Du lịch Quy Nhơn, khám phá mảnh đất võ Tây Sơn hào kiệt

21/10/2019
Du lịch Quy Nhơn, khám phá mảnh đất võ Tây Sơn hào kiệt
Với bề dày lịch sử, Quy Nhơn có nhiều di sản văn hóa thu hút du khách. Trong đó nổi bật nhất là mảnh đất võ Tây Sơn với nhiều chứng tích lịch sử hào hùng như: Bảo tàng Quang Trung, Gò Đá Đen, Làng Phú Lạc…

Khám phá, Giải trí

 
Hiển thị dạng danh sáchHiển thị dạng lưới
  • Bảo tàng Quang Trung

    Bảo tàng Quang TrungBảo tàng Quang TrungSlideshow

    Bảo tàng Quang Trung nằm tại thị trấn Phú Phong, huyện Tây Sơn, nơi còn lưu giữ rất nhiều di tích hiện vật liên quan đến phong trào Tây Sơn và ba anh em anh hùng dân tộc Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ. Quần thể bảo tàng Quang Trung - đền thờ Tây Sơn được xem là khu Bảo tàng danh nhân lớn nhất, không chỉ thu hút khách du lịch mà còn là một trong những điểm đến trau dồi học tập văn hóa lịch sử nổi tiếng ở nước ta.

    Một trong những trải nghiệm mà du khách không thể bỏ qua tại bảo tàng Quang Trung chính là xem võ thuật và trống trận Tây Sơn. Hòa cùng các thế võ, lạc trong nhịp trống trận, du khách như đưa tâm hồn ngược dòng thời gian quay về chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa mùa xuân Kỷ Dậu năm nào.

  • Làng Phú Lạc

    Làng Phú LạcLàng Phú LạcSlideshow

    Phú Lạc nằm cách Bảo tàng Quang Trung khoảng 2km về phía Tây Bắc. Nguyễn Ánh sau khi tiêu diệt nhà Tây Sơn đã thi hành chính sách trả thù tàn bạo. Phú Lạc bị tàn phá, đặc biệt là những di vật liên quan đến gia đình các lãnh tụ nhà Tây Sơn. Vì thế hiện nay Phú Lạc chỉ còn lại một số di tích chủ yếu dưới dạng phế tích ít ỏi về nhà Tây Sơn.

    * Di tích Gò Lăng: Thuộc đất xóm Phú Thọ Chính, giáp với Phú Thọ Nam. Tương truyền đây là nền nhà và vườn của ông bà Hồ Phi Phúc-Nguyễn Thị Đồng. Di tích kiến trúc ở đây đã bị hủy hoại, dấu vết còn lại là một nền nhà bằng phẳng và mảnh vườn rộng khoảng 2 sào. Trên mảnh vườn còn một số cây cổ thụ.

    * Di tích đình Phú Lạc: Nằm trên đất xóm Phú Thọ Nam, vốn chỉ có một gian hai chái. Đình trước đây bề ngoài là nơi thờ thành hoàng đế che mắt chính quyền nhà Nguyễn, nhưng trên thực tế là thờ "ba ngài Tây Sơn" Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ. Hàng năm vào ngày 15/11 âm lịch làng tổ chức lễ tế hiệp "Ba ngài" dưới danh nghĩa cúng thường tân (cơm mới).

    * Di tích Hố Huyệt: Nằm dưới chân núi Hòn Một thuộc dãy núi ngang phía nam sông Kôn, nay thuộc xã Bình Tường (cùng huyện). Tương truyền đấy là 2 nấm mộ của ông bà Hồ Phi Phúc và Nguyễn Thị Đồng. Sau khi Tây Sơn thất bại triều đình nhà Nguyễn phái quân về đây quật phá. Dấu tích còn lại này là hai hố huyệt cách nhau gần 1m.

    * Di tích khu Trường Dược: Còn gọi là Gò Trường Dược, nằm ở phía hữu ngạn suối Bà Trung, phía tây Phú Lạc. Hiện nay khu này chỉ còn là gò đất có diện tích hơn 2 mẫu dùng để trồng trọt.

  • Điện Tây Sơn

    Điện Tây SơnĐiện Tây SơnSlideshow

    Điện Tây Sơn là nơi thờ ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ, nay nằm trong khu vực nhà Bảo tàng Quang Trung thuộc khối I, thị trấn Phú Phong huyện Tây Sơn. Điện thờ này xây dựng mới lần đầu được khánh thành năm 1960 và qua nhiều lần nâng cấp tôn tạo với quy mô hơn nhưng không khác mấy so với năm 1960. Điện Tây Sơn mang trong mình nó cả một câu chuyện lịch sử dài.

    * Hai cây me cổ thụ: Bên cạnh điện Tây Sơn cành lá xum xuê che rợp cả một góc vườn. Trong đó có cây me bên trái điện nhiều tuổi hơn, gốc cây có chu vi 3.5m. Cùng bến Trường Trầu, Cây Me đã đi vào ký ức của dân địa phương trong một câu ca trữ tình đượm màu lịch sử.

    * Giếng nước: Ở bên phải điện Tây Sơn, đường kính 0.9m, trước đây xây bằng đá ong và không sâu như bây giờ. Sau này dân làng vét sâu thêm và xây thành giếng cao hơn mặt đất 0.8m để làm giếng chung cho cả làng.

  • Gò Đá Đen

    Gò Đá ĐenGò Đá ĐenSlideshow

    Nằm cách bảo tàng Quang Trung khoảng 500m về phía bắc, Gò Đá Đen là một bãi đất cao và rộng, đây vốn là một khu vực rừng hoang có diện tích ước khoảng 5ha chạy dài từ Phú Lạc đến giáp Bầu Đáo. Giữa gò nổi lên một tảng đá rất lớn có màu đen nhánh, vì thế mà nhân dân gọi gò này là Gò Đá Đen.

  • Đàn Kính thiên

    Đàn Kính thiênĐàn Kính thiênSlideshow

    Ấn Sơn là ngọn núi thấp, được bao bọc bởi những dãy núi cao trùng điệp. Với người dân Bình Định từ xa xưa, ngọn Ấn Sơn là nơi linh khí tụ hội. Đàn Kính Thiên được xây dựng trong phạm vi ngọn Ấn Sơn, rộng 46 ha. Trong đó, điểm đặt đàn tế là đỉnh núi Ấn. Đàn tế có 2 tầng nền gồm hình vuông bên dưới và hình tròn bên trên tượng trưng cho trời và đất. Quanh khu Đàn tê từ đỉnh Ấn Sơn đi xuống còn có Đền Ấn, trong đó có khu vực đặt bài vị của ba anh em nhà Tây Sơn, hồ bán nguyệt, nghi môn, nhà quản lý khu di tích…

Liên kết: Kinh nghiệm du lịch, Dượng Tony, Trên đường băng, Tin tức du lịch
Tổng hợp

Người đăng

Trần Thị Cẩm Nhi

Trần Thị Cẩm Nhi


Là thành viên từ ngày: 27/08/2018, đã có 2035 bài viết