Hành hương về đất Phật, ghé thăm Yên Tử, Tây Thiên, Bái Đính

14/02/2019
Hành hương về đất Phật, ghé thăm Yên Tử, Tây Thiên, Bái Đính
Xuân về là thời điểm người người nô nức hành hương trẩy hội đầu năm. Những chuyến đi vui vẻ cho một năm mới bình an, tâm trí thanh sạch là điều ai cũng mong muốn. Hành trình về miền đất Phật, bên nên ghé thăm chùa Yên Tử, Tây Thiên, Bái Đính để tận hưởng không gian tâm linh ấn tượng.

Khám phá, Lễ hội, Tín ngưỡng, Hành hương

 
Hiển thị dạng danh sáchHiển thị dạng lưới
  • Chùa Bái Đính – Điểm du lịch tâm linh ấn tượng

    Chùa Bái Đính – Điểm du lịch tâm linh ấn tượng Chùa Bái Đính – Điểm du lịch tâm linh ấn tượng Slideshow

    Chùa Bái Đính là một quần thể chùa nằm trên núi Bái Đính ở Gia Viễn - Ninh Bình. Chùa với nhiều kỷ lục được xác lập bởi Trung tâm kỷ lục Việt Nam như: Khu chùa rộng nhất Việt Nam; Tượng Phật bằng đồng lớn nhất Đông Nam Á; hai quả chuông lớn nhất Đông Nam Á; chùa có nhiều tượng La Hán lớn nhất Việt Nam; Khu chùa có giếng lớn nhất Việt Nam...

    Với kiến trúc hoành tráng, đồ sộ, mang đậm bản sắc truyền thống, nơi đây đã trở thành một điểm đến hấp dẫn của Ninh Bình. Lễ hội chùa Bái Đính là một lễ hội xuân, diễn ra từ chiều ngày mùng 1 Tết, khai mạc ngày mùng 6 Tết và kéo dài đến hết tháng 3.

    Lễ hội chùa Bái Đính gồm 2 phần. Phần lễ gồm các nghi thức thắp hương thờ Phật, tưởng nhớ công đức Thánh Nguyễn Minh Không, lễ tế thần Cao Sơn và chầu thánh Mẫu Thượng Ngàn. Lễ hội chùa Bái Đính bắt đầu bằng nghi thức rước kiệu mang bài vị thờ Thần Cao Sơn, Đức Thánh Nguyễn và Bà chúa Thượng Ngàn từ khu chùa cổ ra khu chùa mới để tiến hành phần hội.

    Phần hội chùa Bái Đính gồm có các trò chơi dân gian, thăm thú hang động, vãn cảnh chùa, thưởng thức nghệ thuật hát Chèo, Xẩm, Ca trù đất Cố đô.

  • Chùa Yên Tử - Đất tổ Phật Giáo Việt Nam

    Chùa Yên Tử -  Đất tổ Phật Giáo Việt Nam Chùa Yên Tử -  Đất tổ Phật Giáo Việt Nam Slideshow

    Điểm đến đỉnh thiêng Yên Tử thu hút hàng triệu khách thập phương mỗi mùa khai hội. Núi Yên Tử (1.068 m) là ngọn núi cao trong dãy núi Đông Triều vùng đông bắc Việt Nam. Núi thuộc xã Thượng Yên Công, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh. Vốn là một thắng cảnh thiên nhiên, ngọn Yên Tử còn lưu giữ nhiều di tích lịch sử với mệnh danh "đất tổ Phật giáo Việt Nam".

    Khu di tích danh thắng Yên Tử bao gồm một hệ thống chùa, am, tháp và rừng cây cổ thụ hòa quyện với cảnh vật thiên nhiên, nằm rải rác từ dốc Đỏ đến núi Yên Tử theo chiều cao dần thuộc xã Thương Yên Công, thị xã Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh.

    Hệ thống cáp treo 2 chặng từ bến Giải Oan đến chùa Hoa Yên và từ chùa Hoa Yên tới khu vực tượng An Kỳ Sinh đã được nâng cấp, đảm bảo việc vận hành trơn tru. Đồng thời ban tổ chức cũng đã tăng cường hệ thống chiếu sáng trên đường từ cầu Giải Oan lên đến tận chùa Đồng nhằm tránh những tai nạn đáng tiếc xảy ra.

    Lễ hội Yên Tử bắt đầu từ ngày 10 tháng giêng âm lịch và kéo dài đến cuối tháng 3 âm lịch. Sau phần nghi lễ long trọng của lễ hội tổ chức dưới chân núi Yên Tử là cuộc hành hương của hàng vạn người đến với chùa Đồng ở trên đỉnh núi. Du khách đến hội chùa Yên Tử để được tách mình khỏi thế giới trần tục, thực hiện cuộc hành hương tôn giáo giữa thiên nhiên hùng vĩ. Thú vui "như hội" là leo núi, lên đỉnh cao nơi có chùa Đồng.

  • Chùa Tây Thiên – Tọa lạc nơi non nước hữu tình

    Chùa Tây Thiên – Tọa lạc nơi  non nước hữu tìnhChùa Tây Thiên – Tọa lạc nơi  non nước hữu tìnhSlideshow

    Nằm cách thủ đô Hà Nội khoảng 65 km về phía Tây Bắc, Khu danh thắng Tây Thiên (thuộc xã Đại Đình, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc) là một quần thể văn hóa du lịch tổng hợp, đã được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch xếp hạng di tích lịch sử văn hóa quốc gia từ năm 1991.

    Khu danh thắng Tây Thiên được tọa lạc trong lòng chảo rừng nguyên sinh Tam đảo, tại trung sơn điểm giữa các huyệt mạch quốc gia gồm Đền Hùng của nhà nước Văn Lang thời các vua Hùng dựng nước, Hoa Lư của cố đô nước Đại Việt, núi Tản- Sông Đà, các trụ xứ phật giáo thâm uy như Chùa Hương, Yên Tử; tất cả tạo nên một thế phong thủy vững chãi dựa vào mạch núi thiêng tỏa ra đồng bằng rộng mở và tràn xuống phương Nam, hướng về biển lớn.

    Danh thắng nổi tiếng nhất ở đây phải nói đến Thiền viện Trúc lâm An Tâm nơi đặt bức tượng phật nằm dài 19m ở trên cao, bên dưới là 6 cảnh quan kể lại hành trình ngộ đạo của đức Phật gồm những cảnh từ lúc thái tử Tất Đạt Đa ra đời cho đến khi thành đạo và nhập niết bàn.

    Ngoài ra, một điểm thu hút rất nhiều người đến chiêm bái là Đại Bảo tháp Tây Thiên - một kiệt tác nghệ thuật kiến trúc Phật giáo Kim Cương Thừa với ba tầng và cao 37m. Trong đạo Phật, bảo tháp có ý nghĩa vô cùng quan trọng vì là nơi chứa đựng tâm giác ngộ của chư Phật, thể hiện ngũ đại thanh tịnh (đất, nước, gió, lửa, không khí).

Liên kết: Kinh nghiệm du lịch, Dượng Tony, Trên đường băng, Tin tức du lịch
Tổng hợp

Người đăng

Ha Giang Nguyen

Ha Giang Nguyen


Là thành viên từ ngày: 15/08/2018, đã có 169 bài viết