Khám phá Sảng Tủng, hoang mạc đá độc nhất giữa Hà Giang

13/06/2019
Khám phá Sảng Tủng, hoang mạc đá độc nhất giữa Hà Giang
“Sống trên đá, chết nằm trong đá” – Chỉ khi đến với Hà Giang bạn mới có thể hiểu được lời bài hát vẫn nghêu ngao từ thưở nào. Đá trên đường đi, trên đồi nương, đá trong vườn nhà, đâu đâu cũng có đá. Trẻ con lớn lên cùng với đá và người già chết đi nằm trong đá...

Khám phá, Ẩm thực, Giải trí, Tham quan, Thưởng thức

 
Hiển thị dạng danh sáchHiển thị dạng lưới
  • Vùng đất khắc nghiệt nơi địa đầu tổ quốc

    Vùng đất khắc nghiệt nơi địa đầu tổ quốcVùng đất khắc nghiệt nơi địa đầu tổ quốcSlideshow

    Ai đã một lần lên mảnh đất địa đầu tổ quốc, đã qua những con đường cheo leo bên vách núi đá dựng đứng của Đồng Văn chắc hẳn sẽ hiểu được sự nhọc nhằn của mảnh đất này. Không ngoa để nói rằng, cuộc sống ở đây có lẽ khắc nghiệt nhất trên toàn Việt Nam, ở đâu cũng chỉ thấy đá và đá, con người như được sinh ra từ đá và chết vùi vào đá. Và trong cái không gian hơn 600km2 của miền đá khô khát miên man bất tận đó, những vẻ đẹp từ cuộc sống khắc nghiệt cũng hiện lên một cách kỳ diệu.

    Dốc Bắc Sum quanh co hiểm trở, núi đôi cô Tiên đẹp mơ màng, dốc Thẩm Mã, Chín Khoanh như dải lụa giữa cao nguyên, đèo Mã Pí Lèng hiểm trở bậc nhất, hẻm vực Tu Sản dựng đứng hàng trăm mét, đường lên Ma Lé chênh vênh như bám vào vách đá… Đá miên man bất tận, đá chất ngất kéo dài hàng trăm cây số, đá khô khốc và chết chóc, nhưng bạn phải đến “Hoang mạc đá Sảng Tủng” mới cảm nhận được sự cực hạn khó nhọc của con người và sự khô khốc chết chóc của đá.

  • Công viên địa chất đầu tiền của Việt Nam

    Công viên địa chất đầu tiền của Việt NamCông viên địa chất đầu tiền của Việt NamSlideshow

    Hoang mạc đá Sảng Tủng được biết đến như một dạng địa chất độc đáo của cao nguyên đá Đồng Văn. Đó là những kiểu núi dạng kim tự tháp hoặc hình nón bên trên nhọn hoặc hơi khum với sườn thẳng tắp một góc chừng 45 độ. Không có cây cối, chỉ có trập trùng đá xám gối vào đá xám mà thôi.

    Theo các nhà khoa học, dạng địa hình này được tạo ra bởi các dãy núi đá vôi bị phong hóa, trên bề mặt gần như không có lớp phủ thực vật. Đặc biệt, dạng địa hình này gần như chỉ xuất hiện từ độ cao 1.300m trở lên và nhiều nhất là trong khoảng 1.500 – 1.700m so với mực nước biển.

    Có rất nhiều bãi đá khác nhau ở cao nguyên Đồng Văn như “vườn thú đá Lũng Pù” với nhiều phiến đá hình con thú to nhỏ, hay như “bãi đá hải cẩu” ở Vần Chải, “vườn hoa đá” Khâu Vai, “rừng đá Sà Phìn – Lũng Táo”, “tháp kim Pả Vi”… Những bãi đá ấy vẫn gợi lên cảm giác về sự sống và người dân vẫn có thể gieo ngô vào các hốc đất nhỏ giữa những triền núi đá để mưu sinh.

    Nhưng hoang mạc đá Sảng Tủng thì lại như một bãi đá vụn hoang tàn. Gần như không có cây cối, không sông suối, cả cảnh quan của vùng đất này gợi lên sự hoang vu một cách kỳ lạ – đó cũng là lý do vì sao các nhà nghiên cứu gọi là hoang mạc đá. Cả vùng hoang mạc chỉ có mấy chục hộ dân sinh sống dưới những thung lũng nhỏ xen kẽ giữa các núi đá.

    Những ngôi nhà trình tường nhỏ bé trên khoảnh đất nhỏ hiếm hoi chỉ trồng được rất ít ngô hoặc cải bởi quanh năm thiếu nước và khí hậu khô cằn. Đó là những người Mông, Dao, Lô Lô đang kiêu hãnh đương đầu với thiên nhiên và viết nên bản hùng ca sinh tồn, nơi mảnh đất mà người ta vẫn nói rằng “con người ở đó sinh ra từ đá, lớn lên cùng đá, sống trên đá và chết vùi vào đá”.

  • Những món sản vật miền quê

    Những món sản vật miền quêNhững món sản vật miền quêSlideshow

    Nếu ai đã từng thưởng thức món thắng cố, lạp sườn và mèn mén của người Mông ở Lào Cai, khi đến Hà Giang hãy thưởng thức thêm một lần nữa. Những đặc sản của người Mông ở Hà Giang như them một lần ám ảnh miền quê đá.

  • + Lạp Sườn

    + Lạp Sườn+ Lạp SườnSlideshow

    Người Mông Hà Giang chế biến lạp sườn bằng cách đem lòng lợn rửa sạch nhiều lần, cuối cùng là rửa bằng rượu, phơi khô rồi thổi hơi để làm vỏ. Nhân của lạp sườn được làm bằng thịt thăn, thịt vai hoặc thịt mông lợn băm nhỏ, tẩm ướp gia vị và một chút rượu để làm chất lên men. Công đoạn tiếp theo là phơi khô khoảng ba nắng rồi treo lên nóc bếp, khói và hơi nóng của bếp lửa làm cho miếng thịt săn ngon hơn. Lạp sườn được chế biến theo hai cách, đó là thái lát rồi đem hấp trước khi ăn hoặc có thể đem rán.

  • + Mèn mén

    + Mèn mén+ Mèn ménSlideshow

    Mèn mén là món ăn gắn bó với đồng bào vùng cao từ bao đời nay. Đây là loại thực phẩm được dùng hàng ngày và trong các dịp lễ tết. Mèn mén chế biến khá dễ dàng nhưng khi thưởng thức món ăn này phải theo một quy tắc ăn hợp lý thì mới cảm nhận được vị thơm ngon của món ăn. Đây là món ăn khô nên trong bữa ăn không thể thiếu bát nước canh (thường là canh rau cải, canh bí hoặc canh gà).

  • + Thắng cố

    + Thắng cố+ Thắng cốSlideshow

    Trời càng lạnh, thắng cố càng ngon, thêm bát rượu ngô ấm nồng với người miền núi thực không có gì sánh bằng. Thắng cố được chế biến từ nguyên liệu tổng hợp của con bò, dê vùng cao gồm: toàn bộ đầu, chân, các loại thịt bạc nhạc và nội tạng cùng các gia vị đặc sắc (thảo dược) ăn cùng với mèn mén, bánh ngô nướng, là đồ nhậu khẩu vị của nhiều người.

    Thắng cố ngày xưa được múc bằng muôi gỗ, đựng trong bát gỗ nên trông giản dị lại đỡ nóng, khi dùng thì cho thêm một chút gia vị như muối ớt, hạt tiêu rồi ngồi xồm ăn cạnh bếp lửa mới đúng với phong vị vùng cao. Bây giờ, người Kinh, người Dao, người Tày đều biết nấu thắng cố, thậm chí nấu rất ngon. Nhưng dường như hương vị thắng cố đặc biệt nhất, khiến thực khách nhớ lâu nhất vẫn là thắng cố của dân tộc đã khai sinh ra món ăn này. Với người Mông, thắng cố không chỉ là món ăn ngon, thể hiện sự khéo léo và sành ăn mà còn là nét đẹp văn hóa của đồng bào thiểu số vùng cao.

  • + Cháo ấu tẩu

    + Cháo ấu tẩu+ Cháo ấu tẩuSlideshow

    Đến với Hà Giang, mỗi người đều có thể thưởng thức món cháo ấu tẩu. Trong những ngày rét lạnh, cháo ấu tàu mang đến hương vị khó phai. Món cháo bắt nguồn từ một vị thuốc của đồng bào vùng cao. Củ ấu tẩu có chất độc, thường ngâm rượu để thoa lên các vết thương kín nhưng qua bàn tay chế biến, vị thuốc này đã được chế biến thành món ăn ngon, lại có tác dụng chữa bệnh.

    Thuở ban đầu, đây là món cháo "giải cảm" đơn giản của đồng bào dân tộc thiểu số. Sau này, người dân Hà Giang thêm một số gia vị, phụ gia khác, nấu thành món cháo "đặc sản" của vùng cao nguyên đá. Bột củ ấu tẩu được nấu lẫn gạo và nước dùng ninh từ chân giò lợn. Bát cháo được gia giảm thêm hành, rau mùi, trứng gà và thịt nạc thăn băm nhỏ, dậy lên mùi thơm ngọt ngào.

  • + Các món từ măng tre

    + Các món từ măng tre+ Các món từ măng treSlideshow

    Trong bữa cơm của người Hà Giang đãi khách không thể thiếu món măng cuốn thịt và lạp sườn. Măng phải chọn đúng măng vầu, sau đó luộc chín rồi lạng mỏng sao cho vừa miếng để cuốn thịt. Nhân của gồm thịt băm nhỏ trộn gia vị rồi cuốn măng đem hấp hoặc đồ cho tới chín. Măng cuốn thịt có vị chua và vị đắng quện với vị ngọt của thịt tạo cho người ăn có cảm nhận khác lạ và rất ngon miệng.

  • + Cơm lam Bắc Mê

    + Cơm lam Bắc Mê+ Cơm lam Bắc MêSlideshow

    Bên cạnh đó, Hà Giang còn nức tiếng với một số đặc sản gắn liền với cư dân bản địa. Cơm lam Bắc Mê là một đặc sản đặc trưng của đồng bào dân tộc Tày; mật ong bạc hà là một sản phẩm chỉ duy nhất có ở vùng cao nguyên núi đá phía bắc của tỉnh Hà Giang. Đó là thứ mật màu xanh và thơm hơn tất thảy những thứ mật khác. Mật ong hoa bạc hà được truyền tụng bởi vị thơm.

  • + Hồng không hạt Quản Bạ

    + Hồng không hạt Quản Bạ+ Hồng không hạt Quản BạSlideshow

    Người Hà Giang còn tự hào với giống hồng không hạt ở Quản Bạ. Hồng ở đây là quả không có hạt, rất thơm ngon, mát; quả ăn ngọt đậm, giòn và nhiều bột mịn, vỏ quả cứng, thịt quả chắc, rất dễ bảo quản và vận chuyển.

    Bên cạnh những đặc sản không thể mang đi, du khách đến Hà Giang có thể mua những sản phẩm thủ công mỹ nghệ do người dân bản địa về làm quà cho người thân.

Liên kết: Kinh nghiệm du lịch, Dượng Tony, Trên đường băng, Tin tức du lịch
Tổng hợp

Người đăng

Nhu Nguyen

Nhu Nguyen


Là thành viên từ ngày: 15/08/2018, đã có 778 bài viết