Hành hương núi Bà Đen Tây Ninh trong tháng xá tội vong nhân

20/08/2020
Hành hương núi Bà Đen Tây Ninh trong tháng xá tội vong nhân
Có độ cao 986m nổi bật giữa trời xanh, núi Bà Đen là nóc nhà của Nam Bộ. Cùng với núi Sam Châu Đốc (An Giang), núi Bà Đen Tây Ninh là địa điểm hành hương, du lịch thu hút rất đông các tín đồ Phật giáo viếng bái hằng năm.

Khám phá, Tín ngưỡng, Hành hương, Tham quan

Trong tháng xá tội vong nhân này, vì hạn chế đi lại nên nếu bạn đang ở Tây Ninh hoặc các tỉnh lân cận bạn có thể đến đây cầu phúc, xá tội cho vong thân của mình.
Hiển thị dạng danh sáchHiển thị dạng lưới
  • NÚI BÀ ĐEN Ở ĐÂU?

    NÚI BÀ ĐEN Ở ĐÂU?NÚI BÀ ĐEN Ở ĐÂU?Slideshow

    Núi Bà Đen nằm cách thị xã Tây Ninh khoảng 8km, được biết đến như là nóc nhà của vùng Nam Bộ, với đỉnh cao nhất là 986m, diện tích 24km2, được hình thành bởi ba ngọn núi: núi Heo, núi Phụng, núi Bà Đen. Nhìn từ xa, núi Bà Đen như một chiếc nón lá khổng lồ đang nằm úp xuống đồng ruộng xanh tươi bao la, lúc thì nổi bật giữa nền trời xanh, lúc thì ẩn hiện dưới từng gợn mây bảng lảng lẫn trong sương tạo nên một cảm giác huyền bí, rất tâm linh.

  • NHỮNG CÂU CHUYỆN LINH THIÊNG CỦA BÀ ĐEN VỚI 4 LẦN BÁO MỘNG

    NHỮNG CÂU CHUYỆN LINH THIÊNG CỦA BÀ ĐEN VỚI 4 LẦN BÁO MỘNGNHỮNG CÂU CHUYỆN LINH THIÊNG CỦA BÀ ĐEN VỚI 4 LẦN BÁO MỘNGSlideshow

    Tục truyền rằng, Bà Đen có tên thật là Lý Thị Thiên Hương, con một vị quan ở đất Trảng Bàng xuất gia đầu Phật, bị bọn Châu Thiện vây bắt, toan làm nhục. Khi chạy cùng đường, nàng đã nhảy xuống khe núi để tử tiết, sau linh hiển phù hộ giúp đỡ dân chúng trong vùng những lúc mất mùa đói kém hoặc gặp chuyện oan ức. Từ đó đến nay, núi Bà Đen nổi danh là một địa thế linh hiển, kỳ bí, nhiều phép lạ, khó ai giải thích được. Đặc biệt với 4 lần báo mộng của “bà Đen” như:

  • Lần báo mộng thứ nhất: Nàng Hương báo mộng nhờ tìm xác

    Lần báo mộng thứ nhất: Nàng Hương báo mộng nhờ tìm xácLần báo mộng thứ nhất: Nàng Hương báo mộng nhờ tìm xácSlideshow

    Sau khi nàng Hương tự vẫn 3 ngày đã về báo mộng cho sư Trí Tân – người đã nuôi dưỡng chồng bà là Lê Sỹ Triệt, trong hình dáng một người phụ nữ đen đúa kể lại sự tình: “Đệ tử là Thiên Hương 18 tuổi, chẳng may bị gia nô của quan huyện Trảng Bàng vây bắt, phải nhảy xuống khe núi quyên sinh tử tiết. Nhờ căn tu kiếp trước nên xác 3 ngày vẫn còn nguyên, kính xin sư phụ xuống triền núi đông nam tìm thi hài đệ tử về mai táng giùm.”

    Vị hòa thượng theo lời báo mộng lên núi tìm thấy xác Thiên Hương, đem về chôn cất đàng hoàng. Vì người phụ nữ báo mộng rất đen đúa nên vị sư gọi là nàng Đen. Người đời sau gọi là Bà Đen để tỏ lòng tôn kính.

  • Lần báo mộng thứ hai: Nàng Hương báo mộng chỉ đường cho chúa Nguyễn Ánh chạy thoát thân

    Lần báo mộng thứ hai: Nàng Hương báo mộng chỉ đường cho chúa Nguyễn Ánh chạy thoát thânLần báo mộng thứ hai: Nàng Hương báo mộng chỉ đường cho chúa Nguyễn Ánh chạy thoát thânSlideshow

    Khi bị quân Tây Sơn đánh đuổi, chúa Nguyễn Ánh liền sai quan phi ngựa lên cầu nàng mách giùm cách thoát nạn sau khi nghe đồn về sự linh thiêng của nàng. Thiên Hương báo mộng mách Nguyễn Ánh qua Xiêm tá binh để chờ sau khôi phục cơ nghiệp, đồng thời chỉ đường chạy thoát thân cho.

  • Lần thứ ba: Nhập xác hiển linh

    Lần thứ ba: Nhập xác hiển linh Lần thứ ba: Nhập xác hiển linh Slideshow

    Câu chuyện sự tích núi Bà Đen được đồn đại đến tai Thượng Quốc công Lê Văn Duyệt. Ông bèn lên núi tìm hiểu hư thực, và hứa dâng sớ về triều phong chức cho cô gái họ Lý này, nếu cô linh hiển cho ông thấy tận mắt sự thật. Cô đã nhập vào xác một đứa con gái, nói rằng: “Hồn của thượng quan sau này sẽ được chức thần kỳ vinh hiển, nhưng xác của thượng quan sẽ bị hành hạ”.

    Lê Văn Duyệt nói: “Bổn chức không cầu xin cho biết tương lai mình, mà chỉ muốn biết rõ căn nguyên của nàng”.

    Xác cô gái rơi nước mắt, kể lại câu chuyện chết oan ức của mình, và nhắc lại duyên nợ tiền định với chàng Lê Sỹ Triệt. Vì chỉ là vợ chồng trên danh nghĩa nên sau khi mất nàng trở thành tiên thánh, xuống cõi trần thế để cứu nhân độ thế. Kể dứt lời, cô gái nọ té nhào, bất tỉnh hồi lâu mới dậy. Lê Văn Duyệt đã thay mặt vua, phong cho cô chức vị “Linh Sơn Thánh Mẫu”, ngự ở Núi Một, tức là núi Bà Đen ngày nay ở Tây Ninh.

  • Lần báo mộng thứ tư: Tìm lại tượng Bà

    Lần báo mộng thứ tư: Tìm lại tượng BàLần báo mộng thứ tư: Tìm lại tượng BàSlideshow

    Sau năm 1940, quân Pháp và quân Nhật lần lượt chiếm đóng núi Bà Đen và phá hủy hoàn toàn Linh Sơn Điện. Tượng Bà bằng đồng, màu đen bị chúng cướp và thất lạc. Trong lần thất lạc đầu tiên Bà đã báo mộng cho một nhà giáo là Nguyễn Văn Hảo đến chùa Phước Lâm sẽ gặp Bà. Và ông đã cùng bạn bè xây cất lại nơi thờ Bà trên núi và đặt tên là Linh Sơn Tự. Đến năm 1970 Linh Sơn Tự lại bị cháy do bom đạn, tượng Bà lại một lần nữa thất lạc. Năm 1975, ni sư Diệu Nghĩa, đệ tử đời sau của sư Nguyên Chất đã xây lại chùa. Lần này, ngôi chùa có tên là Linh Sơn Tiên Thạch Tự. Năm 1992, ni sư Diệu Nghĩa đã cùng tín đồ tái thiết ngôi chùa suốt 3 năm. Ngày nay, ngôi chùa thật khang trang và rộng rãi, sẵn sàng cung nghinh khách hành hương viếng Bà, lễ Phật.

  • CÁC NGÔI CHÙA LINH THIÊNG TRÊN NÚI BÀ ĐEN

    CÁC NGÔI CHÙA LINH THIÊNG TRÊN NÚI BÀ ĐENCÁC NGÔI CHÙA LINH THIÊNG TRÊN NÚI BÀ ĐENSlideshow

    Trải khắp từ chân núi lên đến đỉnh là quần thể kiến trúc gồm điện, chùa, miếu, tháp… đều mang những đặc trưng của văn hóa Phật giáo và tín ngưỡng dân gian.

  • Chùa Bà Đen (Linh Sơn Tiên Thạch Tự)

    Chùa Bà Đen (Linh Sơn Tiên Thạch Tự)Chùa Bà Đen (Linh Sơn Tiên Thạch Tự)Slideshow

    Tọa lạc ở độ cao 350m giữa lưng chừng núi Bà Đen, đây là điểm hành hương chính và là ngôi chùa chính trong hệ thống chùa chiền tại đây. Chùa Bà Đen là nơi đặt bức tượng Bà Đen bằng đồng. Ngôi chùa Bà Đen được trùng tu lại và khởi dựng lại vào năm 1997. Chùa vẫn giữ lại hai cột đá xanh được tạc thời thời Tổ Tâm Hòa (1919) ở tiền đường, mỗi cột cao tới 4.5m đường kính 0.45m. Trong điện thờ còn có tượng Phật Thích Ca cao 2.5m, hai bên là các tượng Bồ Tát, Thập Bát La Hán vô cùng uy nghiêm.

  • Chùa Linh Sơn Hoà Đồng

    Chùa Linh Sơn Hoà ĐồngChùa Linh Sơn Hoà ĐồngSlideshow

    Men theo các bậc thang bên hông chùa Bà Đen, đi theo bảng chỉ dẫn sẽ lên tới Chùa Linh Sơn Hoà Đồng (Chùa Hoà Đồng), ngôi chùa được xây dựng theo kiến trúc quen thuộc của chùa miếu Nam bộ. Chùa Hoà Đồng rất tĩnh mịch, bình yên. Lối dẫn vào chùa được xây dựng thiết kế như cây cầu gỗ và mái che được lợp bởi những tán cây rừng. Trên đường hành hương đến đây, du khách còn có dịp chiêm bái tượng Phật Thích Ca Mâu Ni nhập Niết Bàn.

  • Chùa Linh Sơn Long Châu (Chùa Hang)

    Chùa Linh Sơn Long Châu (Chùa Hang)Chùa Linh Sơn Long Châu (Chùa Hang)Slideshow

    Đi qua khu vực Linh Sơn Tiên Thạch Tự và leo thêm gần 100 bậc thang nữa, du khách sẽ đến Chùa Hang. Chùa được thành lập năm 1830, trùng tu năm 1995, theo hệ phái Bắc Tông.

  • Chùa Quan Âm

    Chùa Quan Âm Chùa Quan Âm Slideshow

    Chùa Quan Âm hay còn gọi là Động Ba Cô, là ngôi chùa nằm cao nhất trong quần thể chùa Bà Đen. Nơi đây có Quan Âm Tự thờ Quan Thế Âm Bồ Tát cùng nhiều miếu và hang động nhân tạo thờ Cô và thờ Mẫu. Các hang động được hình thành bởi những phiến đá khổng lồ tự nhiên, sau đó được trang trí thêm các thạch nhũ ở trên trần hang rũ xuống và tạo thêm tiếng nước chảy róc rách xung quanh, tạo cảm giác vừa linh thiêng vừa kỳ bí.

  • Chùa Linh Sơn Phước Trung (Chùa Trung)

    Chùa Linh Sơn Phước Trung (Chùa Trung)Chùa Linh Sơn Phước Trung (Chùa Trung)Slideshow

    Ảnh: Wikimapia.org

    Chùa nằm ở vị trí chân núi Bà Đen ngay lối cổng ra vào Khu du lịch quốc gia Núi Bà Đen nên rất thuận tiện cho du khách lui tới chiêm bái. Chùa theo hệ phái Bắc Tông, được thành lập năm 1876 và cùng thờ Linh Sơn Thánh Mẫu.

    Cũng như Chùa Bà Đen, chùa Trung sở hữu kiến trúc đặc trưng của Phật giáo miền Nam với những hoạ tiết phù điêu hoa lá, vân mây tinh tế và đặc sắc. Mái chỉ vuốt nhẹ cong nổi bật giữa nền trời. Chùa còn sở hữu khu vườn rộng rãi rợp bóng bồ đề, có vườn tượng kỷ niệm ngày thái tử Tất Ðạt Ða vừa mới sinh ra đã bước đi 7 bước, làm nở theo 7 đoá sen hồng.

Liên kết: Kinh nghiệm du lịch, Dượng Tony, Trên đường băng, Tin tức du lịch
Tổng hợp

Người đăng

Trần Thị Cẩm Nhi

Trần Thị Cẩm Nhi


Là thành viên từ ngày: 27/08/2018, đã có 2035 bài viết