giao tiếp người Bạc Liêu cũng rất hiếu khách, trọng tình nghĩa và giàu lòng nhân ái, còn trong sinh hoạt họ lại cần cù và phóng khoáng.

    Nhà hát Cao Văn Lầu là một công trình kiến trúc đã được xác lập kỷ lục "Nhà hát Cao Văn Lầu có hình dạng 3 chiếc nón lá lớn nhất Việt Nam", được xem là trái tim của con đường Hùng Vương nơi nó tọa lạc. Nhà hát ra đời để bày tỏ lòng tôn kính, biết ơn đối với nhạc sĩ Cao Văn Lầu và hi vọng ông sẽ tiếp thêm lửa nghệ thuật cho những thế hệ con cháu về sau.

  • 2. Đi Bạc Liêu vào thời điểm nào?

    2. Đi Bạc Liêu vào thời điểm nào? 2. Đi Bạc Liêu vào thời điểm nào? Slideshow

    Vào mỗi mùa Bạc Liêu lại có một vẻ đẹp đặc sắc riêng nên du khách có thể ghé thăm vào bất cứ thời điểm nào trong năm. Nhưng nếu được thì bạn nên ghé vào khoảng rằm tháng 10, bởi khi đó là lúc diễn ra lễ hội Ok Om Bok - một trong 3 lễ hội lớn của người Khmer, và cũng là thời điểm mà thời tiết rất đẹp. Ngoài ra cũng có một số dịp lễ hội lớn khác mà bạn có thể ghé thăm đó là tầm: Lễ hội Dạ Cổ Hoài Lang vào 13 – 15/8 âm lịch tại khu lưu niệm nhạc sĩ Cao Văn Lầu hoặc vào 22 – 24/3 âm lịch để tham gia lễ hội Quan Âm Phật Đài.

  • 3. Phương tiện di chuyển đến Bạc Liêu, nhà hát Cao Văn Lầu

    3. Phương tiện di chuyển đến Bạc Liêu, nhà hát Cao Văn Lầu3. Phương tiện di chuyển đến Bạc Liêu, nhà hát Cao Văn LầuSlideshow

    Hiện nay có rất nhiều phương tiện di chuyển, với những mức giá và dịch vụ khác nhau mà bạn có thể lựa chọn để phù hợp với nhu cầu của bản thân mình. Ở những khu vực xa bạn có thể lựa chọn di chuyển đến TP.HCM, rồi từ TP.HCM mới tiếp tục hành trình đến với Bạc Liêu.

    - Phương tiện công cộng: Từ TP.HCM bạn có thể mua vé xe của hãng Mai Linh, theo tuyến TP.HCM - Bạc Liêu, sẽ mất tầm 6 tiếng 45 phút để đến nơi. Những chuyến xe đi Bạc Liêu thường khởi hành từ bến xe miền Tây. Nếu bạn di chuyển từ Cần Thơ thì thời gian sẽ ngắn hơn, tốn khoảng 3 tiếng để di chuyển.
    - Xe máy hoặc ô tô cá nhân: Từ TP. HCM bạn có thể chạy đến Bạc Liêu theo tuyến: TP.HCM - cầu Mỹ Thuận - phà Hậu Giang - nhà công tử Bạc Liêu (chạy thẳng).

    Nhằm thuận lợi di chuyển giữa các điểm du lịch trong thành phố Bạc Liêu, du khách có thể chọn các phương thức như taxi, xe bus, hoặc thuê xe máy tại địa phương. Nếu chọn phương tiện xe máy, thì đến nhà hát Cao Văn Lầu nằm ngay trung tâm thành phố cũng không quá khó tìm. Bạn có thể sử dụng bản đồ trên điện thoại để đến địa chỉ sau: Khu nhà A, Nhà hát 3 nón lá, đường Hùng Vương, Phường 1, Bạc Liêu.

  • 4. Ở đâu khi đến Bạc Liêu

    4. Ở đâu khi đến Bạc Liêu4. Ở đâu khi đến Bạc LiêuSlideshow

    - Hồ Nam Resort: Đây là địa chỉ lưu trú phù hợp với gia đình và hội cạ cứng. Phòng ốc ở Hồ Nam resort sang trọng mà lại ấm cúng theo đúng chất "công tử Bạc Liêu". Trong khuôn viên nơi đây còn có sân golf, hồ bơi, phòng spa và các loài chim đặc thù miền sông Tây Nam bộ. Ngoài những phòng truyền thống thì còn có những nhà gỗ để cho những ai muốn trải nghiệm không khí nghỉ dưỡng 100%.

    - Ngoài ra thì tại đây cũng có rất nhiều khách sạn và nhà nghỉ có mức giá phù hợp để du khách có thể thoải mái lựa chọn theo nhu cầu. Giá phòng trung bình từ 189,000 đồng - 300,000 đồng mỗi đêm. Bạn có thể đến dọc những con đường Trần Huỳnh, Lê Duẩn, Trần Phú… là địa chỉ có nhiều khách sạn, nhà nghỉ giá cả bình dân.

    + Khách sạn Bạc Liêu, 4-6 Hoàng Văn Thụ, TP. Bạc Liêu | Điện thoại: 3959 697, Fax: 3822 655
    + Khách sạn Thái Hoàng Bạc Liêu, 207 QL1A ,TT.Châu Hưng, H.Vĩnh Lợi | Điện thoại: 3830 190
    + Khách sạn Đạt Ngọc, 488 Võ Thị Sáu, TP. Bạc Liêu | Điện thoại: 781 3956 633, Fax: 3956 262
    + Khách sạn Hải Hồ, Số 31, 23 Tháng 8, TP. Bạc Liêu | Điện thoại: 3952 026, Fax: 3952 999

  • 5. Đi Bạc Liêu ăn gì?

    5. Đi Bạc Liêu ăn gì?5. Đi Bạc Liêu ăn gì?Slideshow

    - Bún bò cay: Bún bò cay là món chỉ được nấu với thịt bò và sa tế, tạo nên một hương vị đặc biệt và cay nồng rất riêng. Với bún bò cay, phần thịt bò có thể dùng thịt hay nạc, nạm, gàu, gân... cắt lát dày to gần bằng ba ngón tay. Gia vị nêm nếm khi ăn cùng là muối hột giã cùng ớt nhỏ, có kèm lát chanh. Khi chấm với thịt bò, bạn sẽ thưởng thức được hương vị thơm ngon, đặc trưng mà rất lạ. Bún bò cay cũng ăn kèm các loại rau sống như là rau quế.

    - Bánh tằm Ngan Dừa: Đây là loại bánh ngon có tiếng nên thường dùng để đãi khách. Bánh tằm Ngan Dừa được chế biến từ bột gạo của lúa mùa, cho nên sợi bánh tằm không chỉ ngon mà còn dai, khi nhai cho cảm giác sần sật rất đã. Món bánh tằm này khi thưởng thức sẽ cảm nhận được vị chua, cay của nước chấm lẫn với mùi thơm ngon của các loại rau xanh, dưa chuột thái nhỏ, trong cái ngọt nhẹ, giòn thanh của giá sống. Tất cả những nguyên liệu ấy đã tạo nên một món ăn ngon không thể cưỡng lại được.

  • - Bánh củ cải:

    - Bánh củ cải:- Bánh củ cải:Slideshow

    Đây là loại bánh mang hương vị đặc biệt có nguồn gốc từ người Hoa. Lớp vỏ bánh mỏng màu trắng được làm từ bột mì và bột củ cải nghiền, còn lớp nhân làm từ tôm thịt được nêm gia vị rất vừa miệng. Khi ăn thực khách chỉ cần chan ít nước mắm chua ngọt lên là đã cảm nhận được hương vị thơm ngon của món ăn này.

    - Bánh xèo tại Giồng Nhãn: Bột bánh phải được làm bằng gạo mùa cũ, pha thêm chút bột nghệ vàng và được xay bằng cối đá để có độ dẻo mà không dính bết. Thành phần tươi ngon của nhân bánh quan trọng nhất là tép bạc “bậc nhất” của Bạc Liêu, ngọt lừ và đậm đà vị biển. Bánh tráng chín tới khi nóng hổi, mỏng mà giòn rụm vành ngoài thì ăn cùng rau sống, rau thơm, thêm ít đọt các loại cây trong vườn như: xoài, cóc, lá cách, sung, điều… rồi chấm ngập trong chén nước mắm chua-ngọt-nồng-cay để thưởng thức.

  • - Bánh canh tôm nước cốt dừa:

    - Bánh canh tôm nước cốt dừa:- Bánh canh tôm nước cốt dừa:Slideshow

    Thoạt nhìn thì món ăn này trông có vẻ ngán, nhưng thật ra hương vị lại ngon không kể xiết. Người Bạc Liêu biết cách sử dụng nguyên liệu hay ở chỗ, họ dùng nước cốt dừa đậm đà hòa chung với nước lèo nhưng lại không khiến nước bị ngậy, ngược lại còn mang đến hương vị rất thơm, thấm vào bún, tôm. Có lẽ đây là món ăn lạ miệng và hấp dẫn thực khách nhất, khiến chúng ta nhớ mãi dù đã trở về.

    - Bún xào nem nướng: Đây là món ăn nổi tiếng bởi sự vừa miệng và cả giá thành hợp túi tiền. Nem nướng ngon, ngọt thịt được ăn cùng với bún xào giá đỗ, đu đủ và rưới thêm ít nước sốt đậm đà là vừa ăn. Điểm đặc biệt ở món bún xào nem nướng này là bạn vừa ăn vặt, vừa dùng làm món ăn chính cũng rất được ưa thích.

  • - Cốn xại, xá bấu:

    - Cốn xại, xá bấu:- Cốn xại, xá bấu:Slideshow

    Cộng đồng người Hoa ở Bạc Liêu sử dụng cốn xại (cải muối), xá bấu (củ cải muối) trong những bữa ăn hàng ngày. Xuất phát từ tập tính tiết kiệm nên nguyên liệu để làm nên món ăn này cũng rất đơn giản, không khó tìm. Muốn làm cốn xại ngon, thì nguyên liệu chính là cải (cải tùa xại) phải tươi non. Đầu tiên, cải sẽ được sơ chế cắt thành miếng nhỏ hoặc để nguyên bắp, rồi phơi cho đến khi héo. Sau khi phơi xong, cải sẽ được đem trộn với muối hột, đường, rượu và tuyệt đối không thể thiếu củ riềng để tạo mùi. Sẽ mất trên hai tuần tính từ khi muối chúng ta mới ăn được cốn xại.

    Còn để làm xá bấu thì có phần đơn giản hơn, bạn chỉ cần rửa sạch xá bấu sau khi mua về rồi cắt thành từng cọng nhỏ phơi khô. Khi muối ta chuẩn bị các loại gia vị như là: đường, bột ngũ vị hương, rượu rồi trộn đều. Khi nào thấy đường tan, thấm hết vào cọng xá bấu là đã ăn được.

  • 6. Những điểm đến không nên bỏ qua khi du lịch Bạc Liêu

    6. Những điểm đến không nên bỏ qua khi du lịch Bạc Liêu6. Những điểm đến không nên bỏ qua khi du lịch Bạc LiêuSlideshow

    NHÀ THỜ TẮC SẬY (NHÀ THỜ CHA TRƯƠNG BỬU DIỆP)

    Nhà Thờ Tắc Sậy là điểm đến tín ngưỡng thu hút rất nhiều du khách đến ghé thăm, bởi nét kiến trúc độc đáo cùng câu chuyện cảm động về linh mục Trương Bửu Diệp, người đã hy sinh tử vì đạo để cứu các giáo dân. Kiến trúc nhà nhờ rất đặc biệt, gồm có 3 tầng: tầng trệt để du khách nghỉ ngơi, tầng 2 và 3 để dâng thánh lễ có tiền sảnh rộng lớn. Nơi để phần mộ linh mục Trương Bửu Diệp có kiến trúc như một tòa nhà rộng lớn có 3 nóc, trong đó nóc chính giữa cao hơn 2 nóc phụ có gắn chiếc đồng hồ lớn, tạo nên điểm nhấn đặc sắc cho tòa nhà. Bởi có nhiều người tin tưởng vào sự linh thiêng của nhà thờ nên ngày càng có nhiều khách hành hương đến viếng thăm. Trong nhà thờ có có nhiều bức tượng gỗ được bày trí theo đúng tinh thần tín ngưỡng Công giáo, đa số đều bằng gỗ quý.

    CHÙA XIÊM CÁN

    Chùa Xiêm Cán là một trong những chùa Khmer đẹp và lớn nhất trong số các chùa Khmer ở Nam Bộ. Ngay từ xa là chúng ta đã bị ấn tượng bởi không gian bao quanh chùa, ở đó có một hàng rào kiên cố, với nhiều hoa văn ấn tượng. Cổng chùa cũng được đắp nổi bằng nhiều hoa văn tỉ mỉ, nổi bật, đậm đà bản sắc Khmer. Trong khuôn viên chùa có trồng rất nhiều cây xanh cao to phủ bóng mát. Điểm đặc biệt nhất ở chùa Xiêm Cán là nó mang đậm lối kiến trúc Angkor của người Campuchia, thể hiện rõ nét ở các họa tiết trang trí độc đáo nơi mái vòm, bức tường, các hàng cột và cầu thang. Đến chùa Xiêm Cán bạn không chỉ được ngắm nhìn các công trình kiến trúc công phu giữa bầu không khí thanh bình, khiến tâm hồn thư thái, mà còn được tìm hiểu hơn về văn hóa của dân tộc Khmer vùng Nam bộ.

  • QUẢNG TRƯỜNG HÙNG VƯƠNG

    QUẢNG TRƯỜNG HÙNG VƯƠNGQUẢNG TRƯỜNG HÙNG VƯƠNGSlideshow

    Đây là điểm đến được xem như là biểu tượng của thành phố Bạc Liêu. Quảng trường có diện tích lên đến trên 85,000 mét vuông, đặc biệt toàn bộ phần sân ở đây đều được lát đá hết. Nằm nổi bật giữa quảng trường chính là tượng đài cây đờn kìm vươn lên từ giữa cánh sen, và là niềm tự hào của cả thành phố Bạc Liêu. Cây đàn này cao đến hơn 18 mét, thế nên bạn phải đứng từ vị trí rất xa mới có thể thu hết được hết hình ảnh kỳ vĩ của tượng đài vào máy ảnh. Buổi sáng khung cảnh nơi đây đã đẹp, buổi tối lại còn đẹp hơn bởi có các đài phun nước hoạt động cùng với đèn LED nhiều màu sắc. Ngoài ra trong khuôn viên quảng trường còn có Trung tâm triển lãm văn hóa - nghệ thuật kiêm luôn nhà hát Cao Văn Lầu.

  • NHÀ HÁT CAO VĂN LẦU (NHÀ HÁT NÓN LÁ)

    NHÀ HÁT CAO VĂN LẦU (NHÀ HÁT NÓN LÁ) NHÀ HÁT CAO VĂN LẦU (NHÀ HÁT NÓN LÁ) Slideshow

    Nhà hát Cao Văn Lầu và Trung tâm Triển lãm văn hóa nghệ thuật tỉnh Bạc Liêu có diện tích tổng cộng là 2,262 m2, được chia ra làm 3 khối có hình trụ tròn, mái hình chiếc nón lá hướng vào nhau. Hình ảnh ba chiếc nón lá được thiết kế chụm vào nhau độc đáo, thể hiện được tình yêu thương, gắn bó và che chở của người cha, người mẹ và con cái trong gia đình; cũng như là hình ảnh của 3 dân tộc trên mảnh đất Bạc Liêu là Kinh – Khmer - Hoa, hay cũng là hình ảnh của ba miền Bắc - Trung - Nam luôn gắn bó, hòa thuận và tương trợ lẫn nhau. Công trình được xây dựng với ý nghĩa ươm mầm cho nhiều thế hệ người con đất Bạc Liêu trong ngành nghệ thuật. Chiều cao nón lớn nhất nhà hát là 24.25 m và đường kính hình nón lớn nhất là 45.15 m.

  • CÁNH ĐỒNG ĐIỆN GIÓ

    CÁNH ĐỒNG ĐIỆN GIÓCÁNH ĐỒNG ĐIỆN GIÓSlideshow

    Khung cảnh cánh đồng rộng lớn với hàng chục tua-bin gió khổng lồ vốn tưởng chỉ có ở đất nước Hà Lan xa xôi, thì nay đã gần ngay trước mắt chúng ta tại Bạc Liêu. Cánh đồng gió Bạc Liêu là một nhà máy sản xuất điện gió nổi tiếng bậc nhất của Việt Nam, được xây dựng từ năm 2010 và nhanh chóng trở nên nổi tiếng trong cộng đồng những người yêu xê dịch. Khu vực này có tổng cộng 62 quạt gió. Mỗi cột tua-bin cao 80 m có đường kính 4 m, nặng đến hơn 200 tấn và làm từ thép không gỉ. Đến đây bạn phải trả 20,000 đồng là phí vào cửa tham quan. Trên nền trời xanh, hình ảnh những cột gió trắng hiện lên như một thước phim quay chậm trong chiều hè ở trời Âu, với những cơn gió và biển dịu êm sóng vỗ. Là một khung cảnh quá tuyệt vời cho những người thích sống ảo và ghi lại khoảnh khắc trong máy ảnh.

  • 7. Mua gì làm quà lưu niệm?

    7. Mua gì làm quà lưu niệm? 7. Mua gì làm quà lưu niệm? Slideshow

    - Nhãn da bò: Nhãn da bò Bạc Liêu cho trái nhiều, là món đặc sản nổi tiếng bởi có độ dày cơm mà lại vừa thơm vừa ngọt. Loại nhãn này được người Hoa mang đến để nhân giống. Hàng năm mùa nhãn thường rơi vào khoảng mùa mưa, gần Trung thu nên nếu du khách có đến đây dịp này hãy nhớ ghé thăm các vườn nhãn sai trĩu quả và mang về vài ký làm quà, hay cho mình ăn cũng rất ngon.

    - Đuông chà là: Nếu Bến Tre nổi tiếng gần xa bởi đuông dừa thì Bạc Liêu cũng có món ăn đặc sắc được làm từ con đuông trên cây chà là - giống cây rất phổ biến nơi đây. Tương truyền món ăn đặc biệt này từng là sản vật của Nam Bộ để tiến vua nhà Nguyễn, và được mệnh danh là một trong những "đệ nhất đặc sản phương Nam". Bạn có thể dùng đuông để luộc nước dừa, nấu cháo, nướng, lăn bột chiên bơ...

    - Mắm cá chốt: Đây là một loại đặc sản làm quà rất được ưa thích. Du khách có thể dễ dàng tìm thấy loại mắm này ở khắp thành phố, bởi cá chốt đánh bắt khá đơn giản, cho năng suất rất cao tại các con sông nơi đây. Theo như kinh nghiệm nhiều năm của dân địa phương thì bạn nên ép bớt nước của mắm trước khi ăn sẽ ngon hơn. Mắm này được ăn với riềng, ớt, rau, chuối chát, khế… và cơm nguội hoặc khoai lang.

    - Mắm chua Vĩnh Hưng: Vĩnh Hưng là một xã nằm ở tỉnh Bạc Liêu, nổi tiếng bởi những tòa tháp cổ đặc trưng Khmer và cả loại mắm chua ngon đặc biệt. Nguyên liệu chính để làm nên mắm chua là cá sặc, cá rô, cá lóc… Loại mắm này có hương vị chua chua, mằn mặn hòa cùng mùi hương thơm đặc trưng. Bạn có thể ăn cùng các loại quả chua như ổi, khế, chuối chát, me xanh... đảm bảo sẽ là một sự kết hợp kích thích vị giác tuyệt hảo.

  • 8. Một số lưu ý khi du lịch Bạc Liêu, nhà hát Cao Văn Lầu

    8. Một số lưu ý khi du lịch Bạc Liêu, nhà hát Cao Văn Lầu8. Một số lưu ý khi du lịch Bạc Liêu, nhà hát Cao Văn LầuSlideshow

    - Nếu du khách phượt bằng xe máy hay ô tô cá nhân đến Bạc Liêu thì nên mang theo đầy đủ giấy tờ xe, bằng lái, bảo hiểm xe và tuân thủ đúng luật giao thông.
    - Tham quan Bạc Liêu vào mùa nắng (tháng 12 đến tháng 4 năm sau) bạn nên mang theo quần áo gọn nhẹ, nón để dễ di chuyển.
    - Nếu đến vào mùa mưa (tháng 5 đến háng 11) thì nên đem theo dù, kem chống muỗi, giày chống trơn trợt và áo ấm nhẹ.
    - Mang theo áo khoác, nón, kem chống nắng, kem chống muỗi cho việc tham quan rừng.
    - Bạn nên mang băng dán y tế, dầu gió, thuốc đau bụng phòng trường hợp say nắng nếu di chuyển quá nhiều.

Liên kết: Kinh nghiệm du lịch, Dượng Tony, Trên đường băng, Tin tức du lịch
Nguồn: Tổng hợp.

Người đăng

Anh Tran

Anh Tran

Freedom is nothing but a chance to be better.


Là thành viên từ ngày: 06/11/2018, đã có 667 bài viết