Độc đáo ngôi chùa đồng lớn nhất Châu Á trên non thiêng Yên Tử

02/10/2019
Độc đáo ngôi chùa đồng lớn nhất Châu Á trên non thiêng Yên Tử
Yên Tử, nơi Đất Trời giao hòa, gió mây vấn vương như rồng chầu hổ phục. Hàng trăm năm qua, bầu nguyên khí dưới cánh rừng Yên Tử vẫn tiếp truyền nguồn năng lượng tinh khôi vào từng hơi thở, từng bước chân của du khách. Mái chùa, phiến đá tĩnh tại kể chuyện về một vị Vua hóa Phật ...

Khám phá, Lễ hội, Tín ngưỡng, Hành hương

 
Hiển thị dạng danh sáchHiển thị dạng lưới
  • Hành trình tìm về miền Đất Phật

    Hành trình tìm về miền Đất PhậtHành trình tìm về miền Đất PhậtSlideshow

    Yên Tử vốn được biết đến vơi phong cảnh rừng núi hùng vĩ, là vùng đất Phật linh thiêng, hàng năm thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước đến thăm viếng. Trải qua thời gian, cảnh quan Yên Tử đã có những thay đổi, nhưng cơ bản vẫn giữ được nét đẹp cổ kính, hoang sơ vốn có của nó. Có lẽ đây chính là nét hấp dẫn riêng mà không phải nơi nào cũng có được.

    Khu di tích danh thắng Yên Tử là một quần thể chùa, am, tháp, tượng, rừng cây cổ thụ và cảnh vật thiên nhiên nằm rải rác từ dốc Đỏ theo chiều cao dần đến đỉnh núi. Quần thể di tích Yên Tử nằm gần đường 18A, thuộc xã Thượng Yên Công, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh.

    Danh thắng Yên Tử là cái nôi của Thiền phái Trúc Lâm từ cuối thế kỷ 13. Nằm trong cánh cung núi trùng điệp của khu Đông Bắc, đỉnh núi Yên Tử có chùa Đồng ở độ cao 1.068m so với mặt nước biển. Từ xưa, núi rừng Yên Tử đã nổi tiếng là nơi ngoạn mục và được liệt vào Danh sơn đất Việt.

  • Ngôi chùa trên núi thiêng Yên Tử

    Ngôi chùa trên núi thiêng Yên TửNgôi chùa trên núi thiêng Yên TửSlideshow

    Thiên Trúc Tự hay còn gọi là Chùa Đồng Yên Tử (mới) do các nghệ nhân đúc đồng ở Ý Yên, Nam Định thực hiện theo mẫu chùa Dâu Keo (Thuận Thành, Bắc Ninh). Toàn bộ công trình gồm Chùa, tượng Phật, chuông nặng hơn 70 tấn, được đúc bằng đồng nguyên chất nhập từ Australia, với khoảng hơn 4.000 cấu kiện, cấu kiện nặng nhất có trọng lượng 1,4 tấn, được lắp đặt trực tiếp trên đỉnh núi. Trong đó, mỗi viên ngói nặng khoảng 4kg, 4 cột chùa mỗi cột nặng 1 tấn. Quả chuông và khánh đồng nặng trên 250kg.

    Do vị trí cheo leo, đỉnh núi quanh năm mây mờ che phủ nên chùa được thiết kế đặc biệt với những phương pháp tối ưu nhất để chống chịu với thời tiết khắc nghiệt. Các hạng mục công trình khác như bậc đá lên xuống, lan can, sân hành lễ, lầu hóa vàng, nhà ghi công đức cũng đang được tôn tạo, mở rộng.

    Địa thế chùa được dựng mang vóc dáng một đóa sen khổng lồ, trong đó mỗi phiến đá là một cánh sen nở, chùa Đồng tọa lạc giữa đài sen. Địa thế nghiêng sang hai bên, phía Đông triền đá dốc nghiêng, phía Tây dốc đứng thành vực thẳm, lối đi chỉ vừa một bàn chân chênh vênh. Chùa quay về hướng Tây Nam, có bình đồ kiến trúc hình chữ “nhất”, một gian hai chái, cũng mang dáng như một bông sen nở. Chùa được chế tác hoàn toàn bằng đồng, diện tích gần 20m2, chiều cao từ nền đến nóc là 3,35m. Các họa tiết hoa văn trang trí mang phong cách thời Trần.

  • Quá trình xây dựng

    Quá trình xây dựngQuá trình xây dựngSlideshow

    Sư trụ trì chùa, Thượng tọa Thích Thanh Quyết cho hay, chùa Đồng – Yên Tử từng là nơi tu hành của vua Trần Nhân Tông, con trưởng của vua Trần Thánh Tông (1258-1308). Chùa xưa vốn được khởi dựng vào thời hậu Lê, do một bà phi của chúa Trịnh phát tâm công đức, làm bằng khung sắt, mái đồng, quy mô nhỏ như một khám thờ; ngoài ra tượng Phật, chuông, khánh bên trong đều được làm bằng đồng. Vào thời Lê – Trịnh, một nội nhân họ Trịnh dựng lại chùa mái lợp bằng đồng.

    Chùa xưa không còn, dấu tích còn lại là những lỗ chân cột đục sâu vào nền đá. Đây là ngôi chùa Đồng thứ tư được xây dựng trên đỉnh núi Yên Tử. Ngôi chùa Đồng đầu tiên được xây dựng từ thời Vua Cảnh Hưng (hậu Lê, năm 1780). Ngôi chùa Đồng đầu tiên này bị thiên nhiên làm hư hại, sau đó bị kẻ gian lấy cắp.

  • Hệ thống tượng Phật

    Hệ thống tượng Phật Hệ thống tượng Phật Slideshow

    Hệ thống tượng Phật trong chùa gồm 1 pho tượng Phật Thích Ca và 3 pho tượng Tam Tổ Trúc Lâm. Tượng có kích thước cao trung bình từ 0,45-0,87m tọa trên đài sen, trong đó 3 pho tượng Tổ được tạo tác lớn hơn. Tượng Thích Ca trong trang phục áo cà sa, tọa thiền với tư thế kiết già (thế liên hoa tọa). Tượng Đệ nhất Tổ (Trần Nhân Tông) mặc áo cà sa, tay úp lên hai đùi, tư thế ngồi “kiết già kiểu cát tường” hay còn gọi là “cát tường tọa” mắt nhìn xuống soi rọi nội tâm. Tượng Đệ nhị Tổ ( Pháp Loa) và Đệ tam Tổ (Huyền Quang) mặc áo cà sa, tư thế ngồi kiết già không lộ bàn chân, tay kết “định ấn”. Toàn bộ 3 pho tượng Tổ ngự trên đài sen đặt trên bệ, trang trí hoa văn hình sen, cúc, thị, lá lật, hoa văn sóng nước.

  • Hành hương non thiêng Yên Tử

    Hành hương non thiêng Yên TửHành hương non thiêng Yên TửSlideshow

    Xưa kia, đường lên núi Yên Tử, lên đỉnh Phù Vân huyền thoại, chỉ có một cách duy nhất là theo đường đi bộ, len lỏi theo lối mòn vượt qua bạt ngàn cây cỏ, dưới tán rừng trúc, rừng thông. Còn bây giờ, du khách có thêm một sự lựa chọn: theo đường cáp treo hiện đại vượt quãng đường trên 1km để có thể ngắm cảnh núi rừng Yên Tử từ trên cao, sau đó lại tiếp tục đi bộ đến thăm các điểm khác trong khu vực thắng cảnh.

    Hàng năm, lễ hội ở chùa Đồng và Yên Tử nói chung diễn ra vào ngày mùng 10 tháng Giêng (Âm lịch) và 3 ngày đầu năm. Ngoài ra, vào những ngày sóc, vọng hay lễ Vu Lan, Phật đản, nhiều Phật tử cả nước cũng về đây hành hương lên chốn Trúc Lâm Yên Tử linh thiêng để tỏ lòng thành kính với Đức Phật từ bi.

Liên kết: Kinh nghiệm du lịch, Dượng Tony, Trên đường băng, Tin tức du lịch
Tổng hợp

Người đăng

Nhu Nguyen

Nhu Nguyen


Là thành viên từ ngày: 15/08/2018, đã có 778 bài viết