Cẩm nang du lịch Tây Tạng, Lhasa, Tsedang từ A đến Z

27/12/2018
Cẩm nang du lịch Tây Tạng, Lhasa, Tsedang từ A đến Z
Vốn được mệnh danh là “Nóc nhà của thế giới”, Tây Tạng nổi tiếng với những ngọn núi tuyết phủ trắng cao sừng sững, kì vĩ; với những đồng cỏ thảo nguyên trải rộng bao la… những cảnh quan thiên nhiên hoang sơ, đẹp đến mê mẩn chính là điểm thu hút của Tây Tạng trong lòng du khách.

Ẩm thực, Khám phá, Văn hóa, Tín ngưỡng, Tham quan, Thưởng thức, Trải nghiệm, Khách sạn

 Xem thêm: Cẩm nang du lịch Tây Tạng từ A đến Z http://bit.ly/2LAaHXA
Hiển thị dạng danh sáchHiển thị dạng lưới
  • 1. Tổng quan chung

    1.	Tổng quan chung1.	Tổng quan chungSlideshow

    Tây Tạng hiện là khu tự trị của Trung Quốc. Có bốn tuyến vào được Tây Tạng là: Thanh Tạng, Xuyên Tạng, Điền Tạng (từ hai địa điểm này trèo lên cao nguyên với độ cao vài ngàn mét nguy hiểm nhưng nhiều cảnh đẹp) và Tân Tạng (vô cùng gian khổ, nguy hiểm nhưng phong cảnh tuyệt đẹp).

    Nằm ở độ cao trung bình 4200m so với mực nước biển, đường xá đi lại phức tạp, địa hình hiểm trở, không khí loãng, tình hình an ninh chưa được ổn định nhưng bù lại, vùng đất Tây Tạng huyền bí có những điều thú vị đáng để khám phá.

  • Ngôn ngữ - Tiền tệ

    Ngôn ngữ - Tiền tệ Ngôn ngữ - Tiền tệ Slideshow

    ✔ TIỀN TỆ

    Ở Tây Tạng, ngoài những đồng tiền Nhân Dân Tệ (CNY) thì tiền USD cũng có thể sử dụng ở đây. Nhưng để thuận lợi bạn nên đổi tiền mặt Nhân Dân Tệ để có thể dễ dàng thanh toán những món hàng nhỏ, lẻ.

    Bạn nên đổi tiền Nhân Dân Tệ khi còn ở Việt Nam, vì phí đổi tiền ở Tây Tạng sẽ rất cao.

    ☛ Tỷ giá quy đổi: 1 CNY = 3,381 VNĐ

    ✔ NGÔN NGỮ

    Người dân ở Tây Tạng chỉ nói tiếng Tạng và tiếng Trung, không thể nghe nói được tiếng Anh. Kể cả những câu cơ bản nhất như "How much?" (Bao nhiêu) hay số đếm một, hai, ba...

    Nếu không biết tiếng Trung, bạn sẽ phải dùng "ngôn ngữ hình thể" khá nhiều ở đây.

  • NHỮNG VẬT DỤNG CẦN CHUẨN BỊ

    NHỮNG VẬT DỤNG CẦN CHUẨN BỊ NHỮNG VẬT DỤNG CẦN CHUẨN BỊ Slideshow

    – Quần áo: Dù là mùa nào thì thời tiết ban đêm ở Tây Tạng cũng khá lạnh, vì vậy bạn nên mang theo đủ loại áo ấm từ dày đến mỏng. Ngoài ra nên chuẩn bị thêm tất, khăn, mũ và găng tay ấm. Vì hầu hết thời gian là đi bằng ô tô cho nên bạn cứ mang những trang phục thoải mái nhưng ấm là được.

    – Giày: Nên chọn loại giày đi bộ chuyên dụng hoặc loại giày thể thao khiến bạn thoải mái nhất.

    – Túi ngủ và lều bạt: Rất cần thiết nếu bạn định ngủ đêm ở Everest Base Camp.

    – Thực phẩm và thuốc men: Socola, ruốc, lương khô, muối vừng, bánh giàu calo, kẹo cao su, trà gừng, cafê và các loại thuốc men, vitamin cơ bản. Vừa chống đối, duy trì năng lượng, vừa kịp thời xử lý những căn bệnh cảm cúm, đau đầu, đau bụng thông thường.

    – Khác: Kính râm, kem dưỡng ẩm, kem chống nắng, giấy vệ sinh, đồ dùng cá nhân, máy ảnh, điện thoại….cũng đều cần phải mang theo.

  • 2. Khí hậu – Địa hình

    2.	Khí hậu – Địa hình2.	Khí hậu – Địa hìnhSlideshow

    - Khí hậu lạnh:

    Do ảnh hưởng của khí hậu cao nguyên, ở độ cao hơn 4000m thì nhiệt độ có thể thấp hơn 20 độ so với mực nước biển. Tuy nhiên nếu đi Tây Tạng từ tháng 4 đến tháng 10 thì nhiệt độ không quá khắc nghiệt. Vào tháng 4, nhiệt độ ở Lhasa vào buổi sáng sớm khoảng 10-12 độ C, vào trưa có thể lên đến 20 độ C.

    - Không khí loãng:

    Nếu đến Tây Tạng bằng tàu hoả thì đây không phải là vấn đề quá lớn đối với bạn vì khoản 2 ngày trên tàu với độ cao tăng dần hầu hết du khách đều cảm thấy dễ chịu khi đến Tây Tạng ngày đầu. Nếu đi bằng máy bay thì có thể hơi sốc một chút nhưng nếu tuân theo các hướng dẫn an toàn như hạn chế vận động mạnh, hít thở đều, về khách sạn nghỉ ngơi sớm thì sẽ không có trở ngại gì quá lớn.

    - Thời điểm du lịch thích hợp:

    Bạn nên đến Tây Tạng vào khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 10, nhất là tầm tháng 9 và 10. Bởi thời gian này ở Tây Tạng là mùa khô, ít mưa, đêm cũng đỡ lạnh hơn.

    Bên cạnh đó, tháng 4 đến tháng 10 cũng là khoảng thời gian lễ hội ở Tây Tạng. Đến đây vào khoảng thời gian này bạn sẽ có cơ hội chứng kiến đoàn người hành hương dài không thấy điểm kết thúc; rừng cây lá vàng quyến rũ cũng như tìm hiểu về phong tục, tập quán và thưởng thức ẩm thực đặc trưng của Tây Tạng. Ngoài ra, đây cũng là lúc các địa điểm du lịch Tây Tạng bước vào mùa đẹp nhất.

  • 3. Visa – Thủ tục xuất nhập cảnh

     3.	Visa – Thủ tục xuất nhập cảnh 3.	Visa – Thủ tục xuất nhập cảnhSlideshow

    ✉ THỦ TỤC VISA

    - Tây Tạng là khu tự trị nên ngoài phải xin visa Trung Quốc còn phải xin thông hành riêng do đại sứ quán cấp riêng vào Tây Tạng.

    - Bạn nên đặt tour ở một công ty du lịch tại Trung Quốc để làm thủ tục để nhập cảnh vào Tây Tạng, đảm bảo các dịch vụ an toàn đặc biệt và an toàn về sức khỏe, và có hướng dẫn viên người địa phương. Nếu đặt các công ty du lịch, họ sẽ chuẩn bị luôn cho khách bình dưỡng khí, oxy dự phòng.

    ✉ XIN GIẤY PHÉP VÀO TÂY TẠNG

    - Giấy phép vào Tây Tạng chỉ được cấp trước 20 ngày của chuyến du lịch. Bắt buộc bạn phải có visa Trung Quốc trước và photo visa gửi sang đại sứ quán Trung Quốc cho họ cấp giấy phép rồi bạn mới được vào Tây Tạng.

    - Có 3 loại giấy phép vào Tây Tạng:

    + Loại thứ nhất là giấy thông hành vào Tây Tạng (cần khoảng 20 ngày để xin giấy này), cho phép bạn vào khu tự trj Tây Tạng.
    + Loại thứ hai là giấy phép để đi vào một số khu vực hạn chế, ngoài thủ phủ Lhasa Alien’s Travel Permit (ATP).
    + Loại thứ ba là giấy phép để đi vào một số khu vực do quân đội quản lý (Military Permits), nếu đi Kailash, E.B.C bạn cần phải có giấy phép này.

    - Ở Tây Tạng các bạn không được phép đi du lịch tự túc mà bắt buộc phải thông qua tổ chức, công ty du lịch. Vì vậy, tốt nhất là bạn nên đi theo tour của một công ty du lịch Tây Tạng chuyên nghiệp, vừa có người hướng dẫn, vừa không mất thời gian xin giấy phép, bởi công ty du lịch sẽ xin giấy phép cho bạn.

  • 4. Phương tiện di chuyển

    4.	Phương tiện di chuyển4.	Phương tiện di chuyểnSlideshow

    ✈ DI CHUYỂN ĐẾN TÂY TẠNG

    ✔ Đường hàng không

    - Ở Việt Nam hiện nay có 2 sân bay quốc tế phục vụ các đường bay này là sân bay Nội Bài – Hà Nội và sân bay Tân Sơn Nhất – Sài Gòn. Hãng hàng không khai thác đường bay này là Air China, ngoài ra du khách có thể đến Trung Quốc rồi bắt các chuyến bay từ Nam Kinh hoặc Thành Đô để đến Tây Tạng như China Eastern Airlines, China Southern Airlines, Cathay Pacific, Air Asia, Tiger Airways, Thai Airways…

    - Các chuyến bay sẽ đáp xuống sân bay chính ở thủ đô Lhasa là sân bay quốc tế Lhasa Gonggar.

    ✔ Đường bộ

    - Tuyến đường sắt dài 1.956 km, nối liền thành phố Cách Nhĩ Mộc – Golmud của tỉnh Thanh Hải với thủ đô Lhasa của Tây Tạng, đem đến cho khách du lịch cơ hội đi du lịch Tây Tạng giá rẻ và an toàn.

    - T27 là chuyến tàu nối liền Bắc Kinh và Tây Tạng, chuyến tàu chạy trên cung đường cao nhất thế giới (đạt độ cao gần 5.000 m), ở độ cao này, không khí tương đối loãng và áp suất giảm, vì vậy tàu sẽ cung cấp thêm dưỡng khí trên tàu cho khách cảm thấy thoải mái.

    ✈ DI CHUYỂN TẠI TÂY TẠNG

    ✔ Xe bus: Đây là phương tiện công cộng phổ biến nhất ở Tây Tạng, hầu như xe bus nào cũng nối với các điểm du lịch trong thành phố, chi phí cũng thấp.

    ✔ Đi nhờ xe: Đây là hoạt động diễn ra rất phổ biến ở Tây Tạng, bạn có thể đi nhờ xe của một người dân địa phương ở đây, bạn vẫn phải trả tiền, nhưng chỉ 1 phần nhỏ mà thôi.

    ✔ Xe đạp: Nếu có nhiều thời gian, bạn nên sử dụng phương tiện này để du lịch tại Tây Tạng, chắc chắn bạn sẽ có những khí ức đẹp và thú vị ở đây.

    ✔ Taxi: Taxi ở đây không nhiều, thường tập trung ở Lhasa, Shigatse và Ali, giá tiêu chuẩn ở đây là Y10 đến bất cứ nơi đâu trong thành phố.

  • 5. Lưu trú tại Tây Tạng

    5.	Lưu trú tại Tây Tạng5.	Lưu trú tại Tây TạngSlideshow

    + 𝐋𝐇𝐀𝐒𝐀:

    ✔ TASHITAKGE HOTEL LHASA:
    Địa chỉ: TibetLhasaLupu 1 Lane 3, Quận Chengguan, Trung Quốc
    Giá trung bình/đêm: US$36

    ✔ SHANGRI-LA LHASA HOTEL
    Địa chỉ: 19 Luobulinka Rd, Quận Chengguan, Lasa Shi, Xizang Zizhiqu, Trung Quốc
    Giá trung bình/đêm: US$68

    ✔ GAISANG MÊDOG AROMA FRAGRANCE HOTEL
    Địa chỉ: No. 2 Langdun Alley, Jiangsu Road, Chengguan District, 850000 Lhasa, Trung Quốc –
    Giá trung bình/đêm: US$13

    + 𝐓𝐒𝐄𝐃𝐀𝐍𝐆:

    ✔ JINGLONG BUSINESS HOTEL
    Địa chỉ: Số 18, đường Minzu, thị trấn Zedong, Naidong, gần đại lộ San Hương.
    Giá trung bình/đêm: US$33

    ✔ JINGDU HOTEL
    Địa chỉ: Phía tây bắc ngã tư Gesang và Sajia, Naidong, gần bệnh viện thành phố Shannan.
    Giá trung bình/đêm: US$36,7

    ✔ LONGMA HOTEL
    Địa chỉ: số 5 Naidong, đường Sayong, thị trấn Zetang, quận Shannan.
    Giá trung bình/đêm: US$28,65

  • 6. Thưởng thức ẩm thực Tây Tạng

     6.	Thưởng thức ẩm thực Tây Tạng 6.	Thưởng thức ẩm thực Tây TạngSlideshow

    Do đặc điểm địa hình có nhiều núi đồi người Tây Tạng không lấy gạo làm nguồn lương thực chính như Trung Quốc hay Ấn Độ. Thay vào đó, họ trồng lúa mì và lúa đại mạch và từ chính đặc điểm này tạo nên nét đặc trưng trong cách chế biến và thưởng thức ẩm thực tại đây:

  • Trà bơ Yak

    Trà bơ YakTrà bơ YakSlideshow

    Bơ được làm từ sữa bò Yak có chất béo gấp 2 lần loài bò bình thường và được dùng nhiều trong chế biến ẩm thực của người Tây Tạng. Phổ biến nhất phải kể đến món trà bơ, gồm thành phần chính là bơ, lá trà và muối. Đây là thức uống chủ đạo của Tây Tạng, không những ngon mà còn có dinh dưỡng rất cao, có thể kịp thời bổ sung nhiệt lượng cho bạn trong những ngày du lịch bận rộn.

    Trà bơ sẽ giúp bạn tiêu hóa tốt, uống vào vừa đỡ khát vừa đỡ đói, lại có thể chống cảm và giảm bớt những phản ứng do không thích nghi với không khí loãng vùng cao nguyên.

  • Bánh Tsampa

    Bánh TsampaBánh TsampaSlideshow

    Đây được xem là món ăn đặc sản của người Tây Tạng, bánh được chế biến từ lúa mạch hoặc đậu Hà Lan sau khi đã xào chín, đánh nhuyễn với trà bơ, sau đó vo viên thành bánh, tùy theo người chế biến mà bánh sẽ có nhiều hình dạng khác nhau.

  • Amdo Balep

    Amdo Balep Amdo Balep Slideshow

    Là một loại bánh mì của người Tây Tạng chứa nhiều chất dinh dưỡng, thường được dùng vào buổi sáng. Theo truyền thống, chúng sẽ được làm ra từ những lò nướng chuyên dụng và có kích cỡ khá lớn.

  • Momos

    Momos Momos Slideshow

    Đây được xem là món ăn truyền thống của người Tây Tạng, nhân bánh được chế biến với nhân thịt bò ăn cùng với nhiều loại nước sốt. Khi nhìn qua món này, bạn có thể liên tưởng ngay đến món há cảo của Trung Quốc nhưng khi thưởng thức bạn sẽ nhận thấy ngay sự khác biệt với hương vị của thịt bò tươi ngon hòa trộn cùng các loại nước sốt đặc trưng làm bạn chỉ muốn ăn mãi không thôi.

  • Lapping

    LappingLappingSlideshow


    Laping hay món mì nguội mang nhiều điểm tương đồng với món mì trộn Trung Hoa, với phần sợi mì trong suốt, dai dai, ăn kèm với hành lá xắt nhỏ và ớt sấy. Món này cũng thường được ăn cùng với với khoai tây thái viên.

  • 7. Khám phá Lhasa – Thủ phủ của Tây Tạng

    7.	Khám phá Lhasa – Thủ phủ của Tây Tạng7.	Khám phá Lhasa – Thủ phủ của Tây TạngSlideshow

    Thành phố Lhasa là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, tôn giáo thịnh vượng nhất của Tây Tạng. Nơi đây còn được ưu ái với nhiều tên gọi khác nhau như thành phố của Mặt Trời vì luôn có đầy ánh nắng, hay đặc biệt hơn là Thánh địa, nơi tập trung rất nhiều công trình Phật giáo thiêng liêng, xưa cổ được công nhận là di sản văn hóa thế giới.

    ➤ CUNG ĐIỆN POTALA

    Cung điện Potala với hai màu đặc trưng là đỏ và trắng nằm uy nghi và huyền bí trên đỉnh Hồng Sơn, phải mất đến 50 năm để hoàn thành được công trình vĩ đại này.

    Potala vốn được xây dựng nhằm mục đích làm nơi trú ẩn cho các vị Đức Đạt Lai Lạt Ma vào mùa đông. Cung điện có tổng cộng hơn 1000 phòng, bao gồm khu sinh hoạt của Đức Đạt Lai Lạt Ma và các bức tranh tường, nhà nguyện và nhiều ngôi mộ hoành tráng.

    ➤ ĐỀN JOKHANG

    Nằm trên phố Barkhor và được xem là linh thiêng nhất Lhasa. Ở đây, vào bất kỳ thời gian nào trong ngày, hàng ngàn người mộ đạo thành kính quỳ bái theo nghi thức “ngũ thể nhập địa” trước khu đền để tỏ lòng thành kính trước Đức Phật vĩ đại.

    Đây là nghi thức phổ biến và quen thuộc đối với các tín đồ Phật giáo ở Tây Tạng. Hình thức này được thực hiện theo trình tự như sau: hai tay chụm lại thành hình như búp sen chưa nở, sau đó chạm lên đầu, chạm xuống phía dưới cằm, rồi chạm xuống ngực, thân hình theo đó mà cúi thấp xuống, 2 tay đưa về phía trước rồi đầu gối quỳ xuống cho đến khi chạm toàn thân xuống đất, khi đã nằm song song với mặt đất thì 2 tay lúc này ở phía trên đầu, ngón tay có thể lần 1 hạt trong tràng hạt hoặc bấm vào 1 máy nhỏ đeo ở cổ tay, như vậy là làm xong 1 lần lễ. Và phải lần hết 108 hạt trong tràng hạt hoặc làm đến 10.000 lần thì mới có thể thực hiện xong một ngày hành lễ trước Phật.

    ➤ QUẢNG TRƯỜNG LHASA

    Là nơi tập trung rất đông người dân địa phương và khách du lịch Tây Tạng qua lại nhưng không hề ảnh hưởng đến sự yên tịnh và không khí linh thiêng của các ngôi đền thiêng gần đó.

    Ngoài ra, Lhasa còn có những tu viện nổi tiếng không kém như Sera, Drepung, Ganden. Được thành lập từ đầu thế kỷ thứ 15 do đại sư Tông Khách Ba, những tu viện này đều thuộc dòng Cách Lỗ hay phái Mũ Vàng.

  • 8. Đến thăm Namtso - thánh hồ đẹp nhất ở Tây Tạng

    8.	Đến thăm Namtso - thánh hồ đẹp nhất ở Tây Tạng8.	Đến thăm Namtso - thánh hồ đẹp nhất ở Tây TạngSlideshow

    Bạn không thể tìm được cảnh tương tự như Namtso ở bất cứ nơi nào trên trái đất. Vì vậy, đặt chân tới Namtso không chỉ là giấc mơ của riêng tôi mà còn của rất nhiều người. Đặc biệt nhất trong các thánh hồ ở Tây Tạng chính là Namtso, nơi linh thiêng gắn liền với đời sống vật chất và tinh thần của người dân nơi đây.

    ► VỊ TRÍ HỒ NAMTSO

    Namtso cách Lhasa (thủ phủ của vùng Tây Tạng) 112 km, rộng hơn 1.900 km2, ở độ cao 4.720 m. Đây là hồ nước mặn lớn thứ 2 ở Trung Quốc nhưng là hồ nước mặn cao nhất thế giới, cao hơn hồ nước ngọt cao nhất thế giới là hồ Titicaca ở Nam Mỹ hơn 900 m. Người Tây Tạng ở đó gọi tên hồ là Namuchua, người Mông ở vùng này gọi là Thângcơlihai với nghĩa “Hồ trời”, “Biển trời”.

    Trước khi tới được Namtso, bạn sẽ đi qua con đèo Lakenla huyền thoại nằm ở độ cao 5.190 m. Lakenla được gọi là đèo tử thần vì dưỡng khí ở đây chỉ còn ở mức 30% khi lên tới đỉnh, gió và sốc độ cao có thể khiến bạn ngất đi bất cứ lúc nào.

    ► ĐẾN NAMTSO VÀO LÚC NÀO

    Thời điểm thích hợp để tới Namtso là từ tháng 5 tới tháng 10 hoặc vào Tết của người Tạng và vào dịp năm mới vì sẽ có hàng nghìn người hành hương tụ họp. Lúc này nước hồ chưa đóng băng, cuộc sống của người dân trở lại bình thường.


    ► HỒ NAMTSO VÀ ĐỜI SỐNG TÂM LINH CỦA NGƯỜI TÂY TẠNG

    Nguồn cung cấp nước cho hồ chính là các suối ngầm và nước băng tan của dãy Nyenchen Tanglha. Trên Namtso có 5 đảo nhỏ, tượng trưng cho Ngũ phương phật và không có người sinh sống, trong đó lớn nhất là đảo Liangduo. Ngoài ra, còn có 5 dải đất kéo dài hướng vào hồ từ các phía khác nhau.

    Người Tạng từ nơi xa hành hương về Namtso đều đi hết vòng kora (người hành hương nối đuôi nhau đi vòng quanh theo chiều kim đồng hồ gọi là vòng kora) lớn bao quanh những hòn núi đá này. Ở Namtso có rất nhiều ngựa và Yak cho thuê để cưỡi. Bạn nên thuê ngựa vào lúc cuối giờ chiều sẻ rẻ hơn lúc cao điểm là giữa trưa và đầu giờ chiều, lúc này giá sẽ khá mềm từ 20-40 tệ.

    ► VẺ ĐẸP CỦA HỒ THÁNH NAMTSO

    Không chỉ thách thức con người với độ cao kỷ lục, vẻ đẹp tha thiết của hồ Namtso khiến bất kỳ ai đến Tây Tạng không thể bỏ qua và cũng không thể nào quên khi đã đặt chân đến nơi đây.

    Namtso vẫn đang tồn tại hàng ngày trên những đám mây, những ngọn núi tuyết cao vời vợi mà đứng ở đồng bằng bạn không bao giờ biết. Hơn nữa, cảnh vật, núi non, hồ nước mặn, núi tuyết chỉ có ở Tây Tạng, bạn không thể tìm được những cảnh tương tự ở bất cứ nơi nào trên trái đất.

  • 9. Tsedang – Thành phố lớn thứ 3 của Tây Tạng

    9.	Tsedang – Thành phố lớn thứ 3 của Tây Tạng9.	Tsedang – Thành phố lớn thứ 3 của Tây TạngSlideshow

    Tsedang cũng như những thành phố khác của Tây Tạng, những công trình kiến trúc và văn hóa đều ảnh hưởng Phật giáo nên khi đến thăm Tsedang bạn không thể bỏ qua những ngôi chùa linh tiêng ở đây.

    ► TU VIỆN SAMYE

    Tu viện được xây dựng đầu tiên ở Tây Tạng và được biết đến với bộ sưu tập phong phú các bức tượng Phật, kinh điển, tranh vẽ, kinh khắc trên đá và các công trình tôn giáo kết hợp giữa các phong cách Tây Tạng, Trung QuốcẤn Độ.

    ► CUNG ĐIỆN YUMBULAGANG

    Yumbulagang (còn được gọi là cung điện mẫu tử) là cung điện đầu tiên được xây dựng tại Tây Tạng, đã có hơn 2.000 năm tuổi. Cung điện này sở hữu những bức tường được trang trí bằng những bích họa đẹp tuyệt vời phản ánh rõ nét lịch sử lâu đời của Tây Tạng.

    Theo người xưa, cung điện này được dựng lên dành riêng cho vị hoàng đế đầu tiên của Tây Tạng. Sau đó, nơi này trở thành cung điện mùa hè của hoàng tử Gampo và công chúa Wencheng. Thời Dalai Lama thứ 5 đã biến cung điện này thành tu viện của môn phái Old-Yellow Hat Sect.

    ► TU VIỆN PALKHOR

    Được xây dựng vào đầu thế kỷ thứ 15, với Bảo tháp Gyantse Kumpum nổi tiếng - Linh tháp lớn nhất và kiến trúc độc đáo nhất Tây Tạng. Người ta cho rằng trong tháp có tới 100.000 bức tranh tường, những bức tượng Phật, các chư vị Bồ Tát nên còn được vinh danh là Đền Thập Vạn Phật.

  • 10. Những lễ hội ở Tây Tạng

    10.	 Những lễ hội ở Tây Tạng10.	 Những lễ hội ở Tây TạngSlideshow

    Tây Tạng là nơi giàu bản sắc văn hóa. Các lễ hội của người Tạng dường đã bén rễ sâu trong tôn giáo bản địa và cũng có các ảnh hưởng từ bên ngoài.

  • Monlam - Lễ Hội Phật Giáo Lớn Nhất Tây Tạng

    Monlam - Lễ Hội Phật Giáo Lớn Nhất Tây TạngMonlam - Lễ Hội Phật Giáo Lớn Nhất Tây TạngSlideshow

    Lễ cầu nguyện lớn nhất trong năm của người Tây Tạng, thu hút hàng ngàn Phật tử mộ đạo và du khách hiếu kỳ. Lệ hội thường được tổ chức vào tháng Giêng hàng năm theo lịch Tây Tạng tại tu viện Labrang.

  • Tết Losar

    Tết Losar Tết Losar Slideshow

    Lễ hội lớn nhất trong năm được tổ chức vào ngày đầu năm mới theo lịch âm vào mùa đông và kéo dài 2 tuần. Lễ hội này được tổ chức với những nghi lễ cổ đại diện cho cuộc đấu tranh giữa thiện và ác, bằng cách tụng kinh, đi qua ngọn đuốc.

  • Lễ Hội Lhasa

    Lễ Hội LhasaLễ Hội LhasaSlideshow

    Lễ hội kỷ niệm đức Phật Đản Sinh, thành đạo, nhập Niết bàn cũng vào tháng này nên gọi là “Tháng lễ hội Lhasa”. Lễ hội thường được tổ chức vào tháng 4 theo lịch Tây Tạng và kéo dài suốt 1 tháng tại Lhasa.

  • Shoton - Lễ Hội Sữa Chua

    Shoton - Lễ Hội Sữa ChuaShoton - Lễ Hội Sữa ChuaSlideshow

    Một trong những lễ hội truyền thống lớn nhất của Tây Tạng, thường tổ chức định kỳ vào khoảng cuối tháng Sáu, đầu tháng Bảy hàng năm theo lịch Tây Tạng và kéo dài suốt 1 tuần.

  • Lễ Hội Đèn Bơ

     Lễ Hội Đèn Bơ Lễ Hội Đèn BơSlideshow

    Cứ ngày 25/10 hàng năm theo lịch của người Tây Tạng, các tu viện, đền, chùa lại tưng bừng tổ chức lễ hội đèn bơ để tưởng niệm Tsong Khapa - người đã sáng lập ra giáo phái Gelug của Phật giáo Tây Tạng.

  • 11. Mua sắm gì khi du lịch đến Tây Tạng

    11.	Mua sắm gì khi du lịch đến Tây Tạng11.	Mua sắm gì khi du lịch đến Tây TạngSlideshow

    ➤ CÁC MÓN PHÁP KHÍ PHẬT GIÁO TẠNG TRUYỀN

    - Từ thế kỷ thứ 7, văn hoá của dân tộc Tạng đã được gắn liền với Phật Giáo. Người dân Tây Tạng sùng bái đạo Phật một cách thành kính và đâu đâu trên vùng đất này du khách cũng có thể bắt gặp người dân Tây Tạng lâm râm niệm chú. Những món pháp khí Tây Tạng như tràng hạt, kinh luân, chuông, mõ, chày kim cương, chén nhạc... được dễ dàng tìm thấy ở khắp mọi nơi.

    ➤ CÁC ĐỒ TRANG SỨC BẰNG ĐÁ HAY BẰNG BẠC

    - Nếu đi dạo quanh khu chợ Barkhor hoặc trong suốt cuộc hành trình đến Tây Tạng bạn sẽ bắt gặp những món đồ trang sức Tây Tạng hết sức độc đáo và dễ thương và đương nhiên với mức giá phải chăng.

    - Trong tất cả các loại đá ở Tây Tạng, phổ biến nhất là đá Turquoise (còn gọi là lam ngọc hoặc Thổ ngọc), đá San Hô Đỏ và Thiên Châu. Các tràng hạt, vòng đeo tay hầu hết làm từ đá Turquoise và San Hô Đỏ. Màu xanh nhạt của đá Turquoise đã được người Tạng ưa chuộng từ rất lâu đời, bởi nó toát nên vẻ huyền bí và thanh tịnh. Màu đỏ của đá San Hô Đỏ tượng trưng cho năng lượng và sức mạnh của các luân xa.

    - Thiên Châu, còn gọi là đá Tây Tạng là loại mã não có màu tương phản giữa hai sắc trắng và đen. Thiên Châu vốn được người Tạng sùng bái và tôn kính, được xem như bùa hộ mệnh của người Tạng có thể mang lại sự giàu có, may mắn... Tuỳ vào số mắt trên Thiên Châu mà người ta đoán định khả năng huyền bí của viên đá, ví dụ một viên Thiên Châu có 9 mắt được coi là có khả năng bảo vệ khỏi tổn thương và các điều ác.

    ➤ TRANH THANGKA

    - Thangka (còn được viết là Tangka hay Thanka) là một loại tranh thịnh hành ở Tây Tạng được vẽ hoặc thêu trên vải lụa, màu sắc tươi sáng, rực rỡ, mang đậm triết lý Phật giáo Tây Tạng.

    - Thangka được vẽ trên vải dệt sợi đay, rồi dùng mật của giống trâu Yawk trộn với bột đá để bồi mặt vải cho mịn, sau đó căng tấm vải đã bồi lên khung gỗ và dùng các loại màu khoáng hay bột vàng để vẽ. Giá trị của mỗi bức Thangka phụ thuộc chính vào độ tinh xảo, mức độ cầu kỳ và độ cổ xưa của tranh.

    ➤ CÁC LOẠI THUỐC VÀ THẢO MỘC THIÊN NHIÊN

    - Y học Tây Tạng là một trong những nền y học phát triển từ rất lâu đời với nhiều bài thuốc bí truyền quý hiếm. Nổi bậc trong số các bài thuốc của Tây Tạng là Đông Trùng Hạ Thảo, Tuyết Liên hay Hồng Hoa.

    - Quan trọng hơn hết chỉ tại Tây Tạng bạn mới có cơ may mua được những thứ thảo dược này thật 100%. Địa điểm tốt nhất để chọn mua thuốc và thảo mộc thiên nhiên Tây Tạng là Bệnh viện Tây tạng, nằm ngay đối diện Quảng trường đền Đại Chiêu (Jokhang) hoặc những công ty thuốc lớn nằm ở ngoại ô phía Tây của Lhasa.

  • 12. Những lưu ý khi đi du lịch đến Tây Tạng

     12.	Những lưu ý khi đi du lịch đến Tây Tạng 12.	Những lưu ý khi đi du lịch đến Tây TạngSlideshow

    ✘ Không chụp ảnh nhân viên an ninh, quân đội. Trong hầu hết các các nơi thăm quan chụp ảnh thường phải trả tiền từ 20 -50 Tệ.

    ✘ Không nên vào các ngõ phố nhỏ nếu không có hướng dẫn viên đi cùng, tránh hỏi những vấn đề tôn giáo nhạy cảm.

    ✘ Mua bán hàng lưu liệm có thể mặc cả, có ý dịnh mua thì hãy hỏi, hỏi mà không rất mua dễ gây mâu thuẫn.

    ✘ Bạn nên đổi tiền Tệ ở Việt Nam, bên đó đổi từ USD không có lợi , có thể tiêu bằng thẻ Visa nhưng tương đối khó .

Liên kết: Kinh nghiệm du lịch, Dượng Tony, Trên đường băng, Tin tức du lịch
Tổng hợp

Người đăng

Nhu Nguyen

Nhu Nguyen


Là thành viên từ ngày: 15/08/2018, đã có 778 bài viết

Liên kết logo

Advertising