Đi dọc hình chữ S Việt Nam thăm các làng nghề truyền thống

01/11/2019
Đi dọc hình chữ S Việt Nam thăm các làng nghề truyền thống
Xu hướng du lịch khám phá ngày càng có nhiều thay đổi, thay vì những vùng đất phát triển, hiện đại thì người ta lại tìm về những vùng đất hoang sơ, cổ xưa để tìm hiểu những nét văn hóa truyền thống của dân tộc. Trong đó, các làng nghề truyền thống luôn có sức hút to lớn khiến nhiều du khách muốn đến và khám phá.

Khám phá, Giải trí, Tham quan

 
Hiển thị dạng danh sáchHiển thị dạng lưới
  • Làng nghề làm nước mắm Nam Ô, Đà Nẵng

    Làng nghề làm nước mắm Nam Ô, Đà NẵngLàng nghề làm nước mắm Nam Ô, Đà NẵngSlideshow

    Nhắc đến vùng đất Nam Ô, nhiều người nhớ ngay đến câu “Nước mắm Nam Ô/Cá rô Xuân Thiều” với hàm ý cá rô ở Xuân Thiều mình mẩy, thịt thơm chấm với nước mắm làng Nam Ô là không đâu ngon bằng. Điều này cho thấy, thương hiệu nước mắm nơi đây không thể lẫn với các loại nước mắm khác.

    Làng chài Nam Ô (phường Hòa Hiệp Nam) nằm nép mình bên bờ biển, người dân nơi đây sống chủ yếu dựa vào biển. Những người lớn tuổi trong làng kể rằng, từ xa xưa, người dân đi biển về cá không dùng hết nên đã đem muối để ăn dần. Nhờ đó mà có được những giọt nước mắm Nam Ô đượm vị thơm, vị ngọt tự nhiên từ cá.

    Một số nhà nghiên cứu cho rằng, vào những thế kỷ trước, Nam Ô là một trong những địa phương của xứ Đàng Trong, người dân nơi đây đã biết cách làm nước mắm, cung cấp cho thị trường. Đó là vào năm 1621, khi C. Borri - nhà truyền giáo dòng Tên người Ý trong một chuyến du hành đến Đàng Trong đã miêu tả về nghề đánh bắt cá cũng như nước mắm được sử dụng trong ẩm thực hằng ngày của cư dân.

    Đây là một thứ nước cốt cay cay tựa như mù tạt của ta, nhà nào cũng dự trữ một lượng lớn đựng đầy trong chum, vại như tại nhiều nơi ở châu Âu người ta dự trữ rượu. Thứ nước cá này dùng một mình thì không nuốt được, nhưng được dùng để gợi nên hương vị và kích thích tì vị để ăn cơm, do đó phải có một lượng lớn nước mắm và cũng do đó phải liên tục đánh cá. Tuy nhiên, phải đến cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, nghề làm nước mắm ở Nam Ô mới phát triển và trở nên nổi tiếng như bây giờ.

  • Làng nghề dệt Hồi Quan, Bắc Ninh

    Làng nghề dệt Hồi Quan, Bắc NinhLàng nghề dệt Hồi Quan, Bắc NinhSlideshow

    Từ xa xưa, người Hồi Quan đã có tục con gái đến tuổi trưởng thành, ai cũng đều phải biết được các công đoạn từ lúc có con sợi, mộc, cho đến khi là ra vuông vải bông khổ hẹp, hay tấm lụa tơ tằm để đem đi bán ở các chợ phiên quanh vùng.

    Theo các cụ cao niên trong làng kể lại, nghề dệt có từ bao giờ và do ai truyền lại đến nay vẫn là một câu hỏi, chỉ biết rằng, từ lâu lắm rồi người làng Hồi Quan rất thạo nghề canh cửu. Trước cách mạng tháng 8, hầu như nhà nào cũng có một khung cửu, nhà nhiều có tới 5-6 khung và phải thuê thợ đến làm.

    Sản phẩm chính của làng nghề này là vải khổ hẹp (40cm), vải màn, đũi, khăn mặt... Với nghề dệt, làng xóm quanh năm nhộn nhịp, rộn tiếng thoi đưa, mọi người sống chan hoà vì nhau hơn. Từ sáng đến tối nhân lực được huy động tối đa cho sản xuất, mỗi người một việc, năng động, nhiệt tình, khéo léo và cần cù, vợ ngồi dệt vải hay ra chợ bán, chồng thì mắc, kẹo, đậu; người già, trẻ nhỏ thì quay ống, đến khi màn đêm buông xuống cả nhà mới ngưng tay chính, trả thế mà có câu ca: "Hồi Quan là đất cửi canh/Đến xâm xẩm tối sắp sanh chơi bời".

    Làng Dệt Hồi Quan hiện nay có khoảng 898 hộ (3.650 khẩu) thì có tới 90% làm nghề dệt, trong đó chiếm khoảng 10 % là các hộ sản xuất lớn.

  • Nghề làm đệm truyền thống của người Thái ở Chiềng Khoang, Sơn La

    Nghề làm đệm truyền thống của người Thái ở Chiềng Khoang, Sơn LaNghề làm đệm truyền thống của người Thái ở Chiềng Khoang, Sơn LaSlideshow

    Cuộc sống hiện đại, xuất hiện nhiều loại đệm với nguyên liệu khác nhau, nhưng ở xã Chiềng Khoang, huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La, người phụ nữ dân tộc Thái vẫn giữ được nghề làm đệm truyền thống đã có từ lâu đời. Những sản phẩm đệm nằm, đệm ngồi bằng bông gạo, bông lau do chính bàn tay khéo léo của người phụ nữ Thái làm ra không chỉ có giá trị về mặt kinh tế, mà còn góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

    Trong văn hóa truyền thống của người Thái, đệm không chỉ là vật dụng quen thuộc trong nhà mà còn là của hồi môn cho con gái khi về nhà chồng. Vì thế, mỗi người con gái Thái ngay từ khi biết lên nương, làm việc nhà, đã được cha mẹ dạy cách thêu thùa, làm đệm, để khi về nhà chồng, có thể tặng người thân của gia đình nhà chồng những đồ thổ cẩm tự tay mình làm ra. Điều đó thể hiện sự chăm chỉ, khéo léo, đức tính nết na, đảm đang của người con gái.

    Biết làm đệm từ khi còn nhỏ, bà Quàng Thị Khánh, bản Khoang, chia sẻ: Làm một chiếc đệm bông gạo truyền thống không hề đơn giản như nhiều người nghĩ, mà nó phải trải qua nhiều khâu và rất cầu kỳ, cần sự kiên nhẫn. Từ việc lựa chọn nguyên liệu, vỏ đệm, đến chỉ để khâu cũng không giống như các loại chỉ may mặc khác, mà là loại chỉ sợi to chắc, bền. Các công đoạn đều đòi hỏi phải kiên trì, tỷ mỷ và độ chính xác cao. Khi làm, mặt đệm được chia thành các ô vuông nhỏ thẳng hàng, rồi khâu hai mặt đệm ở các góc của ô vuông lại gọi là “bắt con”. Tiếp đến là công đoạn nhồi bông, phải nhồi làm sao cho chặt, đều các ô, mặt đệm phải căng, nhưng cũng không được nhồi quá chặt; nhồi bông xong, phải lấy gậy đập đều lên mặt đệm để các múi đệm hình ô vuông nhỏ căng phồng một cách đều đặn.

    Còn tại bản Đông, nhà nào cũng làm đệm, nhưng có gần 20 hộ đã đưa sản phẩm truyền thống này ra thị trường tiêu thụ thông qua các chợ phiên trong huyện, tỉnh và một số tỉnh lân cận, như: Lai Châu, Điện Biên, Lào Cai.

Liên kết: Kinh nghiệm du lịch, Dượng Tony, Trên đường băng, Tin tức du lịch
Tổng hợp

Người đăng

Trần Thị Cẩm Nhi

Trần Thị Cẩm Nhi


Là thành viên từ ngày: 27/08/2018, đã có 2035 bài viết