Cẩm nang du lịch Sóc Trăng, chùa Mã Tộc từ A đến Z

03/12/2018
Cẩm nang du lịch Sóc Trăng, chùa Mã Tộc từ A đến Z
Sóc Trăng là một tỉnh ven biển của đồng bằng sông Cửu Long. Không chỉ có vẻ đẹp yên bình như nhiều vùng quê khác của Việt Nam, mà Sóc Trăng còn hấp dẫn du khách gần xa bởi sức hút đến từ những ngôi chùa mang phong cách đặc biệt, là sự giao thoa văn hóa của 3 sắc tộc Kinh - Hoa - Khmer như là chùa Mã Tộc.

Khám phá, Văn hóa, Ẩm thực, Giải trí, Tham quan, Thưởng thức, Trải nghiệm


Xem thêm Cẩm nang du lịch Sóc Trăng tại đây: http://bit.ly/2KOP4SZ
Hiển thị dạng danh sáchHiển thị dạng lưới
  • 1. Giới thiệu về Sóc Trăng, chùa Mã Tộc

    1. Giới thiệu về Sóc Trăng, chùa Mã Tộc1. Giới thiệu về Sóc Trăng, chùa Mã TộcSlideshow

    Sóc Trăng là một tỉnh nằm ở cửa nam sông Hậu, nằm trong vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa chia làm 2 mùa là mùa khô và mùa mưa. Sóc Trăng ít khi bị bão lũ và đất đai cũng có độ màu mỡ cao, nên rất phù hợp để trồng cây nông nghiệp. Sóc Trăng gây ấn tượng với du khách bởi vừa mang trong mình nét duyên dáng của miền sông nước miệt vườn Nam Bộ, vừa có nét tín ngưỡng văn hóa độc đáo, thể hiện qua sự giao thoa của 3 cộng đồng dân tộc Kinh - Khmer - Hoa.

    Có rất nhiều ngôi chùa ở Sóc Trăng. Trong đó các ngôi chùa của người dân Khmer là tương đối nổi bật nhất, bởi từ xa là ta đã thấy được hình ảnh một màu vàng sáng rỡ. Các ngôi chùa của người dân Khmer luôn có không gian rộng rãi, và là nơi hội tụ của những công trình kiến trúc, hoa văn hình tượng và màu sắc nổi bật. Trong đó có chùa Mã Tộc (chùa Dơi) đặc biệt nổi tiếng với du khách gần xa bởi không gian gần gũi với thiên nhiên, quần thể kiến trúc đặc trưng của dân tộc Khmer và cả bầy dơi huyền bí.

  • 2. Đi Sóc Trăng vào thời điểm nào?

    2. Đi Sóc Trăng vào thời điểm nào?2. Đi Sóc Trăng vào thời điểm nào?Slideshow

    Du khách có thể đến thăm thú Sóc Trăng bất cứ thời điểm nào trong năm, bởi khí hậu nơi đây có hai mùa khá dễ chịu, với nhiệt độ trung bình năm tầm 26 độ C, hiếm khi có bão lũ. Mùa khô thường bắt đầu từ tháng 11 - 4 năm sau còn mùa mưa kéo dài từ tháng 5 - 11.

    Có một số thời điểm cũng rất phù hợp để du khách chọn đi du lịch, đó là vào ngày 14 và 15 tháng 10 âm lịch, khi đó sẽ có tổ chức lễ hội Ooc-Om-Bok và đua ghe ngọ, là dịp lễ hội rất lớn của cả tỉnh Sóc Trăng. Ngoài ra thì còn có một số dịp lễ khác như là lễ hội Cúng Phước Biển vào ngày 14-15 tháng 2 âm lịch, lễ hội Thác Côn (lễ hội Cúng dừa) vào ngày 15, 16 và 17 tháng 3 âm lịch.

  • 3. Phương tiện di chuyển đến Sóc Trăng, chùa Mã Tộc

    3. Phương tiện di chuyển đến Sóc Trăng, chùa Mã Tộc3. Phương tiện di chuyển đến Sóc Trăng, chùa Mã TộcSlideshow

    Phương tiện di chuyển đến Sóc Trăng

    Đến Sóc Trăng từ Đà Nẵng, Hà Nội và các tỉnh miền Bắc thì bạn nên đi máy bay hoặc xe khách đến TP.HCM rồi sau đó lại di chuyển theo lộ trình đi từ TP.HCM đến Sóc Trăng sau đây.

    - Xe khách: Bạn có thể mua vé xe khách đi Sóc Trăng tại bến xe miền Tây, sẽ mất khoảng 4 - 5 tiếng để di chuyển. Có một số hãng xe nổi tiếng và uy tín về chất lượng dịch vụ mà các bạn có thể lựa chọn là: xe Phương Trang, xe Mai Linh...
    - Phương tiện cá nhân: Nếu bạn sử dụng phương tiện cá nhân như là xe ô tô hay xe máy riêng thì bạn có thể đi theo hướng TP.HCM - Cần Thơ, qua cầu Cần Thơ bạn rẽ trái rồi chạy thêm 67 km nữa là sẽ đến Sóc Trăng.

  • Phương tiện di chuyển trong nội thành

    Phương tiện di chuyển trong nội thànhPhương tiện di chuyển trong nội thànhSlideshow

    - Xe taxi: Một số hãng taxi ở Sóc Trăng là taxi Mai Linh, taxi Sóc Trăng...
    - Xe bus: Tại Sóc Trăng có các tuyến xe bus hoạt động mỗi ngày phục vụ người dân và cả du khách đến đây. Bạn có thể đi theo các tuyến sau:
    + Tuyến 1: TP. Sóc Trăng - Thạnh Trị - Ngã Năm
    + Tuyến 2: TP. Sóc Trăng - Châu Thành - Thị xã Ngã Bảy (Hậu Giang)
    + Tuyến 3: TP. Sóc Trăng - Long Phú
    + Tuyến 4: TP. Sóc Trăng - Mỹ Xuyên - Kinh Ba (Trần Đề)
    + Tuyến 5: TP. Sóc Trăng - Kế Sách
    + Tuyến 6: TP. Sóc Trăng - Mỹ Tú
    + Tuyến 7: TP. Sóc Trăng - Vĩnh Châu
    + Tuyến 8: Tp. Sóc Trăng - Đại Ngãi - An Lạc Thôn
    - Xe ôm hoặc thuê xe máy: Thuê xe ôm hoặc xe máy là hình thức di chuyển khá thuận lợi và tiết kiệm. Bạn có thể liên hệ với khách sạn lưu trú để thuê xe, với giá cả cũng tương đối phải chăng.
    - Thuyền: Ngoài ra thì cũng có một số điểm tham quan khác dành cho du khách như là chợ nổi, cồn cò... có thể thuê thuyền để di chuyển.

    Chùa Mã Tộc nằm trong địa bàn thành phố Sóc Trăng, thuộc khóm 9, phường 3. Phía Đông giáp khu dân cư, Tây giáp khu dân cư, Nam giáp đồng ruộng, Bắc giáp lộ Mai Thanh Thế tiếp giáp đường Lê Hồng Phong. Du khách có thể dễ dàng lựa chọn phương tiện phù hợp để di chuyển đến đây.

  • 4. Ở đâu khi đến Sóc Trăng

    4. Ở đâu khi đến Sóc Trăng4. Ở đâu khi đến Sóc TrăngSlideshow

    Ở Sóc Trăng có các tuyến đường mà du khách rất dễ dàng kiếm khách sạn, như là: tuyến đường 3/2, Đồng Khởi, Phạm Ngũ Lão, Nguyễn Văn Trỗi... Dưới đây là một số điểm lưu trú gợi ý cho du khách đến nghỉ chân:

    - Phu Qui Hotel, Số 19-21 Phan Châu Trinh, phường 1, Sóc Trăng
    - Satraco Royal Hotel, 198 Văn Ngọc Chính, Phường 3, Sóc Trăng
    - Ngoc Lan Hotel, 182 Lê Hồng Phong, Sóc Trăng
    - Viet Nghia Hotel, 4 Đào Duy Từ, Sóc Trăng

  • 5. Đi Sóc Trăng ăn gì?

     5. Đi Sóc Trăng ăn gì? 5. Đi Sóc Trăng ăn gì?Slideshow

    - Bún nước lèo: Bún nước lèo Sóc Trăng được chế biến từ mắm bò hóc - một loại mắm đặc biệt của người Khmer. Khi nấu người ta chỉ cần rã mắm với nước sôi, khi thịt mắm rã hết thì lọc bỏ xương, bỏ phần nước lại vào nồi nấu chung với nước hầm xương ống (xương sườn, hoặc tôm), sau đó nêm gia vị là có thể dùng được. Để món ăn được chuẩn vị thì không thể thiếu ngãi bún - loại gia vị có nguồn gốc từ Campuchia. Ngoài hương vị nước lèo thơm ngon đặc trưng thì bún nước lèo Sóc Trăng còn ghi điểm bởi nguyên liệu ăn kèm, từ từng miếng cá lóc đã bỏ xương trắng phau mềm mịn, tôm lột vỏ, thịt heo quay cắt miếng, đến thức ăn kèm gồm nhiều loại rau khác nhau như rau muống bào, bắp chuối thái mỏng, rau quế, rau húng...

    - Vịt nấu chao: Vịt nấu chao từ lâu đã là món ăn quen thuộc với dân miền Tây sông nước. Vị ngon đặc trưng của món ăn này đến từ chao và khoai môn, hòa hợp cùng thịt vịt. Vịt được chế biến qua nhiều công đoạn cầu kỳ, như khử mùi bằng gừng và rượu trắng, ướp chao rồi xào thịt cho săn lại, rồi mới hầm cùng khoai môn đã được chiên vàng. Người ta ăn vịt nấu chao cùng bún, cơm, hoặc mì gói và dùng kèm với các loại rau khác cho đỡ ngán, như rau muống đồng hay cải xanh. Bạn có thể ghé ăn vịt nấu chao tại các quán trên đường Lê Duẩn, hoặc đường Vành Đai gần chùa Dơi Sóc Trăng.

  • - Bánh cóng:

    - Bánh cóng:- Bánh cóng:Slideshow

    Đây là loại bánh được làm từ bột gạo, thịt heo, hành lá xắt nhỏ, đậu xanh luộc chín rồi trộn đều cùng nước dừa. Sau đó cho gia vị muối, đường, bột ngọt... vào, rồi đỏ bột và các gia vị vào chiếc cóng, để một hai con tép đất lên mặt rồi cho vào chảo dầu đang sôi đến khi chín giòn thì vớt ra. Du khách có thể gói bánh cóng cùng lá cải hay một số loại rau khác để thưởng thức, tùy theo khẩu vị của từng người.

    - Hủ tiếu cá: Hủ tiếu cá của người Triều Châu là món ăn đặc trưng rất được người dân địa phương và cả du khách ưa chuộng. Để nấu được nước súp cho món ăn này trong, ngon ngọt thì phải hầm xương heo nhiều giờ cùng với củ quả. Còn cá thì phải chọn cá điêu hồng trên 1 kg thì thịt cá mới dai, chắc, sau đó đem làm sạch, khử mùi và phi lê từng lát rồi ăn. Khi ăn người ra sẽ trụng hủ tiếu sơ qua với nước sôi sao cho không bở, sau đó mới chan nước súp và thêm hành lá, hành tím phi, tỏi phi và tiêu để cho hương vị thơm ngon hơn. Rau ăn kèm hủ tiếu cá chủ yếu là giá, cần tây và xà lách.

  • - Bún tiêu:

    - Bún tiêu: - Bún tiêu: Slideshow

    Tên gọi đặc biệt của món ăn này đến từ vị nước dùng được nấu bằng tiêu cay nồng. Nước dùng của bún tiêu được ninh từ xương heo và nước dừa tươi nên vừa trong lại vừa có vị ngọt thanh tự nhiên. Sau đó chúng ta sẽ sơ chế thịt bắp bò, hầm chín rồi thái lát mỏng vừa ăn. Đôi khi người ta còn cho thêm thịt vịt để bớt phần đơn điệu. Để thưởng thức, người ta sẽ cho bún, thêm giá trụng, húng, kinh giới, hành tím, thịt bắp giò... vào rồi chan nước lèo lên. Bún tiêu có hương vị cay, ấm nồng, là món khoái khẩu của nhiều thực khách vào những ngày mưa.

    - Kim tiền kê: Đây là một món ăn hấp dẫn của người Hoa, có nguyên liệu chính là: thịt heo, mỡ heo, lạp xưởng... Thịt heo chọn là phần thịt thăn ngon nhất, ít mỡ, mỡ heo là loại mỡ gáy dạng chắc rồi thắng lên, còn lạp xưởng được chọn là loại to. Tất cả các loại nguyên liệu sẽ được xắt thành miếng vuông, dày tầm nửa cm, ướp với gia vị như tiêu, hạt nêm, xì dầu... để khoảng 2 tiếng cho thấm. Sau đó người ta mới dùng thanh tre vót nhọn, xỏ xâu lần lượt thịt heo, mỡ, lạp xưởng rồi nướng (có khi chèn thêm khoanh ớt Đà Lạt cho đỡ ngán). Bởi có hình dạng như xâu kim tiền nên món ăn này mới có tên gọi như thế. Kim tiền kê có thể được ăn cùng bánh hỏi, bánh tráng, rau cải và xà lách chấm nước mắm chua ngọt, rất thích hợp cho những bữa tiệc ngoài trời.

  • 6. Những điểm đến không nên bỏ qua khi du lịch Sóc Trăng

    6. Những điểm đến không nên bỏ qua khi du lịch Sóc Trăng6. Những điểm đến không nên bỏ qua khi du lịch Sóc TrăngSlideshow

    CHỢ NỔI NGÃ NĂM

    Chợ nổi Ngã Năm của Sóc Trăng là một trong những khu chợ độc đáo, lâu đời và đẹp nhất của miền Tây. Bởi là nơi giao nhau của 5 ngã sông nhộn nhịp nên người ta mới gọi nơi đây là khu chợ nổi Ngã Năm. Từ khi mặt trời còn chưa lên, khu chợ nổi đã hoạt động. Ở khu trung tâm chợ có hàng trăm ghe, tàu đậu san sát nhau. Nhất là vào những ngày cuối tuần, lễ tết thì chợ càng tấp nập và nườm nượp người mua kẻ bán. Mọi hoạt động mua bán đều diễn ra trên các con ghe lớn nhỏ, trao đổi đủ loại mặt hàng, nhưng chủ yếu vẫn là những loại thực phẩm tươi sống, trái cây, lúa gạo... Ngoài ra tại nơi đây du khách còn có thể thưởng thức được những món ngon đặc trưng của Sóc Trăng, trên những con ghe bán đủ loại món ăn như cháo, bún nước lèo, hủ tiếu...

    BẢO TÀNG KHMER SÓC TRĂNG

    Đây là nơi trưng bày nhiều hiện vật quý giá, phản ánh đời sống văn hóa vật chất và tinh thần của đồng bào người Khmer, từ trang phục, kiến trúc, nhạc cụ... Hiện nay ở bảo tàng đã sưu tầm được hơn 13,000 hiện vật quý giá, trong đó có hơn 50% số lượng là do bà con đồng bào Khmer hiến tặng như là các bộ sưu tập mặt nạ chằn, các nhạc cụ, các bộ y phục, các bộ sách lá buông... Du khách đến đây có thể thưởng thức được nét đặc sắc của người Khmer bởi khả năng thẩm mỹ cao của họ, các vật dụng được sáng tạo vừa hữu ích cho thực tế lại vừa khéo léo, có hình dáng bắt mắt và được trang trí bởi hoa văn sinh động.

  • CHÙA ĐẤT SÉT

    CHÙA ĐẤT SÉTCHÙA ĐẤT SÉTSlideshow

    Chùa Đất Sét đã có tuổi thọ 200 năm tuổi, nổi tiếng với du khách gần xa bởi hàng ngàn bức tượng Phật, Linh thú làm bằng đất sét, đặc biệt nhất là có những cây nến có thể cháy được hàng chục năm. Chùa được xây dựng để làm nơi thờ tự họ Ngô tại Sóc Trăng, nên dù mang danh chùa nhưng nơi đây lại không có sư sãi, mà chỉ có người trong tộc trông nom hương khói. Du khách đến đây không chỉ phải cảm thán về tài hoa của người xây dựng, mà còn đi đến nhiều ngạc nhiên khác nhau. Từ những cây nến thắp được liên tục 80 năm, tháp đa bảo 13 tầng, đèn lục long đăng có 3 chóp đỉnh với 6 con rồng lớn uống cong, đến tòa sen nghìn cánh mà mỗi cánh có 1 vị Phật...

    CHÙA CHÉN KIỀU

    Chùa Chén Kiểu thu hút khách thập phương bởi lối kiến trúc độc đáo, sử dụng những mảnh chén, đĩa sứ ốp lên tường có trang trí hết sức độc đáo và bắt mắt. Tương truyền kiểu kiến trúc ấy được tạo thành hết sức ngẫu nhiên, bởi khi xây dựng chùa bị thiếu vật liệu nên nhà sư mới nảy ra sáng kiến kêu gọi quyên góp chén đĩa sứ của bà con. Ngoài ra ở chùa còn có bộ sưu tập đồ gỗ quý hiếm, và cả gia sản của công tử Bạc Liêu nổi tiếng.

  • CHÙA MÃ TỘC (CHÙA DƠI)

    CHÙA MÃ TỘC (CHÙA DƠI)CHÙA MÃ TỘC (CHÙA DƠI)Slideshow

    Chùa Mã Tộc có tên thật là Wathserâytêchô - Mahatup (phiên âm từ tiếng Khmer), về sau người Kinh mới đọc trại lại thành "Mã Tộc". Ngoài ra người dân còn gọi chùa là chùa Dơi bởi trong chùa có rất nhiều dơi. Chùa Dơi là công trình kiến trúc tiêu biểu của người Khmer với lịch sử cũng đã tầm 400 năm tuổi. Tổng thể kiến trúc của chùa Dơi gồm: Chánh điện, Sala, nhà hội của sư sãi và các tín đồ, các tháp để tro người chết... tọa lạc trong khuôn viên có diện tích tầm 4 ha với nhiều cây cổ thụ. Kiến trúc về họa tiết trang trí, điêu khắc, hội họa của chùa Dơi mang nét đặc trưng của văn hóa Khmer cổ. Ngoài ra, trong chùa còn có rất nhiều dơi, tương truyền loài dơi nơi đây đã có từ trước khi bắt đầu xây dựng chùa. Nó chỉ đậu trên các tán cây trong khuôn viên chùa chứ không đậu ngoài khu dân cư sát chùa. Thế nên ngày nay ngôi chùa rất nổi tiếng bởi ngoài phong cảnh hữu tình, quần thể kiến trúc tôn giáo chính thống của người Khmer thì còn có bầy dơi huyền bí, lôi cuốn khách tham quan đến ghé thăm.


    KHU CĂN CỨ TỈNH ỦY SÓC TRĂNG

    Khu Căn cứ Tỉnh ủy Sóc Trăng có diện tích rộng lớn đến 310 ha, đã được phục dựng các hạng mục di tích như là nhà thường trực, đền tưởng niệm, nhà trưng bày, hầm tránh pháo, hồ chứa nước ngọt.... Ngày nay, Khu căn cứ là nơi giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ, là điểm đến thường xuyên của học sinh, sinh viên trong các buổi sinh hoạt về nguồn. Đặc biệt, nơi đây còn rất phù hợp cho những du khách muốn tham quan và tìm hiểu về lịch sử địa phương.

  • 7. Mua gì làm quà lưu niệm?

    7. Mua gì làm quà lưu niệm? 7. Mua gì làm quà lưu niệm? Slideshow

    - Bánh Pía: Đây là món đặc sản nổi tiếng số 1 của Sóc Trăng. Bánh Pía Sóc Trăng là món ăn có lịch sử lâu đời, làm bằng sầu riêng có hương vị đậm đà, đặc trưng riêng của vùng đất này. Nếu bạn chịu được mùi sầu tiêng thì bánh pía sẽ là món ăn khoái khẩu, bởi hương vị ngọt, hơi béo của sầu riêng có thể khiến du khách nhớ mãi không quên. Đây cũng là món quà Sóc Trăng rất đặc trưng mà bạn có thể mua về tặng bạn bè, người thân.

    - Khô thịt heo Sóc Trăng: Khô thịt heo là món ăn do người Hoa ở Sóc Trăng chế biến. Có nguyên liệu chính là: thịt nạc, rượu mùi, đường muối và các loại gia vị được cân đối để cho khô có mùi vị thơm ngon. Hiện nay có 2 loại khô thịt heo mà du khách có thể lựa chọn để thưởng thức đó là: khô thịt heo còn tươi - khi ăn phải chiên hoặc nướng, hoặc khô thịt heo sấy để ăn liền. Thịt khô tươi hay sấy thì cũng là một món ăn thơm ngon, có hương vị giống như lạp xưởng vậy. Tuy nhiên thịt khô thì ít béo hơn và có thể dùng trộn với xoài, cóc... để làm gỏi.

    - Bánh gừng Sóc Trăng: Đây là loại bánh truyền thống của người Khmer Nam bộ, thường làm vào dịp lễ tết cổ truyền của đồng bào Khmer. Nguyên liệu chính để làm bánh là bột nếp, trứng gà, bột nang mực và ít nước chanh tươi. Sau đập trứng, ta lấy lòng đỏ bỏ vào thố trộn cùng bột nang mực, nước chanh theo tỷ lệ nhất định rồi đánh đều tay đến khi trứng dậy lên thì cho bột nếp vào. Hỗn hợp này trộn lại rồi nhồi cho đến khi có thể nắn được bột thành những chiếc bánh có hình dạng giống như những củ gừng. Sau đó ta mới chiên vàng bánh trong nồi, rồi gắp ra nhúng vào chảo đường cát trắng đã được thắng sền sệt, tạo nên một lớp áo mỏng cho bánh rồi mang đi phơi. Cần lưu ý rằng bánh phải được chiên bằng nồi chứ không phải bằng chảo, để bánh được trơn, láng và không bị cong. Khi ăn ta sẽ cảm nhận được hương vị béo của trứng, ngọt của đường giòn tan trong khoang miệng.

  • - Bánh ống:

    - Bánh ống: - Bánh ống: Slideshow

    Đây là món ăn vặt nổi tiếng của người dân tộc Khmer ở Sóc Trăng. Người dân nơi đây có thể ăn bánh ống từ sáng đến tối. Bánh ống làm từ bột gạo xay nhuyễn với lá dứa, cùng đường thốt nốt và nước cốt dừa. Sau đó bánh được hấp cách thủy trong ống tre hoặc ống nhôm, có màu xanh lá dứa của ngon mắt, rắc cùng chút dừa nạo và muối vừng rất hấp dẫn.

    - Bánh in: Bánh in là món đặc sản thường được dùng vào rằm tháng 8 và lễ hội Ooc-Om-Bok. Bánh in được làm từ gạo nếp, đường cát, nước cốt dừa hòa cùng hương vị thơm ngọt của đường thốt nốt. Bạn có thể vừa thưởng thức bánh in vừa nhâm nhi 1 tách trà ấm áp để cảm nhận hết được hương vị thơm ngon đặc biệt của chúng.

    - Vú sữa tím Đại Tâm: Vú sữa tím từ lâu đã là thứ quả nổi tiếng ở xã Đại Tâm, Sóc Trăng bởi có vỏ mỏng, hạt nhỏ, vị thanh đặc biệt, khi vỏ chín trái có màu tím thẫm rất đẹp mắt. Mùa thu hoạch của vú sữa là khoảng giữa tháng 11 âm lịch đến Tết Nguyên đán, thế nên nếu có đến Sóc Trăng vào dịp này bạn hãy nhớ mua vú sữa về làm quà cho gia đình.

  • 8. Một số lưu ý khi du lịch Sóc Trăng, chùa Mã Tộc

    8. Một số lưu ý khi du lịch Sóc Trăng, chùa Mã Tộc8. Một số lưu ý khi du lịch Sóc Trăng, chùa Mã TộcSlideshow

    - Bạn nên hỏi giá trước khi mua hàng hay sử dụng dịch vụ ở bất cứ đâu, để tránh bị hớ.
    - Mang theo băng dán y tế, dầu gió, thuốc đau bụng để đề phòng.
    - Nên mang áo khoác, mũ, kem chống nắng nếu có ý định đi chợ nổi, mang theo kem chống muỗi khi đến những khu vực nhiều cây cối.
    - Nếu bạn muốn đến viếng chùa Mã Tộc, chùa Đất Sét... thì nên lưu ý ăn mặc lịch sự, trang trọng khi bước vào không gian thành kính, tâm linh nơi đây.
    - Mang đầy đủ giấy tờ xe, giấy tờ tùy thân nếu có ý định đến Sóc Trăng bằng phương tiện cá nhân, đặc biệt lưu ý nghiêm chỉnh chấp hành luật giao thông để đảm bảo an toàn.

Liên kết: Kinh nghiệm du lịch, Dượng Tony, Trên đường băng, Tin tức du lịch
Nguồn: Tổng hợp.

Người đăng

Anh Tran

Anh Tran

Freedom is nothing but a chance to be better.


Là thành viên từ ngày: 06/11/2018, đã có 667 bài viết