Lên Tây Bắc nếm thử món ngon miền sơn cước

21/09/2018
Lên Tây Bắc nếm thử món ngon miền sơn cước
Tây Bắc, vùng đất xa xôi của tổ quốc không chỉ có ruộng bậc thang và những đèo núi quanh năm mây mờ che phủ mà còn nổi tiếng với nền ẩm thực độc đáo, mang hương vị sơn cước núi rừng. Pá pỉnh tộp, thắng cố, lợn cắp nách đều là những đặc sản đã ăn là không thể quên khi đặt chân đến Tây Bắc.

 
Hiển thị dạng danh sáchHiển thị dạng lưới
  • Lợn cắp nách

    Lợn cắp náchLợn cắp náchSlideshow

    Lợn cắp nách là một loại đặc sản nổi tiếng của Sapa. Giống lợn Mường này chỉ có ở miền núi cao. Lợn từ khi sinh ra đã được người dân thả rông trong rừng. Từ sớm chúng đã phải tự thích nghi với môi trường sống nên lợn rất khỏe mạnh, như những con thú hoang. Có lẽ vì vậy mà thịt lợn rất là chắc và thơm. Sở dĩ có cái tên “lợn cắp nách” là do người dân ở đây lúc đi bán lợn thường cắp thịt lợn một bên vai. Thịt lợn được chế biến thành nhiều món ăn mang phong vị núi rừng.

  • Xôi ngũ sắc

    Xôi ngũ sắcXôi ngũ sắcSlideshow

    Nếu có ghé thăm Sơn La và các tỉnh miền cao Tây Bắc, chớ bỏ qua cơ hội nếm thử món xôi ngũ sắc, một đặc sản ẩm thực miền sơn cước. Xôi được đồ từ gạo nếp thơm ngon của người dao, hạt gạo to, mẩy, bóng, không bị lép, không lẫn với gạo tẻ. Gạo được trộn với các loại lá cây rừng (co khảu, khảu đen..) để nhuộm màu, tùy thuộc vào mỗi loại lá và cách pha chế để tạo ra 5 màu khác nhau, tượng trưng cho 5 hành kim, mộc, thủy, hỏa, thổ, ý nói mọi thứ đều cầu mong được hòa hợp.

  • Cơm lam

    Cơm lamCơm lamSlideshow

    Lên Tây Bắc, đến với các tộc người Thái, Mường, Nùng, Tày, bạn sẽ được người bản địa đãi món cơm lam, món ăn dân dã nổi tiếng của người vùng cao. Cơm lam được nấu bằng gạo nếp cẩm nương, có vị dẻo thơm, vị ngọt thanh của ống nứa và có vị hơi béo ngậy từ nước dừa, khi thưởng thức ngay lúc cơm còn nóng thì tuyệt vời đến hết thảy. Ngon nhất là ăn cơm lam cùng với muối vừng và thịt nướng.

  • Nộm hoa ban

    Nộm hoa banNộm hoa banSlideshow

    Là một loài hoa đặc trưng của Điện Biên, với người dân Tây Bắc đặc biệt là đồng bào người Thái, hoa ban còn góp phần thể hiện nét văn hóa ẩm thực độc đáo. Vào mùa hoa ban, các bà các chị khi đi nương về thường mang theo một ít hoa ban về để chế biến món ăn. Nhiều món ăn dân dã được chế biến từ thứ nguyên liệu này, có thể kể tới xôi hoa ban, canh măng hay làm nộm. Nộm hoa ban là món ăn không cầu kỳ với nguyên liệu chính lấy từ sản vật địa phương. Ngoài hoa ban và măng, đồng bào dân tộc còn cho thêm thịt cá suối nướng tạo hương vị đặc trưng núi rừng.

  • Thắng cố

    Thắng cốThắng cốSlideshow

    Thắng cố được coi là món ăn đặc trưng của đống bào dân tộc người Mông. Thắng cố truyền thống ban đầu chỉ được nấu từ ngựa, sau được các dân tộc khác cải biến thêm thịt bò, trâu, lợn đồng thời sáng tạo ra nhiều loại nguyên liệu, công thức nấu khác nhau. Tuy nhiên, thắng cố ngon nhất vẫn là thắng cố ngựa ở vùng Bắc Hà, Mường Khương, Sa Pa - Lào Cai.

  • Thịt trâu gác bếp

    Thịt trâu gác bếpThịt trâu gác bếpSlideshow

    Thịt trâu gác bếp hay còn gọi là thịt trâu xông khói, vốn là đặc sản của người Thái đen, xưa kia họ nghĩ ra cách ướp thịt trâu, bò treo lên gác bếp để có thể ăn được lâu, dùng trong những ngày lễ tết, cỗ bàn hay những dịp quan trọng. Khi ăn, người ta hay cho vào chõ hấp lại khoảng 30 phút. Vị ngọt của thịt trâu đượm trong sự đậm đà của các gia vị tạo nên sức hấp dẫn cho đặc sản vùng cao.

  • Pa pỉnh tộp

    Pa pỉnh tộpPa pỉnh tộpSlideshow

    Pa pỉnh tộp (cá gập nướng) là món ăn khá cầu kỳ, thường được dùng trong các bữa ăn khi gia đình có khách quý. Người ta chọn những con cá tươi, còn nguyên con để nướng. Sau khi sát qua chút muối cùng ớt bột khô để khử mùi tanh cho cá, người làm tẩm ướp gia vị là các loại rau thơm như quả mắc khén, gừng, tỏi, sả, hành, rau thơm rừng, ớt bột, tất cả đem băm nhỏ, trộn lẫn với nhau và sát đều lên mình, đồng thời nhồi vào trong bụng cá.

Liên kết: Kinh nghiệm du lịch, Dượng Tony, Trên đường băng, Tin tức du lịch
Tổng hợp

Người đăng

Võ Vân Anh

Võ Vân Anh


Là thành viên từ ngày: 04/09/2018, đã có 42 bài viết