Đầm Chuồn xứ Huế, nơi in dấu vẻ đẹp mộng mơ

24/07/2019
Đầm Chuồn xứ Huế, nơi in dấu vẻ đẹp mộng mơ
Gạt qua những muộn phiền, ồn ào trong cuộc sống để có thời gian xuôi về miền đất Huế mộng mơ, Đầm Chuồn là một điểm nhấn độc đáo với phong cảnh trữ tình của xứ Huế. Đầm Chuồn vào mỗi thời khắc trong ngày mang vẻ đẹp riêng. Lúc bình minh, Đầm Chuồn có màu cam đỏ hay cam hồng, rực sáng trong nắng vàng ban trưa và nhộm màu tím hồng trong buổi chiều tà.

Khám phá, Giải trí, Tham quan

 Ảnh: TRẦN BẢO HÒA
Hiển thị dạng danh sáchHiển thị dạng lưới
  • Đầm Chuồn - đầm Cầu Hai

    Đầm Chuồn - đầm Cầu HaiĐầm Chuồn - đầm Cầu HaiSlideshow

    Ảnh: TRẦN BẢO HÒA

    Đầm Chuồn hay đầm Cầu Hai, là đầm nước lợ nằm trong hệ thống đầm phá Tam Giang (huyện Phú Vang, Huế), cách trung tâm thành phố Huế khoảng 10 km. Những ai muốn rời xa nơi phố thị xô bồ nhất định phải ghé đầm Chuồn lúc bình minh để cảm nhận hơi thở của cuộc sống bình dị, chậm rãi vùng ngoại ô xứ Huế.

  • Cách di chuyển

    Cách di chuyển Cách di chuyển Slideshow

    Ảnh: TRẦN BẢO HÒA

    Đường đi đến Đầm Chuồn Huế không quá khó, du khách chỉ cần đi dọc đường quốc lộ 49 hướng về phía An Truyền và đi thêm một đoạn qua cầu Tư Hiền, qua các cánh đồng là có thể đặt chân đến nơi để ngắm cảnh thơ mộng, huyền ảo. Khách du lịch có thể thuê ô tô hoặc xe máy để đến đây, nhưng nếu muốn thuận tiện cho việc đi lại và ngắm nhìn quang cảnh đặc sắc của cố đô Huế thì bạn nên di chuyển bằng xe máy.

  • Vùng sông nước hấp dẫn du lịch của xứ mộng mơ

    Vùng sông nước hấp dẫn du lịch của xứ mộng mơVùng sông nước hấp dẫn du lịch của xứ mộng mơSlideshow

    Ảnh: TRẦN BẢO HÒA

    Vùng đầm phá mênh mông này từng được biết đến như một vùng quê nghèo khó. Ngày nay, đầm Chuồn hay phá Tam Giang đã được biết đến rộng rãi hơn, trở thành vùng sông nước xứ Huế hấp dẫn khách du khách với những hình ảnh bến đò lênh đênh sông nước nhuộm vàng bởi ánh nắng khi bình minh.

  • Cuộc sống mưu sinh của ngư dân trên đầm

    Cuộc sống mưu sinh của ngư dân trên đầmCuộc sống mưu sinh của ngư dân trên đầmSlideshow

    Ảnh: TRẦN BẢO HÒA

    Người dân vùng đầm nước lợ xứ Huế bắt đầu ngày mới từ lúc 5h. Họ sinh sống chủ yếu bằng nghề đánh bắt thủy hải sản. Một vẻ đẹp nổi bật ở vùng đầm Chuồn là các khu chợ nổi nhộn nhịp xuồng, ghe. Các phiên chợ nổi thường họp từ lúc trời tờ mờ sáng và tan khi bình minh ló rạng. Không đông đúc và đa dạng như những chợ nổi miền Tây Nam Bộ, chợ nổi ở đây chủ yếu mua bán các loại thủy sản của vùng đầm phá.

  • Hệ thống chắn sáo để ngư dân nuôi hải sản

    Hệ thống chắn sáo để ngư dân nuôi hải sảnHệ thống chắn sáo để ngư dân nuôi hải sảnSlideshow

    Ảnh: TRẦN BẢO HÒA

    Tại Đầm Chuồn, du khách dễ dàng nhận ra những chiếc vó màu nâu vàng, chắn sáo (còn gọi vây ví, một hệ thống ngư cụ để ngư dân nuôi các hải sản trên đầm). Các loại hải sản tươi ngon tại Đầm Chuồn có thể kể đến như cua, ghẹ, cá ong, cá dìa, cá mú, cá nâu hay cá kình. Chúng được ngư dân nuôi trong những chắn sáo hay đánh bắt tự nhiên.

  • Nhà chồ

    Nhà chồNhà chồSlideshow

    Ảnh: TRẦN BẢO HÒA

    "Nhà chồ" tạo nên nét chấm phá cho Đầm Chuồn. Đây là những căn nhà lán rộng khoảng 5m2 được dựng từ tre lồ ô trên đầm. Nhà lán vẫn có đủ điều kiện để người dân sinh hoạt, là nơi du khách nghỉ đêm, ngắm trăng sao và được nhậu lai rai với ngư dân.

  • Nhà hàng nổi

    Nhà hàng nổiNhà hàng nổiSlideshow

    Đến đây, bạn sẽ được di chuyển bằng đò để qua khu vực các nhà hàng nổi. Đây chắc chắn là một trải nghiệm thú vị dành cho du khách, nhất là vào những ngày hè nóng nực, được thả mình trôi trên đầm phá, ngắm khung cảnh lãng mạn, nên thơ với sắc xanh của trời và nước cùng hòa quyện làm một. Và đừng quá lo lắng vì bạn sẽ không mất bất kì một chi phí nào cho việc di chuyển này.

    Tại đây có rất nhiều nhà hàng nổi dựng lên ngay trên đầm để phục vụ khách du lịch. Hầu hết chúng đều có thiết kế khá giống nhau với nhiều căn nhà chòi ghép lại, được nối với nhau bằng những cây cầu tre chắc chắn.

Liên kết: Kinh nghiệm du lịch, Dượng Tony, Trên đường băng, Tin tức du lịch
Tổng hợp

Người đăng

Tran Minh Hieu

Tran Minh Hieu

tay cầm bút, chân đút gầm bàn


Là thành viên từ ngày: 10/10/2018, đã có 603 bài viết