Cẩm nang du lịch Hà Nội, chùa Hương từ A đến Z

09/11/2018
Cẩm nang du lịch Hà Nội, chùa Hương từ A đến Z
Chùa Hương là một địa danh nổi tiếng ở Hà Nội. Đây là một khu quần thể Chùa chiền nằm rải rác từ chân núi Hương Tích cho đến tận đỉnh núi. Mọi người thường đi Chùa Hương vào dịp Lễ Hội Chùa Hương từ tháng 1 cho đến tháng 3 âm lịch. Nhưng du lịch Chùa Hương bạn có thể đi quanh năm.

Khám phá, Giải trí, Tham quan

Dưới đây là những chia sẻ về kinh nghiệm đi du lịch Hà Nộichùa Hương, hy vọng sẽ cung cấp cho bạn thông tin hữu ích và có sự chuẩn bị thật tốt cho chuyến hành trình của mình.

Xem thêm Cẩm nang du lịch Hà Nội từ A đến Z tại đây: https://bit.ly/2JPfofh
Hiển thị dạng danh sáchHiển thị dạng lưới
  • 1. Thời điểm thích hợp

    1. Thời điểm thích hợp1. Thời điểm thích hợpSlideshow

    ĐI VÀO MÙA HỘI CHÙA HƯƠNG

    Hội chùa Hương ( du lịch chùa Hương) diễn ra từ mùng 6 tháng giêng và kéo dài tới hết tháng 3 âm lich. Đây là lễ hội lớn nhất của Du lịch Hà Nội hay có thể coi là lớn nhất Việt Nam. Chính hội diễn ra từ rằm tháng giêng đến 18 tháng 2 âm lịch. Đây là dịp đầu xuân năm mới nên số lượng người đi bái Phật khá đông, do vậy, lượng khách du lịch đổ dồn về đây vô cùng lớn, các dịch vụ dễ bị chặt chém và có thể diễn ra tình trạng chen lấn. Tuy nhiên, đến đây vào dịp này bạn có thể hòa mình vào không khí tưng bừng đầu nă cũng như tham gia vào các hoạt động sinh hoạt văn hóa của lễ hội như: hội bơi thuyền, leo núi, hát chèo đò, hát văn,…

    ĐI DU LỊCH CHÙA HƯƠNG

    Nếu bạn có mục đích là đi thưởng ngoại vãn cảnh chùa thì bạn có thể đi quanh năm nhưng nên tránh dịp diễn ra lễ hội. Thời điểm thích hợp nhất để đi du lịch chùa Hương là khi “hoa lựu lập lòe đơm bông”-đầu hè và mùa thu. Bởi đó không phải dịp lễ hội nên dòng người đổ về chùa cũng ít hơn hẳn, do vậy các dịch vụ như đi đò, cáp treo không bị nhồi nhét khách và chờ đợi mất thời gian của các bạn, hơn nữa cũng dễ dàng để ngắm nhìn phong cảnh hữu tình của thiên nhiên nơi đây hơn và cảm nhận được sự linh thiêng trầm mặc của chốn cửa Phật. Hơn nữa, nếu bạn nào yêu thích khám phá vẻ đẹp của thiên nhiên thì dịp tháng 10 và tháng 11 là thời điểm tuyệt vời nhất. Khi đó, hoa súng nở rực rỡ trên dòng suối Yến trong xanh thơ mộng và hoa lau trắng nở trên nhiều cánh đồng vô cùng lãng mạn.

  • 2. Phương tiện di chuyển

    2. Phương tiện di chuyển2. Phương tiện di chuyểnSlideshow

    Xe bus đi Chùa Hương

    Nhiều bạn sinh viên hay chọn cách đi Chùa Hương bằng xe buýt. Điểm đón xe buýt đi Chùa Hương là ở bãi xe Hà Đông cũ, trên đường Trần Phú. Đi đến bãi xe này bằng tuyến xe bus số 1 hoặc 2 đi Hà Đông, khi lên xe bạn nhớ hỏi lái xe cho dừng ở bến xe Hà Đông cũ, bắt xe buýt đi Chùa Hương.

    Số xe bus là 211, lịch trình chạy: Bến Xe Mỹ Đình – Phạm Hùng – Khuất Duy Tiến – Nguyễn Trãi – Trần Phú – Quang Trung – Quốc lộ 6 – Ngã ba Ba La – Quốc lộ 21 B – Tế Tiêu ( Thị trấn Đại Nghĩa). Như vậy là bạn có thể bắt xe từ đầu tuyến tại Bến Xe Mỹ Đình, hoặc đi xe bus số 1 hoặc 2 qua Nguyễn Trãi dừng ở bến xe Hà Đông cũ để bắt xe số 211 này.

    Ngoài ra còn có xe 78 đi Tế Tiêu từ bến xe Mỹ Đình (đi đường Nam Thăng Long qua Nguyễn Trãi tới Ba La rồi đi Tế Tiêu). Xe 75 đi từ bến xe Yên Nghĩa (bạn có thể bắt xe bus số 01 và 02 để tới bến xe Yên Nghĩa).

    Bắt đầu từ mùa lễ hội chùa Hương năm 2018 du khách từ trung tâm Hà Nội sẽ về trẩy hội dễ dàng, thuận lợi hơn với tuyến xe buýt trợ giá 103 Mỹ Đình – Hương Sơn chỉ với 9.000 đồng/lượt.

    Lộ trình tuyến 103 Mỹ Đình – Hương Sơn và ngược lại:

    - Chiều đi: Bến xe Mỹ Đình – Phạm Hùng – Khuất Duy Tiến – Tố Hữu – Mỗ Lao – Nguyễn Văn Lộc – Nguyễn Trãi – Trần Phú (Hà Đông) – Phùng Hưng (Hà Đông) – đường Phúc La, Văn Phú – Đường trục Nam tỉnh Hà Tây (Cienco 5) – Tỉnh lộ 427B – Quốc lộ 21B – Tỉnh lộ 424 (ĐT 76) – Tỉnh lộ 419 – Hương Sơn (Bến xe Đục Khê, xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức).

    - Chiều về: Hương Sơn (Bến xe Đục Khê, xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức) – Tỉnh lộ 419 – Tỉnh lộ 424 (ĐT 76) – Quốc lộ 21B – Tỉnh lộ 427B – Đường trục Nam tỉnh Hà Tây (Cienco 5) – đường Phúc La, Văn Phú – Phùng Hưng (Hà Đông) – Trần Phú (Hà Đông) – Nguyễn Trãi – Nguyễn Văn Lộc – Mỗ Lao – Tố Hữu – Khuất Duy Tiến – Phạm Hùng – quay đầu tại ngã 4 Phạm Hùng, Tôn Thất Thuyết – Phạm Hùng – Bến xe Mỹ Đình.

  • 3. Khách sạn

    3. Khách sạn3. Khách sạnSlideshow

    - Antique: Địa chỉ nằm ở 23 Lò Sũ, Phố Cổ, thuộc quận Hoàn Kiếm. Khách sạn này cao cấp, đạt chuẩn 4.5 sao nhưng giá phòng lại khá hợp lý.

    - Melia Hanoi: Địa chỉ ở số 44B thuộc Phố Lý Thường Kiệt, quận Hoàn Kiếm. Khách sạn này cũng là 1 khách sạn thuộc dạng cao cấp, đạt chuẩn 5 sao nên giá phòng khá cao

    - Helios Legend: Địa chỉ khách sạn nằm ở số 2D đường Dương Thanh thuộc quận Hoàn Kiếm. Đây là 1 khách sạn bình dân, giá khá rẻ. Dịch vụ khách sạn này khá tiện nghi, vừa đủ cho các bạn nghỉ dưỡng.

    - Fortuna Hotel HaNoi: Địa chỉ 6B Láng Hạ thuộc quận Đống Đa. Khách sạn này đạt tiêu chuẩn chất lượng 4.5 sao khá cao cấp. Giá phòng khách sạn cũng tương đối cao, bù lại dịch vụ khá cao cấp, nội thất sang trọng, lý tưởng cho nhu cầu nghỉ dưỡng của du khách.

  • 4. Ẩm thực

    4. Ẩm thực4. Ẩm thựcSlideshow

    Ẩm thực Hà Nội luôn hấp dẫn với những món ăn đậm chất riêng. Một số món ăn không thể bỏ qua khi du lịch Hà Nội, chùa Hương:

    PHỞ

    Phở là món ăn không thể bỏ qua khi du lịch Hà Nội. Phở gánh Hàng Trống là một quán gánh nhỏ trên vỉa, khách tới ăn không có bàn mà chỉ ngòi trên những chiếc ghế nhỏ, mỗi người một tô phở ngon lành. Điều đặc biệt là hàng phở này chỉ bán buổi chiều, từ rất lâu năm và giá vẫn không thể thay đổi là 15.000đ. Hàng phở bò nổi tiếng ngon miệng là Phở Lý Quốc Sư. Còn nếu muốn ăn phở gà, bạn hãy tới hàng phở gà nằm trên phố Quan Thánh. Lạ miệng với món phở trộn chua chua ngọt ngọt tại Phở Hạnh phố Lãn Ông hoặc hàng phở nằm trên phố Lương Văn Can. Phở áp chảo trên phố Bát Đàn. Nếu đến Hà Nội mà bạn không thưởng thức món Phở có nghĩa là bạn chưa hề đặt chân tới đây.

    CHẢ CÁ LÃ VỌNG

    Cá được chiên trên một chảo dầu nhỏ, mỗi bàn ăn sẽ có một bếp than hoa nho nhỏ cùng chảo cá đặt bên trên. Cá ăn kèm với bánh đa nướng, bún rỗi, cùng với đó là lạc rang, rau mùi, húng láng, thì là, hành củ tươi chẻ nhỏ chấm với mắm tôm. Mắm tôm phải được pha chế bằng cách vắt chanh tươi, thêm ớt, đánh sủi lên rồi tra thêm chút tinh dầu cà cuống, thêm vài giọt rượu trắng, một ít nước mỡ và đường. Món ăn đậm vị ngọt bùi, beo béo.

    BÚN CHẢ

    Miếng chả nhỏ xinh được nướng hơi cháy xém có vị thơm nồng của gia vị tẩm ướp, ăn với nước mắn chua ngọt với dấm, tỏi, ớt, hạt tiêu thơm lừng trộn cùng đu đủ xanh cắt thành từng miếng nhỏ. Kèm theo đó là bún sợi thanh thanh mát mát và các loại rau sống khác, đặc biệt ăn bún chả không thể thiếu rau tía tô.

    BÚN THANG

    Là món ăn chứa đựng nét tinh túy của ẩm thực Hà Thành. Bún thang bao gồm rất nhiều những nguyên liệu như thịt gà xé phay, trứng gà chiên, giò lụa thái sợi nhỏ…Nước dùng phải là loại nước được xinh từ xương heo và tôm he, một nồi nước dùng ngon phải thật trong và thơm nhè nhè, không thể bỏ qua một chút gia vị dậy mùi là mắm tôm.

    BÚN ĐẬU MẮM TÔM

    Dường như đã trở thành món ăn mà bất cứ khách du lịch Hà Nội nào cũng muốn một lần được nếm thử. Bún đậu mắm tôm ăn vào mùa nào cũng hợp , món ăn chiều lòng tất cả mọi người. Đậu rán khi ăn phải nóng được cắt thành từng miếng trắng béo ngậy vị đậu tương vàng óng với lớp chiên bên ngoài. Quan trọng nhất chính là mắm tôm, mắm tôm ngon là khi vắt quất vào đánh lên phải bông, rưới thêm chút mỡ nóng chấm với đậu và bún rối thực không còn gì sánh bằng.

  • 5. Tham quan

    5. Tham quan5. Tham quanSlideshow

    Vì thuộc Thủ đô Hà Nội nên khi đi du lịch chùa Hương, bạn có thể kết hợp với một vài điểm tham quan dưới đây

    HỒ HOÀN KIẾM

    Điểm đặc biệt của địa lý Hà Nội là trong lòng thành phố có rất nhiều hồ và bao quanh thành phố là những con sông lớn. Hồ Hoàn Kiếm nằm ngay giữa trung tâm thành phố với tháp rùa cổ kính nằm trên một bán đảo nhỏ giữa hồ. Bên cạnh Hồ Hoàn Kiếm là những công trình kiến trúc đầy ấn tượng và là di sản đáng quý của thành phố: tháp Bút, đài Nghiên, cầu Thê Húc dẫn vào lầu Đắc Nguyệt hay đình Trấn Ba…trên lối dẫn vào đền Ngọc Sơn.

    VĂN MIẾU QUỐC TỬ GIÁM

    Ngày nay, Văn Miếu – Quốc Tử Giám còn là nơi tổ chức hội thơ, là nơi khen tặng những học sinh ưu tú, xuất sắc và là địa điểm tham quan nổi tiếng thu hút đông đảo du khách trong nước và quốc tế. Đồng thời, đây cũng là điểm hẹn “xin chữ” của người dân Hà thành trong những ngày tết truyền thống với ước mong năm mới an lành hay trong những mùa thi quan trọng của đất nước với niềm tin đỗ đạt của các “sĩ tử”.

    PHỐ CỔ HÀ NỘI

    Điểm nhấn của du lịch Hà Nội. Hà Nội 36 phố phường với những ngôi nhà cổ và những con phố vẫn lưu giữ lại được dáng vẻ của chúng từ thế kỷ 19. Bạn có thể lang thang cả ngày trên những con phố cổ, khám phá những nơi yên bình và giản dị vốn có của Hà Nội. Đi tới nơi đây bạn mới cảm nhận được nét đẹp của con người Hà Nội, gần gũi và thân quen.

    LĂNG CHỦ TỊCH

    Lăng Bác hay còn gọi là Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh là nơi đặt và lưu giữ thi hài của Người. Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh mở cửa 5 ngày một tuần, vào các buổi sáng thứ Ba, thứ Tư, thứ Năm, thứ Bảy và Chủ nhật. Khách viếng thăm buộc phải tuân theo những yêu cầu như ăn mặc chỉnh tề, không đem các thiết bị điện tự ghi hình và giữ trật tự trong lăng.

  • 6. Mua sắm

    6. Mua sắm6. Mua sắmSlideshow

    ĐẶC SẢN CHÙA HƯƠNG - MƠ

    Khi tới du lịch chùa Hương, nơi đây có khá nhiều đặc sản để bạn thưởng thức. Tại đây bạn có thể ăn món bánh rau sắng, hoặc các món ăn chế biến từ rau sắng, đây là loại rau chỉ có ở vùng Hương Sơn này còn những nơi khác không có. Ngoài ra, vào mùa hè còn có món quả mơ rừng, mơ khá giòn và ngọt.

    ĐẶC SẢN HÀ NỘI

    - Ô mai: Hội tụ đầy đủ các vị chua, cay, mặn, ngọt, Ô mai chính là tinh hoa của ẩm thực Hà Thành. Các loại ô mai khá đa dạng, hương vị ngon, lựa chọn phong phú, giá cả phải chăng được khách du lịch rất ưa chuộng. Ô mai được sấy khô nên để được rất lâu, rất dễ bảo quản.

    - Cốm: Khi tới Hà Nội thì bạn không thể không nhắc tới món cốm làng Vòng. Thử dừng chân ở làng Vòng trong tiết trời thu mát mẻ, du khách sẽ cảm nhận được trong không gian dịu ngọt, thoang thoảng hương cốm khắp phố phường. Cốm thường được bọc trong những chiếc lá sen và ăn kèm với chuối chín

    - Sấu: Sấu là món ăn khá thân thuộc với người dân thủ đô, từ sấu ta có thể chế biến được nhiều món ăn hay nước giải khát ngon tuyệt. Với mỗi du khách đến với Hà Nội, đặc biệt là du khách miền Nam, ai cũng phải mua cho mình một túi sấu để về làm quà. Nếu du khách đến vào chính vụ mùa sấu, khi đi khắp nẻo đường của thủ đô bạn sẽ bắt gặp rất nhiều sạp hàng bán sấu tươi.

    LỤA

    Làng lụa Vạn Phúc nằm cách trung tâm Hà Nội 10km nổi tiếng với nghê dệt lụa. Lụa ở đây có đặc tính mềm, mỏng, thoáng mát và nhẹ khác với các loại lụa thông thường, chất liệu đa dạng. Những kiểu dáng mang đậm bản sắc dân tộc cũng được các nghệ nhân trong làng lựa chọn để thu hút khách nước ngoài.
    Ngoài ra để mua những sản phẩm về lụa, may áo dài, mũ, quần áo, khăn…. bạn cũng có thể tới các cửa hàng chạy dọc phố Hàng Gai, Hàng Trống, phố Nhà Thờ nếu không muốn đi xa

    Một số địa chỉ mua lụa để bạn tham khảo:

    •Làng lụa Vạn Phúc, phường Vạn Phúc, quận Hà Đông, Hà Nội
    •Khai Silk, 26 Nguyễn Thái Học, Ba Đình, Hà Nội
    •Lụa Hà, 538 Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội

    GỐM SỨ

    Nếu có dịp đến thăm Hà Nội thì du khách không nên bỏ lỡ đến thăm làng gốm Bát Tràng. Đến đây du khách không chỉ được mua đồ lưu niệm được làm từ gốm với giá rất rẻ, mà còn được tự tay học và làm những sản phẩm từ gốm theo phong cách của riêng mình, đây cũng là trải nghiệm rất thú vị và ý nghĩa. Tuy nhiên cần phải chú ý khâu vận chuyển vì những món đồ này khá dễ vỡ.

  • 7. Lưu ý khi đi du lịch chùa Hương

    7. Lưu ý khi đi du lịch chùa Hương7. Lưu ý khi đi du lịch chùa HươngSlideshow

    LƯU Ý KHI ĐI ĐÒ

    Xung quanh khu vực suối Yến có rất nhiều cò mồi bám theo bạn giới thiệu đi đò nhưng bạn không nên theo họ mà đi thẳng tới bến Đục, vào phòng bán vé vè mua vé. Khi mua cũng nên hỏi số lượng tối đa khách trên 1 thuyền để tránh tình trạng thuyền bị cò nhồi nhét khách. Các bạn cũng nên bồi dưỡng cho lái thuyền một ít tiền.

    LƯU Ý KHI ĐI CÁP TREO

    Vào dịp lễ hội thương rất đông, bạn hãy chịu khó xếp hàng mua vé từ Ban tổ chức, tránh mua của các cò với giá trên trời

    LƯU Ý KHI MUA SẮM

    Đối với hàng lưu niệm và đặc sản bạn nên mặc cả giá, khi mua kiểm tra số lượng và hạn dùng.

    Đối với các sản phẩm như thuốc nam hay đồ bồi bổ sức khỏe cũng nên cân nhắc trước khi mua bởi đồ ở đây chưa được qua kiểm nghiệm đâu.

    NHỮNG LƯU Ý KHÁC

    - Khi đi cũng nên đem theo một ít đồ để vào chùa làm lễ. Xong có thể dùng chính những lộc bạn vừa làm lễ xong để làm đồ ăn. Tránh ăn uống ở đây bị đắt.

    - Mặc đồ kín đáo, không làm ổn hay dùng từ khiếm nhã bởi đây là nơi cửa Phật

    - Đi giày, quần áo không quá bó để dễ dàng di chuyển cũng như hoạt động.

    - Quá trình di chuyển dù bằng đò hay khi leo núi cũng nên cẩn thận bảo đảm an toàn cho bản thân để chuyến đi được vui trọn vẹn.

    - Đi bằng phương tiện riêng thì mang theo giấy tờ, gương, mũ bảo hiểm đầy đủ.

    - Vứt rác đúng nơi quy định để bảo vệ môi trường và cảnh quan.

    - Khi ở chỗ đông đúc hãy bảo vệ tài sản và tư trang cẩn thận tránh bị móc túi, ăn cắp đồ của bạn.

    - Đi theo nhóm vừa vui lại an toàn tiết kiệm tiền đò.

    - Không tham gia các trò như: tôm cua cá, đỏ đen, chiếc nón kỳ diệu,.. vì đó là lừa đảo chứ không hề do vận may như bạn nghĩ.

Liên kết: Kinh nghiệm du lịch, Dượng Tony, Trên đường băng, Tin tức du lịch
Tổng hợp

Người đăng

Tran Minh Hieu

Tran Minh Hieu

tay cầm bút, chân đút gầm bàn


Là thành viên từ ngày: 10/10/2018, đã có 603 bài viết