1. Hàn Quốc
Tại xứ sở kim chi xinh đẹp này, Tết cổ truyền được gọi với cái tên Seollal – là dịp lễ truyền thống quan trọng nhất. Trước khi năm mới đến, người Hàn thường tắm nước nóng để gột rửa những điều không may mắn trong năm cũ. Họ đốt lửa bằng những thanh củi trong đêm giao thừa, vì tiếng nổ của gỗ sẽ xua tan ma quỷ.
Vào những ngày đầu năm mới, người dân địa phương Hàn Quốc sẽ mặc những bộ trang phục truyền thống là Hanbok với đa dạng màu sắc. Sau đó họ sẽ làm những nghi lễ cúng bái tổ tiên vào mùng 1 và ăn món tteokguk. Ngoài ra, còn có rất nhiều các nghi lễ cổ truyền được tổ chức tại Hàn Quốc. Ở một số nơi, họ còn chào đón năm mới bằng cách đi thăm bãi biển phía Đông – là nơi có thể nhìn ngắm những tia nắng đầu tiên của mặt trời.
2. Singapore
Ngày Tết ở Singapore cũng được tổ chức cùng thời điểm với Tết Nguyên đán cổ truyền ở Việt Nam. Lễ hội mùa xuân tại Singapore diễn ra gồm 3 sự kiện chính đó là: Lễ hội đón năm mới tại khu phố người Hoa, lễ diễu hành Chingay và lễ hội River Hongbao.
Đến du lịch Singapore trong dịp lễ Tết này, bạn và gia đình có thể tham gia nhiều trò chơi và thoải mái mua sắm tại các phiên chợ của người Hoa. Cùng với sự giao thoa văn hóa các nền dân tộc quanh khu vực, đến Singapore trong những ngày đầu năm, du khách còn có thể được nhận những phong bao lì xì may mắn.
3. Mông Cổ
Ngày Tết cổ truyền của người Mông Cổ được gọi là ngày Tsagaan Sar hoặc tết Tháng Trắng. Với người dân địa phương, Tsagaan Sar là lễ hội báo hiệu kết thúc một mùa đông kéo dài, lạnh lẽo và chào đón mùa xuân ấm áp tươi vui. Ngoài ra đây còn là dịp để gia đình và mọi người cùng nhau quây quần bên mâm cơm gia đình ấm cúng, hạnh phúc.
Trong ngày Tết, người dân sẽ tụ họp lại trong nhà của người già nhất vùng để trao đổi các món quà cho nhau, đặc biệt là trẻ em. Sau đó, họ sẽ cùng nhau thưởng thức những món ăn truyền thống như: cơm và sữa đông, cơm và nho khô, thịt cừu nướng… Đặc biệt, thường những người phụ nữ trong gia đình Mông Cổ sẽ trữ một số lượng lớn bánh buuz trong dịp Tết để dùng nhiều ngày.
4. Triều Tiên
Ban đầu, Tết Nguyên Đán của người Triều Tiên được tổ chức vào tháng 10 và tháng 11, dần dần, họ cũng chuyển sang đón Tết Nguyên Đán vào ngày mùng 1 tháng giêng giống với những quốc gia châu Á khác. Trong dịp đặc biệt này, bên cạnh bữa cơm sum họp gia đình, người dân cũng nơi đây cũng đến khu vực công cộng để tham gia các trò chơi dân gian như thả diều, nhảy dây, mừng tuổi cho trẻ em.
Tết Nguyên Đán, hay Seollal, từng bị lãng quên từ lâu, mãi đến tận năm 1989 nhà lãnh đạo Triều Tiên lúc đó là Kim Jong Il đã giúp nó trở lại và trở thành ngày lễ được mong đợi nhất năm. Dịp Tết mọi người sẽ cùng quây quần bên nhau, chơi các trò chơi và thưởng thức những món ăn truyền thống như tteokguk (súp bánh gạo), món ăn mang ý nghĩa giúp cho mọi người sống thọ hơn. Vào đêm 30 Tết, mọi người sẽ cùng nhau dọn dẹp nhà cửa, trang trí bằng tranh Tết, câu đối và cùng nhau làm mâm cơm Tết. Sáng mồng 1, người lớn tuổi nhất trong gia đình sẽ thực hiện lễ Tạ ơn gia tiên.
5. Malaysia
Malaysia là đất nước đa sắc tộc, trong đó phần lớn là người gốc Hoa, họ cũng đón Tết Nguyên Đán theo âm lịch. Vào dịp này, người Malaysia cũng sẽ dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, nhằm quét dọn những xui xẻo trong năm cũ đón chào những may mắn trong năm mới. Họ cũng rất thích trang trí nhà bằng những món đồ màu đỏ nhằm mang lại nhiều may mắn.
Tết Nguyên Đán cũng là ngày sum họp và đoàn tụ, người Malaysia sẽ chuẩn bị mâm cỗ để cúng tổ tiên, lì xì cho trẻ nhỏ, người chưa lập gia đình. Vào những ngày này du khách ghé đến sẽ được gia chủ tiếp đón bằng những món ăn, đồ uống ngon, đặc biệt trong đó không thể thiếu được quýt. Bữa ăn ngày Tết sẽ bao gồm đầy đủ các thành viên trong gia đình, họ hàng. Ngoài ra còn có các tiết mục múa hát, múa lân sư rồng chào đón năm mới vô cùng nhộn nhịp, sôi động.
6. Trung Quốc
Ngày Tết ở Trung Quốc cũng tương tự như Việt Nam chúng ta vậy, bắt đầu từ mùng 8 tháng 12 âm lịch. Khi đó mọi người dân Trung Quốc trên khắp thế giới sẽ kéo về quê ăn tết đoàn tụ với gia đình. Bởi thế mà người dân Trung Quốc mới có cụm từ “Xuân vận” hay “Cuộc di cư mùa xuân”, là lúc hàng trăm triệu người Trung Quốc về quê ăn Tết Âm lịch. Đó là cuộc di cư thường niên lớn nhất của loài người trên Trái Đất.
Trước ngày Tết, người ta sẽ làm vệ sinh nhà cửa để xóa đi xui xẻo và mua những cành đào về nhà trang trí, vì đào tượng trưng cho tài lộc. Người dân bản địa cũng chia ra các mùng riêng như mùng 1 là cầu rước thần linh, mùng 2 là tôn thờ các loại chó và cho chúng ăn thật no, mùng 3 – 4 là con rể sang nhà chào hỏi ba mẹ vợ, mùng 5 là lúc tất cả mọi người phải ở nhà đón thần tài… Có một điểm độc đáo là trong lịch của người Trung Quốc thì mỗi năm tương ứng với một con vật nên "năm của con vật” nào thì người ta thường tránh ăn thịt con vật đó vào ngày đầu năm.