Cẩm nang du lịch Lạng Sơn, Đền Mẫu từ A đến Z

08/11/2018
Cẩm nang du lịch Lạng Sơn, Đền Mẫu từ A đến Z
Nhắc đến Lạng Sơn - đền Mẫu là chúng ta lại liên tưởng đến mảnh đất nơi biên giới nhộn nhịp với nhiều khu mua sắm sầm uất. Bên cạnh không gian nhộn nhịp ấy, Lạng Sơn còn có một nét trầm rất khác ở các địa danh tâm linh như đền Mẫu hay các di tích lịch sử từ xa xưa.

Ẩm thực, Khám phá, Lễ hội, Văn hóa, Tín ngưỡng, Giải trí, Khách sạn, Tham quan

 
Thế nên có rất nhiều du khách đã chọn mảnh đất Lạng Sơn nên thơ, trữ tình mà lại hiện đại này để làm điểm dừng chân, để thưởng lãm cảnh sắc bình yên trong không khí hoài cổ thấm đượm này. 

Xem thêm Cẩm nang du lịch Lạng Sơn tại đây: https://bit.ly/2OzKl7Q
Hiển thị dạng danh sáchHiển thị dạng lưới
  • 1. Giới thiệu về Lạng Sơn

    1. Giới thiệu về Lạng Sơn1. Giới thiệu về Lạng SơnSlideshow

    Mảnh đất Lạng Sơn nằm ở cực Bắc của Tổ quốc, là nơi tiếp giáp với biên giới của Trung Quốc và có nhiều trung tâm mua sắm nhộn nhịp người ra vào mỗi ngày. Xứ lạng là nơi vẻ đẹp của núi và mây, của hang và động, của phố và chợ hòa quyện. Một vẻ đẹp như chỉ xuất hiện trong các câu thơ đã được tạo hóa ưu ái dành cho miền đất này.

    Bởi khung cảnh nước non hữu tình, nhiều danh lam thắng cảnh lịch sử cùng nền văn hóa truyền thống đặc sắc như làn điệu Then, Sli, lượn Tày... của miền đấy này đã níu chân rất nhiều du khách dừng lại trải nghiệm.

    Lạng Sơn cũng là vùng có rất nhiều lễ hội dân gian quanh năm. Tiêu biểu như lễ hội Bủng Kham được tổ chức mỗi mùng 4 tháng Giêng có trò gieo lộc và thụ lộc rất độc đáo, thu hút nhiều du khách đến trẩy hội. Ngoài ra còn có lễ hội Lồng Tồng từ mùng 4 đến hết 30 tháng Giêng, là lễ hội cầu mùa thần Nông, cám ơn thần phù hộ cho người dân làm ăn no đủ và cầu nguyện cho mùa màng tốt tươi.

  • 2. Đi Lạng sơn vào dịp nào?

    2. Đi Lạng sơn vào dịp nào?2. Đi Lạng sơn vào dịp nào?Slideshow

    Đến Lạng Sơn, tùy theo mục đích du lịch của du khách mà có những mốc thời gian phù hợp khác nhau. Ví dụ như nếu bạn có nhu cầu đi du lịch để nghỉ dưỡng thì khoảng thời gian đẹp nhất là vào mùa hè. Còn nếu muốn chiêm ngưỡng cảnh tuyết rơi trên Mẫu Sơn thì bạn hãy đi vào mùa đông.

    Vào tháng Giêng nếu du khách đến Lạng Sơn thì sẽ có cơ hội tham gia nhiều lễ hội đặc sắc của bản địa như là: Lễ hội chùa Tam Thanh, lễ hội đầu pháo Kỳ Lừa... Vào mùng 10 tháng giêng, tại Đền Mẫu Lạng Sơn cũng có tổ chức lễ hội đầu xuân của các dân tộc xứ Lạng. Ngoài được tham gia nhiều hoạt động như múa sư tử, võ dân tộc... thì du khách còn được đắm mình trong không gian văn hóa tâm linh, thắp hương, cầu nguyện cho một năm bình an, hạnh phúc.

    Đặc biệt vào tháng 8 - đầu tháng 9 hằng năm, các tín đồ du lịch ẩm thực tuyệt đối không thể bỏ qua món đặc sản na "đu dây" (na Chi Lăng) nức tiếng của Lạng Sơn được.

  • 3. Phương tiện di chuyển đến Lạng Sơn, Đền Mẫu

    3. Phương tiện di chuyển đến Lạng Sơn, Đền Mẫu3. Phương tiện di chuyển đến Lạng Sơn, Đền MẫuSlideshow

    Để đến Lạng Sơn, nếu bạn xuất phát từ TP.HCM thì nên đặt vé máy bay Hồ Chí Minh đi Hà Nội. Rồi từ Hà Nội nối chuyến tiếp đến Lạng Sơn.

    Khoảng cách từ Lạng Sơn đến Hà Nội là 180km theo hướng Đông Bắc, giao thông giữa 2 địa danh cũng rất thuận lợi nên du khách có thể tự lựa chọn phương thức di chuyển phù hợp với bản thân nhất. Xe khách đến Lạng Sơn thường xuyên có chuyến ở bến xe Mỹ Đình, Gia Lâm hoặc Lương Yên. Sau khi di chuyển từ xe khách đến Lạng Sơn, bạn có thể lựa chọn thuê xe máy tại đây nếu muốn tự đi du lịch trong thành phố.

    Ngoài xe khách thì từ Hà Nội cũng có chuyến tàu hỏa đến Lạng Sơn, đó là 2 tuyến Lạng Sơn - Cao Bằng - Đồng Đăng ĐĐ3 hoặc HDR1. Còn nếu du khách muốn trải nghiệm phượt đến Lạng Sơn thì có thể đi theo lộ trình Hà Nội – Bắc Ninh – Bắc Giang – Lạng Sơn cho xe máy, xe ô tô thì đi theo đường cao tốc QL.5 rồi vào đường 1A.

    Sau khi đến Lạng Sơn, nếu du khách muốn di chuyển đến đền Mẫu có thể thuê xe máy hoặc taxi của địa phương, đền Mẫu Đồng Đăng chỉ cách Lạng Sơn khoảng 14 km. Ngoài ra, chúng ta cũng có thể sử dụng phương tiện công cộng như xe bus cũng có tuyến lên đền Mẫu. Do đó việc di chuyển lên hay ở lại khu vực này rất dễ dàng và thuận lợi.

  • 4. Ở đâu khi đến Lạng Sơn

    4. Ở đâu khi đến Lạng Sơn4. Ở đâu khi đến Lạng SơnSlideshow

    Lạng Sơn có vị trí địa lý sát biên giới Trung Quốc nên có rất nhiều nhà nghỉ, khách sạn với nhiều mức giá khác nhau phù hợp ngân sách của mỗi người. Tuy nhiên, nếu bạn có ý định đến Lạng Sơn vào mùa đông để ngắm tuyết trên đỉnh Mẫu Sơn thì nên đặt phòng sớm trước đó bởi lúc thời điểm này là mùa du lịch cao điểm ở địa phương.

    Dù có nhiều khách sạn và nhà nghỉ, nhưng theo nhiều khách du lịch đã từng đến Lạng Sơn, đặt phòng ở khu vực trung tâm, gần chợ là cách tiết kiệm ngân sách nhất, thuận tiện cho việc tham quan, mua sắm và di chuyển hơn.

    Vinpearl Hotel Lạng Sơn
    Địa chỉ: 02 Trần Hưng Đạo, Chi Lăng, Lạng Sơn
    Đây là khách sạn nằm ở vị trí trung tâm của thành phố, có tầm nhìn bao quát khắp thành phố Lạng Sơn. Với tiêu chuẩn 5* và nhiều dịch vụ đẳng cấp sẽ cho khách hàng những trải nghiệm tuyệt vời nhất.

    Khách sạn Mường Thanh Lạng Sơn
    Địa chỉ: Số 68, Ngô Quyền, Vĩnh Trại, Lạng Sơn
    Khách sạn Mường Thanh nằm ở vị trí thuận lợi, gần bến xe, ga tàu, trung tâm mua sắm và các địa điểm du lịch nổi tiếng của Lạng Sơn. Bạn chỉ cần lái xe khoảng 10 phút là đã đến được chợ Đông Kinh và Kỳ Lừa.

  • 5. Đi Lạng Sơn ăn gì?

    5. Đi Lạng Sơn ăn gì?5. Đi Lạng Sơn ăn gì?Slideshow

    Phở chua Lạng Sơn

    Đây là món ăn đặc sản của xứ Lạng với cách chế biến cầu kỳ và hương vị hấp dẫn. Món phở chua này bao gồm 2 phần là phần khô và phần nước. Phần khô là bánh phở quen thuộc nhưng lại đặc biệt hơn so với bánh phở bình thường ở chỗ nó được làm se lại sao cho vừa dẻo vừa dai. Cùng với các nguyên liệu đặc biệt là gan lợn thái mỏng, ba chỉ loại ngon, dạ dày lợn quay trong chảo mỡ... Còn phần nước phở là hỗn hợp gồm nước báng tỏi, đường, dấm, bột ngọt... Nước lèo là thứ nước được múc từ bụng con vịt quay, vừa có vị ngậy của mỡ vừa có mùi thơm nhờ gia vị được ướp kỹ trước khi quay.

    Rượu Mẫu Sơn

    Đây là loại rượu nổi tiếng thơm ngon, có vị không quá cay nồng và cũng không quá nhạt. Nhâm nhi ngụm rượu Mẫu Sơn ấm nóng sẽ giúp ta xua đi bầu không khí giá lạnh xung quanh. Rượu được ủ lên men từ lá cây rừng và nguồn nước tinh khiết trên đỉnh núi, sau khi ủ xong người ta sẽ đem rượu đi chưng cất ở nhiệt độ cao trên đỉnh Mẫu Sơn quanh năm mây mù giăng lối.
    Bánh áp chao: Đây là món bánh có vỏ được làm từ gạo nếp và gạo tẻ, vị giòn thơm và nhân bên trong là vịt chao rất nổi tiếng của Lạng Sơn.

  • Vịt quay lá móc mật

    Vịt quay lá móc mậtVịt quay lá móc mậtSlideshow

    Món này yêu cầu chế biến rất tỷ mỉ để thịt vịt không bị tanh, mà thơm mùi lá móc mật. Khi ăn chúng ta dùng chấm với phần nước đọng lại trong vịt sau khi quay, cho thêm xì dầu, ớt.

    Rau bò khai Lạng Sơn

    Hay còn gọi là rau hiến, một loại rau rừng mọc gần chân núi đá. Khi hái người ta thường hái cả ngọn, lá non và cả những tay móc. Vị rau đặc trưng mùi khai, ngai ngái nên khi chế biến dân địa phương thường vò và rửa nhiều lần để bớt mùi. Rau bò khai thường được chế biến thành: rau bò khai xào tỏi, rau bò khai luộc hoặc nấu với canh xương.

  • 6. Những điểm đến không nên bỏ qua khi đến Lạng Sơn

    6. Những điểm đến không nên bỏ qua khi đến Lạng Sơn6. Những điểm đến không nên bỏ qua khi đến Lạng SơnSlideshow

    Đền Mẫu

    Đền Mẫu ở Đồng Đăng là nơi thờ Phật và Mẫu Bán thiên, có giá trị lớn về mặt kiến trúc, tín ngưỡng và lịch sử. Đến đền Mẫu Đồng Đăng du khách sẽ được tận mắt chiêm ngưỡng ngôi chùa cổ kính, linh thiêng, tách mình khỏi không gian xô bồ ngoài kia mà hòa vào không khí thoải mái, thư thả nơi đây.

    Ải Chi Lăng

    Đây là một địa danh ghi dấu trong lịch sử, khi xưa nơi đây từng được xem là bức tường thành của Thăng Long trước quân xâm lược phương Bắc. Quy mô ải Chi Lăng dài đến 20 km, rộng 3 km nối liền 2 huyện Chi Lăng và Hữu Lũng. Đây là một địa điểm thăm quan hùng vĩ khi có dãy núi đá Kai Linh ở phía tây và dãu núi Bảo Đài ở phía Đông bao bọc. Ở hai đầu ải cũng có những ngọn núi đá độc lập và cao vút tạo thành thế hiểm trở.

    Núi mặt quỷ ở thôn Quán Thanh

    Điểm đặc biệt của ngọn núi này chính là hình thù giống như khuôn mặt của con quỷ khổng lồ lộ lên trên mặt núi giữa những khoảng xanh của cây cỏ. Từ xa nhìn lại, chúng ta sẽ thấy khuôn mặt của con quỷ này có đủ các bộ phận mắt mũi. Ngọn núi đá này theo người dân địa phương đã có từ rất lâu, và ở vị trí khuôn mặt quỷ từ ngàn năm qua vẫn không có cây cỏ nào mọc lên. Tuy nhiên dân cư sống ở đây lại không cho đây là biểu tượng của cái ác, mà họ cho rằng khuôn mặt quỷ ấy đang "bảo vệ cuộc sống bình an cho dân làng".

    Chợ Kỳ Lừa

    Từ xa xưa dân gian ta đã có câu "Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa", thế nên đã đến Lạng Sơn thì du khách nào cũng muốn ghé đến địa danh này. Mỗi tháng chợ Kỳ Lừa họp 6 phiên vào những ngày 2, ngày 7 âm lịch. Đây cũng là nơi các dân tộc ít người như Tày, Nùng, Dao giao lưu văn hóa, mua sắm và gặp gỡ.

  • Mẫu Sơn

     Mẫu Sơn Mẫu SơnSlideshow

    Mẫu Sơn có độ cao hơn 1500m so với mực nước biển, được xem là xứ sở của gió và sương mù. Nếu đến đây vào mùa đông, du khách còn có cơ hội chiêm ngưỡng những bông tuyết trắng trên nền trời Lạng Sơn, phủ lên trên những cành cây, ngọn cỏ nơi đây.

    Chùa Tam Thanh

    Chùa Tam Thanh nằm bên trong động núi đá. Tam thanh là quần thể gồm 3 động Nhất Thanh, Nhị Thanh và Tam Thanh nằm trong chùa Tam Thanh. Trong chùa Tam Thanh có tượng phật A Di Đà màu trắng với đường nét mềm mại và uyển chuyển được tạc nổi lên trên vách đá vào khoảng thế kỷ 15. Chùa Tam Thanh ngày nay được xem là một di tích tôn giáo và tín ngưỡng, trong chùa vẫn còn lưu giữ được một hệ thống tượng thờ rất phong phú.

  • 7. Mua gì làm quà lưu niệm?

    7. Mua gì làm quà lưu niệm?7. Mua gì làm quà lưu niệm?Slideshow

    Nem nướng Hữu Lũng: Nem nướng được làm từ thịt sống sau khi lên men khoảng 2 đến 3 ngày, sau đó sẽ được nướng trên than cho lá chuối cháy xém. Món được ăn kèm với nem nướng là lá đinh lăng cùng nước chấm chua ngọt.

    Măng ớt: Quán ăn nào ở Lạng Sơn cũng có một lọ măng ớt nhỏ đặt trên bàn hút mắt du khách. Ngay cả trong mỗi gia đình, măng ớt vừa là món ăn, vừa là nước chấm không thể thiếu trong mâm cơm. Vị cay cay thơm thơm của măng ớt và mắc mật khiến chúng ta thèm ăn hơn. Món này cũng giữ được lâu ngày nên bạn có thể mua về làm quà cho người thân.

    Hồng Bảo Lâm: Đây là giống hồng không hạt có thịt quả rất giòn, thơm, vị ngọt đậm.

    Quýt Bắc Sơn: Quýt Bắc Sơn nổi tiếng bởi màu sắc hấp dẫn, trái căng mọng và ít hạt, vị của quýt ngọt đậm có chút chua. Quýt Bảo Sơn có 2 loại là quýt tròn và quýt dẹt.

    Đào Mẫu Sơn: Đào Mẫu Sơn có màu xanh trắng và lớp lông bên ngoài mềm mịn, trái vừa to lại ngọt, cùi thì giòn tan và chắc thịt nên rất nổi tiếng với du khách gần xa.

  • 8. Một số lưu ý khi du lịch Lạng Sơn, Đền Mẫu

    8. Một số lưu ý khi du lịch Lạng Sơn, Đền Mẫu8. Một số lưu ý khi du lịch Lạng Sơn, Đền MẫuSlideshow

    Du khách nên lưu ý giá cả khi đến Lạng Sơn bởi có nhiều nơi nếu thấy khách du lịch từ xa đến sẽ chém giá rất cao. Bạn nên mặc cả theo đúng giá mà mình muốn để tránh tình trạng mua về rồi lại bị hố.

    Bạn cũng không nên mua đồ điện tử tại vùng đất biên giới này, bởi đồ điện tử tại Lạng Sơn đa số là hàng Trung Quốc loại chất lượng thấp, không có giá trị sử dụng lâu dài.

    Đặc biệt nhớ mang hộ chiếu theo khi đến những khu vực cửa khẩu, nhỡ may nếu bạn có hứng thú muốn qua biên giới thì còn có chỗ sử dụng.

    Du khách cũng nên lưu ý rằng nếu ghé đền Mẫu Đồng Đăng vào dịp lễ hội mùng 10 tháng Giêng sẽ có khách du lịch, người dân ở những vùng lân cận đến đông nghịt. Bởi đây là dịp để nhiều đổ về hành hương, xin lộc đầu năm mới. Do đó chúng ta nên lưu ý rằng khi đến đền hãy để ý nhang khói và cẩn thận cháy nổ trong khu vực linh thiêng này.

Liên kết: Kinh nghiệm du lịch, Dượng Tony, Trên đường băng, Tin tức du lịch
Nguồn tổng hợp.

Người đăng

Anh Tran

Anh Tran

Freedom is nothing but a chance to be better.


Là thành viên từ ngày: 06/11/2018, đã có 667 bài viết