Lên Tây Bắc thưởng thức đặc sản mùa thu

24/08/2018
Lên Tây Bắc thưởng thức đặc sản mùa thu
Các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta không chỉ có phong cảnh đẹp, mà còn sở hữu rất nhiều món ăn ngon đậm chất núi rừng, mang đến cho du khách thập phương nhiều trải nghiệm khó quên.

Ẩm thực, Khám phá, Thưởng thức

 
Hiển thị dạng danh sáchHiển thị dạng lưới
  • Lợn cắp nách

    Lợn cắp náchLợn cắp náchSlideshow

    Sở dĩ có tên là “lợn cắp nách” là vì khi lợn được nuôi lớn, người dân thường cho vào gùi, xách tay hay cắp vào nách để đem ra chợ hoặc dọc đường để ngồi bán.

    Do lợn được nuôi thả rông xung quanh nhà, tự kiếm thức ăn cho nên thịt lợn ở đây rất săn chắc, mỗi con chỉ nặng khoảng 10-15kg nên hầu như không có mỡ, thịt ăn rất ngon, chẳng khác nào thịt lợn rừng cả.

  • Cá bống vùi tro

    Cá bống vùi troCá bống vùi troSlideshow

    Cá bống ở vùng Tây Bắc được bắt từ suối nên không được to lắm, nhưng bù lại cá được chế biến rất công phu với nhiều gia vị như: gừng, tiêu, sả, ớt… rồi bọc trong lá dong, vùi trong tro nóng, khoảng 30 phút lại lật lại 1 lần, cứ như thế vài lần cá sẽ chín.

    Khi thưởng thức, thực khách sẽ cảm nhận được vị béo ngậy của cá kèm mùi thơm nhẹ của lá dong đem lại cảm giác lạ miệng. Món này vừa có thể là món nhắm rượu, vừa có thể là món ăn cùng cơm nóng hoặc xôi.

  • Xôi tím

    Xôi tímXôi tímSlideshow

    Xôi tím là một phần của món xôi ngũ sắc đặc trưng ở Tây Bắc. Xôi tím được nấu từ những hạt gạo nếp thơm dẻo, hạt to đều không lẫn các hạt gạo nát.

    Màu sắc bắt mắt của xôi được tạo ra từ loài cây rừng có tên là khẩu cắm, loài cây này có tác dụng chữa các bệnh về đường ruột và rất tốt cho sức khỏe.

  • Thịt lợn hun khói

    Thịt lợn hun khóiThịt lợn hun khóiSlideshow

    Đây là món ăn mang đậm hương vị của núi rừng với sự công phu trong cách chế biến lẫn bảo quản với nhiều loại gia vị như quả mắc khén, ớt, thảo quả… tạo nên nét chấm phá đặc trưng trong văn hóa ẩm thực vùng Tây Bắc.

    Đặc sản thịt lợn hun khói không phải muốn làm lúc nào cũng được mà phải tùy thuộc vào từng mùa, nếu không sẽ bị ôi thiu, mùa lý tưởng nhất để làm món này là mùa đông. Thịt được ướp trong thời gian khá dài từ 5 – 7 ngày, sau đó mới được treo lên gác bếp và hun khói.

  • Măng nộm hoa ban

    Măng nộm hoa banMăng nộm hoa banSlideshow

    Đây là món ăn đặc sản của dân tộc Thái tại Lai Châu, thưởng thức một dĩa măng nộm hoa ban bạn sẽ cảm nhận được vị đắng của măng, vị bùi bùi của những cánh hoa ban, vị béo thơm nồng của cá suối nướng củi, cùng các loại gia vị không thể thiếu như: chanh, tỏi, ớt, rau mùi,… tất cả hoà quyện với nhau tạo nên một hương vị đặc trưng của núi rừng.

  • Bánh cuốn trứng

    Bánh cuốn trứngBánh cuốn trứngSlideshow

    Không giống với các loại bánh cuốn thông thường chỉ ăn với nước chấm, bánh cuốn trứng được ăn kèm nước dùng đậm đà, nóng hổi. Phần vỏ bánh được làm khá mỏng nên bạn sẽ dễ dàng nhìn được nhân bên trong là lòng đào trứng gà béo ngậy. Điểm đặc biệt của món này là phải ăn kèm với nước dùng ninh từ xương ống, thêm ít hành, mùi, tiêu, ớt hoặc thêm chút nước dấm pha xì dầu, nhưng “đỉnh” nhất là phải chấm cùng nước thịt kho.

  • Cơm lam Bắc Mê

    Cơm lam Bắc MêCơm lam Bắc MêSlideshow

    Nghe đến vùng Tây Bắc thì sao mà quên được món cơm lam trứ danh cơ chứ. Cơm lam được đồng bào dân tộc thường làm món cơm này để mang theo khi đi làm nương làm rẫy, vừa thuận tiện, lại vừa được bảo quản tốt, không bị ôi thiu. Khi thưởng thức, cơm lam có mùi thơm phức quyện cùng lá chuối và ống nướng. Loại cơm này có thể ăn không, chấm với muối mè hoặc ăn cùng cá nướng béo ngậy.

  • Rêu đá nướng

    Rêu đá nướng Rêu đá nướng Slideshow

    Rêu đá là loại rau sạch của người dân Lai Châu. Người ta phải rất kỳ công khi lấy chúng về từ các tảng đá bên suối để chế biến thành các món ăn ngon cho gia đình như nấu canh, nướng, xào...

    Khi sơ chế rêu, người làm cần vớt rêu cho vào rổ, rửa qua nước sạch nhằm loại bỏ cát và các chất bẩn, bỏ lên một tảng đá to hoặc thớt rồi dùng một khúc gỗ to để đập, cứ làm như thế vài lần thì mới có thể đem nấu.

  • Lạp xưởng gác bếp

    Lạp xưởng gác bếpLạp xưởng gác bếpSlideshow

    Đây là món khoái khẩu của người dân bản địa với hương vị đặc trưng của người vùng cao. Nhân lạp xưởng được dùng loại thịt nửa nạc nửa mỡ rửa sạch rồi lọc bỏ lớp bì, thái thành miếng nhỏ sau mang ướp muối, đường, bột ngọt, rượu, nước gừng và một số gia vị đặc trưng của vùng núi rừng Tây bắc.

  • Cháo ấu tẩu

    Cháo ấu tẩuCháo ấu tẩuSlideshow

    Mùa thu lên Tây Bắc ăn đặc sản núi rừng gạo nếp cái hoa vàng thơm lừng như mời gọi thực khách, cùng vị bùi của củ ấu được hầm nhừ với nước dùng giò heo béo ngậy.Bên cạnh đó, cháo ấu tẩu còn được ăn kèm với trứng gà và một số gia vị giúp món ăn dậy mùi thơm ngọt ngào.

Liên kết: Kinh nghiệm du lịch, Dượng Tony, Trên đường băng, Tin tức du lịch
Nguồn: Tổng hợp

Người đăng

Nhu Nguyen

Nhu Nguyen


Là thành viên từ ngày: 15/08/2018, đã có 778 bài viết