Côn Đảo huyền thoại, nơi quá khứ không ngủ yên

30/10/2018
Côn Đảo huyền thoại, nơi quá khứ không ngủ yên
Không phải ngẫu nhiên, mà người ta nói rằng Côn Đảo là nơi khiến chúng ta cảm nhận rõ nét nhất về sự tàn ác của chiến tranh. Từ những địa danh nổi tiếng như nghĩa trang Hàng Dương, chuồng Cọp, bảo tàng Côn Đảo… cho đến từng con đường, từng ngọn cỏ; nơi đâu cũng làm cho chúng ta như đang sống trong những tháng ngày quá khứ.

Khám phá, Biển đảo, Tín ngưỡng, Tham quan

 
Hiển thị dạng danh sáchHiển thị dạng lưới
  • Biểu tượng anh hùng của dân tộc

    Biểu tượng anh hùng của dân tộcBiểu tượng anh hùng của dân tộcSlideshow

    Trước ngày 30.4.1975, Côn Đảo được coi là “Địa ngục của trần gian”. Suốt 113 năm hệ thống nhà tù Côn Đảo với những cái tên chỉ nghe qua đã cảm thấy hãi hùng: Biệt lập chuồng bò, biệt lập chuồng cọp, hầm xay lúa, nhà lim cấm cố... là nơi diễn ra cuộc chiến đấu không cân sức giữa một bên là những người tù không một tấc sắt trong tay, chỉ có lòng yêu nước để chống lại những đợt tra tấn tàn bạo của thực dân, đế quốc.

    Trong cuộc chiến đấu ấy, gần hai vạn chiến sĩ cách mạng và đồng bào yêu nước đã vĩnh viễn yên nghỉ tại Côn Đảo. Các thế hệ người Việt Nam hôm nay và mãi mãi về sau luôn ghi khắc trong tâm về một “Côn Đảo kiên trung, bất khuất”, coi Côn Đảo như một biểu tượng anh hùng của dân tộc.

  • Tự hào những người con đất Việt

    Tự hào những người con đất ViệtTự hào những người con đất ViệtSlideshow

    Tới thăm Côn Đảo, khó ai có thể quên đi tù nhân Vũ Văn Hiếu với hình ảnh tiêu biểu của người cộng sản “Chết còn cởi áo trao nhau”; người thanh niên Lê Ngọc Hương không chịu cúi đầu với lời tuyên bố dứt khoát “Cái đầu của chúng tôi có thể rời khỏi cổ chứ quyết không chịu cúi”; người thiếu nữ Võ Thị Sáu ung dung ra pháp trường với câu nói khiến kẻ thù kinh sợ “Chúng tôi không có tội! Chính bọn thực dân Pháp xâm lược mới là kẻ có tội”.

    Và hàng trăm, hàng ngàn người anh dũng hy sinh trong xà lim chuồng cọp đã vun đắp nên đỉnh cao của chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam. Hàng ngàn, hàng vạn lượt du khách đã tới đây để xem cỗ máy bạo lực khổng lồ từng tồn tại và có dịp suy ngẫm về “sứ mệnh”, “khai hóa văn minh” của người Pháp và “bảo vệ tự do” của người Mỹ, để rồi từ đó mà hiểu được cái giá các thế hệ tiền nhân đã phải trả cho độc lập, tự do của nước nhà.

  • Về nghe chuyện thiêng của người nữ anh hùng Võ Thị Sáu

    Về nghe chuyện thiêng của người nữ anh hùng Võ Thị SáuVề nghe chuyện thiêng của người nữ anh hùng Võ Thị SáuSlideshow

    Ở Côn Đảo, người dân rất ngưỡng mộ tôn thờ những người anh hùng vì dân, vì nước xem họ như là một vị thần, mà thần thì có nhiều uy lực, kiểu như hô mưa gọi gió, cầu với thần là được, ước với thần sẽ thấy. Một kiểu tôn thờ Phương Đông, tâm linh và tin tưởng vào những điều phi thường. Mãi đến bây giờ còn lưu truyền những câu chuyện về cô Sáu như một truyền thuyết dân gian. Tượng đài cô Sáu ở Đất Đỏ và mộ ở Côn Đảo ngày ngày đều được thắp nhang ngi ngút, trái cây, giấy tiền, vòng hoa xanh ươm, vệ sinh khu mộ sạch sẽ quanh năm dù mưa hay gió.

    Người dân Côn Đảo gặp bất cứ khó khăn gì, hoặc có những sự kiện quan trọng trong cuộc đời, đều ra mộ cô để thắp nhan và báy lạy. Những cặp đôi yêu nhau, sắp cưới, họ mang gương lược, hoa quả, bánh trái ra thắp nén hương và khấn cầu cho đôi uyên ương được hạnh phúc viên mãn. Những người đi làm ăn xa, trước khi lên đường đều đến thắp nhang và cầu mong một chuyến đi an lành may mắn. Những người đất liền, hay lui tới khấn cầu những điều chưa đạt được, và rồi mỗi năm đều đặn họ quay trở lại một cách im lặng, không cần phải nói ra những điều huyền bí, người ta cũng thấy được điều gì đang diễn ra.

Liên kết: Kinh nghiệm du lịch, Dượng Tony, Trên đường băng, Tin tức du lịch
Tổng hợp

Người đăng

Trần Thị Cẩm Nhi

Trần Thị Cẩm Nhi


Là thành viên từ ngày: 27/08/2018, đã có 2035 bài viết