Đến Ấn Độ chào đón lễ hội ánh sáng Diwali

05/11/2018
Đến Ấn Độ chào đón lễ hội ánh sáng Diwali
Diwali là một trong những lễ hội quan trọng nhất của người Hindu, có nguồn gốc từ thời Ấn Độ cổ đại. Lễ hội Diwali, hay còn gọi là lễ hội ánh sáng, được tổ chức vào giữa tháng 10, đầu tháng 11 hàng nằm với ý nghĩa xua đuổi quỷ dữ, mang ánh sáng đến với mọi người.

Lễ hội, Khám phá, Giải trí, Tham quan

 
Hiển thị dạng danh sáchHiển thị dạng lưới
  • Nguồn gốc của lễ hội Diwali

    Nguồn gốc của lễ hội DiwaliNguồn gốc của lễ hội DiwaliSlideshow

    Truyền thuyết kể rằng, Diwali là lễ kết hôn giữa Thần nữ Lakshmi với Thần Vishnu, vị thần tối cao của Bà La Môn giáo. Nhưng, cũng có một thuyết nói rằng, Diwali là ngày khải hoàn của Thần Rama trở lại quê hương Ayodhy khi đánh bại Thần Ravana, sau 14 năm bị đày ải trong rừng sâu…

    Tuy nhiên, đối với nhiều người Ấn Độ, Diwali lại là dịp để bày tỏ lòng tôn kính đối với nữ thần Lakshmi, nữ thần của hạnh phúc, thịnh vượng và sắc đẹp. Họ tin rằng, nhờ nữ thần mà họ có được may mắn và thành công trong cuộc sống hàng ngày.

  • Lễ hội Diwali diễn ra trong 5 ngày

    Lễ hội Diwali diễn ra trong 5 ngàyLễ hội Diwali diễn ra trong 5 ngàySlideshow

    - Ngày thứ nhất, ngày Dhanatrayodashi (hoặc Dhan Teras), là ngày của sự thịnh vượng và giàu có, người ta thường đi mua vàng và sắm đồ dùng gia đình.

    - Ngày thứ hai, Naraka Chaturdashi, là ngày con quỷ Narakasura bị giết chết, mang ý nghĩa cái tốt chiến thắng cái xấu và ánh sáng chiến thắng bóng tối.

    - Ngày thứ ba, Lakshmi Puja, là ngày quan trọng nhất trong dịp lễ hội. Các gia đình Ấn Độ cúng thần Lakshmi và thần Ganesa, vị thần của những khởi đầu tốt lành. Mọi người đốt đèn, nến ở khắp nơi trong nhà và ngoài phố.

    - Ngày thứ tư, Govardhan Puja (còn gọi là Annakut), là ngày Krishna đánh bại Indra. Trong ngày này, các món đồ ăn được trang trí đẹp mắt và xếp thành từng ngọn núi nhỏ, tượng trưng cho ngọn núi mà Krishma đã phải vượt qua. Các ông chồng thường tặng quà cho vợ vào ngày Govardhan Puja.

    - Ngày thứ năm, Bhaduj, là ngày anh chị em trong gia đình gặp gỡ nhau, bày tỏ sự quan tâm và thể hiện tình cảm cho nhau.

  • Lễ hội của “niềm vui – ánh sáng – hạnh phúc”

    Lễ hội của “niềm vui – ánh sáng – hạnh phúc”Lễ hội của “niềm vui – ánh sáng – hạnh phúc”Slideshow

    Trước khi đón mừng, người Ấn Độ thường dọn dẹp, sơn sửa nhà cửa, trang trí đèn, nến trong nhà và ngoài phố, và trên bàn thờ Tổ tiên lúc nào cũng đầy áp bánh trái hoa quả… để đón các vị thần.

    Trong thời gian diễn ra lễ hội, Ấn Độ gần như không có đêm; pháo hoa sáng rực và vang rền bầu trời. Mọi người từ già cho tới trẻ đều mặc quần áo mới, đặc biệt phụ nữ trong trang phục sarry cổ truyền, gặp gỡ vui chơi và thăm hỏi chúc tết lẫn nhau.

  • Điệu múa truyền thống và các món ăn đặc sản

     Điệu múa truyền thống và các món ăn đặc sản Điệu múa truyền thống và các món ăn đặc sảnSlideshow

    Đặc trưng của lễ hội là những điệu múa truyền thống Ấn Độ mê hoặc lòng người, với bài hát nổi tiếng Bollywood và cả những tiếc mục xiếc đặc sắc. Vui hơn trong không khí nhộn nhịp là khi mọi người được thưởng thức các món đặc sản truyền thống của người Ấn Độ như cà ri dê hay cánh gà tẩm ướp. Ngoài ra, còn có các gian hàng vui chơi cho trẻ em như lâu đài nhảy múa, tranh cát tô tượng…

    Trong ánh sáng rực rỡ, lung linh huyền ảo, trong không khí vui nhộn của ca hát nhảy múa, làm cho con người gần nhau hơn, hiểu nhau hơn và khoan dung hơn. Lễ hội ánh sáng Diwali còn là dịp để người dân Ấn Độ rũ bỏ hiềm khích, tha thứ cho người khác, để mình được sống vui vẻ, thanh thản hơn

Liên kết: Kinh nghiệm du lịch, Dượng Tony, Trên đường băng, Tin tức du lịch
Tổng hợp

Người đăng

Tran Minh Hieu

Tran Minh Hieu

tay cầm bút, chân đút gầm bàn


Là thành viên từ ngày: 10/10/2018, đã có 603 bài viết