Điểm danh các loại bánh đặc sắc miền Tây

15/08/2019
Điểm danh các loại bánh đặc sắc miền Tây
“Điểm danh” các loại bánh đặc sắc miền Tây trước khi lên đường đi du lịch sẽ giúp chúng ta bớt bỡ ngỡ khi lựa chọn thưởng thức. Đã nói đến bánh miền Tây thì ta khó lòng đếm hết được có bao nhiêu loại. Bởi đặc trưng nền nông nghiệp phát triển, nên từ lâu người dân nơi đây đã biết cách tận dụng sản vật sẵn có để chế biến thành những thức bánh thơm ngon.

Khám phá, Giải trí, Tham quan


Giữa cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, bầu không khí trong lành, nét hồn hậu thân thiện của con người cùng bao món ăn dân dã có thể làm say lòng biết bao du khách. Tuy nhiên nếu muốn “điểm danh” các loại bánh đặc sắc miền Tây được trọn vẹn thì cũng chẳng phải là điều dễ dàng. Thế nên trong bài viết này sẽ đề cập đến những món bánh ngon đặc sắc nhất, mang hương vị ngọt ngào tựa con người ở mảnh đất phương Nam này vậy.

Hiển thị dạng danh sáchHiển thị dạng lưới
  • Bánh bò rễ tre

    Bánh bò rễ treBánh bò rễ treSlideshow

    Bánh bò rễ tre miền Tây có hình dạng đơn giản nhưng cách làm đòi hỏi sự tỉ mỉ, chính xác cao như xay bột, ủ bột, lên men, hấp bánh… Món bánh bò rễ tre được người Châu Đốc, An Giang làm với công thức riêng. Bởi bột nổi tạo cho bánh những rẽ dọc chi chít giống “rễ tre”, thế nên dân gian gọi luôn là bánh bò rễ tre.

    Hương vị béo ngọt của bánh được tạo nên do nước cốt dừa và đường cát trong nguyên liệu. Một số nơi người ta có thể thay thế đường cát bằng đường thốt nốt. Khi bánh ra lò sẽ có màu vàng nâu, vị ngọt và hương thơm đặc trưng của đường thốt nốt.

  • Bánh bò thốt nốt

    Bánh bò thốt nốtBánh bò thốt nốtSlideshow

    Bánh bò thốt nốt được làm từ trái thốt nốt, một loại cây trồng có nhiều ở xứ Châu Đốc, An Giang. Muốn làm món bánh này phải hơi mất công một chút. Trước tiên, gạo phải là gạo nàng Nhen cũ, đặc sản vùng Bảy Núi, xay thành bột. Mài trái thốt nốt già chín, gạn lấy bột. Đường thốt nốt chọn loại đường tán, không lẫn tạp chất và một ít nước cốt dừa.

    Sau khi ủ và làm bánh hấp chín thì giở xửng lấy bánh ra, rắc một ít dừa nạo lên, và dùng “lá soong”, thứ lá đặc biệt ở vùng Châu Đốc, hoặc lá chuối xiêm gói bánh lại là xong. Bánh bò thốt nốt ra lò có màu vàng ruộm và nóng hổi. Khi thưởng thức chúng ta sẽ cảm nhận được vị xôm xốp của bánh, ngọt béo của đường, của dừa, hòa lẫn mùi thơm thoảng đặc trưng của đường thốt nốt xông lên tận mũi.

  • Bánh ống

    Bánh ốngBánh ốngSlideshow

    Để làm bánh ống người ta phải dùng ống kim loại dựng đứng, rồi đổ bột nếp đã được chế biến sao cho hơi ướt mà vẫn tơi xốp đầy ống. Chờ một ít phút sau, bánh chín và rút que khỏi ống là ta đã có được chiếc bánh nóng hổi và dậy mùi thơm phức.

    Khi chúng ta đến mua, người bán sẽ rạch một bên chiếc bánh và cho vào từng muỗng nhỏ cơm dừa nạo trắng muốt, thêm đường, mè rồi gói lại. Chỉ cần thưởng thức một miếng bánh nhỏ thôi là chúng ta đã cảm nhận được hương vị ngọt ngào, beo béo và vị mặn mà chứa đựng trong những muỗng muối mè thơm phức khó quên.

  • Bánh đúc lá dứa

    Bánh đúc lá dứaBánh đúc lá dứaSlideshow

    Bánh đúc lá dứa miền Tây tuy bình dị là thế nhưng lại có sức hấp dẫn đặc biệt. Chúng được thể hiện qua hương vị ngọt lịm của đường, vị béo của nước cốt dừa, vị bùi của đậu phộng cùng hương thơm ngào ngạt của lá dứa. Món ăn kết hợp giữa bột gạo, lá dứa, dừa nạo và đậu phộng. Có thể nói đây chính là thức quà vặt đi vào tiềm thức, ký ức tuổi thơ của biết bao đứa trẻ lớn lên ở miệt sông nước này.

  • Bánh da lợn

    Bánh da lợnBánh da lợnSlideshow

    Bánh da lợn được làm từ bột gạo, bột năng và lá dứa, đậu xanh. Nhờ đó mà nó không chỉ có màu xanh đẹp mắt, mùi thơm của lá dứa thoang thoảng mà còn có vị ngọt thanh tao của đường. Khi làm bánh những người thợ khéo tay còn xay sầu riêng trộn chung với nhân bánh để tạo mùi vị hấp dẫn hơn. Cùng với món bánh chín tầng mây của miền Bắc, bánh da lợn miền Tây đã trở thành một món ăn vặt dân dã mà khó quên trên mọi nẻo đường đất nước.

  • Bánh lá mít

    Bánh lá mítBánh lá mítSlideshow

    Bánh lá mít có nguồn gốc từ ông bà xưa ờ làng quê, trong những thời kỳ đất nước còn chiến tranh và thiếu thốn. Sở dĩ có cái tên độc đáo như vậy là vì sau khi nhào, nặn, người làm sẽ trét một lớp bột mỏng lên lá mít rồi đem đi hấp. Khi ăn chúng ta sẽ tách bánh ra khỏi lá mít, cho vào đĩa rồi chan ngập nước dừa, đậu phộng lên trên.

    Bạn phải dùng đũa hoặc dĩa để lấy từng miếng bánh cùng nước cốt dừa cho vào miệng nhai từ từ. Vị béo, ngọt của nước cốt dừa, vị dai dai của bánh, mùi thơm thoang thoảng của lá mít có thể khiến chúng ta “ăn mãi vẫn còn thèm”.

  • Bánh tằm bì

    Bánh tằm bìBánh tằm bìSlideshow

    Bánh tằm bì là sự kết hợp thú vị giữa món mặn và món ngọt. Bởi thành phần có sợi bánh làm từ bột gạo, thịt thái mỏng, sợi bì, ăn kèm với rau thơm, dưa leo, giá sống nhưng lại có thêm cốt dừa. Sợi bánh mềm dai kết hợp với sợi bì giòn giòn, thịt lợn thái mỏng cùng nước cốt dừa đã tạo nên một món ăn độc đáo mà ngon miệng, hấp dẫn. Nước cốt dừa khi kết hợp cùng các thành phần lại khiến món ăn thêm bùi, béo. Được xem là món ăn đặc sản của người dân Bạc Liêu, nhưng khách du lịch miền Tây có thể thấy bánh tằm bì được bán nhiều ở khắp tỉnh.

  • Bánh gan

    Bánh ganBánh ganSlideshow

    Sở dĩ có tên là bánh gan là bởi sau khi được nướng xong, bổ bánh ra ta sẽ thấy màu sắc và những lỗ nhỏ li ti rất giống gan heo. Người ta phải dùng đường thẻ, loại đường không quá ngọt lại cho cảm giác thanh mát, không quá gắt để làm bánh.

    Bánh gan heo không dùng bột mà chỉ được làm từ trứng vịt, dừa khô, đường, hồi và dầu ăn. Khi thưởng thức, bánh có vị thơm, béo và hơi tanh. Bánh gan được ví như là bánh Pudding của Việt Nam bởi khi ăn vào có mùi vị rất giống bánh Pudding được người Châu Âu làm vào đêm Giáng sinh.

  • Bánh khoai mì

    Bánh khoai mìBánh khoai mìSlideshow

    Chỉ có ba thành phần chính cực kỳ đơn giản là khoai mì, bột, đường, bánh khoai mì, nhưng bánh khoai mì vẫn chứng minh được sức hút không tưởng của mình qua bao thế hệ. Khoai mì nướng được chia làm hai dạng là khoai mì được luộc chín, tán nhuyễn, vo lại thành miếng tròn và được mang nướng vàng trên than hồng. Dạng thứ hai là bánh khoai mì nướng thành ổ, khoai mì được bào thật nhuyễn trộn với bột, cho vào khung vào mang đi nướng vàng đều hai mặt.

  • Bánh tai yến

    Bánh tai yếnBánh tai yếnSlideshow

    Ban đầu, người ta vẫn hay gọi là bánh tổ yến do hình dạng bên ngoài đặc biệt, nhưng sau lại đọc chệch thành tai yến. Bánh tai yến có thành phần, cách thức chế biến khá giống bánh xèo. Điểm khác biệt chính là động tác cho bột vào chảo dầu của người làm phải nhanh, dứt khoát để bột bám vào nhau thành hình tròn, không bị dây ra xung quanh. Thành phẩm ra lò chính là chiếc bánh với hình chiếc nón úp ngược, có phần bột giữa chín phồng lên, viền bánh cong lại, rám vàng.

Liên kết: Kinh nghiệm du lịch, Dượng Tony, Trên đường băng, Tin tức du lịch
Nguồn: Tổng hợp.

Người đăng

Anh Tran

Anh Tran

Freedom is nothing but a chance to be better.


Là thành viên từ ngày: 06/11/2018, đã có 667 bài viết