Mãn nhãn với các lễ hội mùa thu ở Thái Lan

27/09/2018
Mãn nhãn với các lễ hội mùa thu ở Thái Lan
Thái Lan là một đất nước có rất nhiều lễ hội trong năm. Tuy nhiên, nhiều nhất có lẽ là mùa thu, các lễ hội đặc sắc, lạ lẫm nơi đây đã thu hút sự chú ý của đông đảo du khách mỗi năm.

Khám phá, Ẩm thực, Lễ hội, Mùa thu, Giải trí, Tham quan

 
Hiển thị dạng danh sáchHiển thị dạng lưới
  • Loy Krathong - Lễ hội hoa đăng

    Loy Krathong - Lễ hội hoa đăngLoy Krathong - Lễ hội hoa đăngSlideshow

    Loy Krathong - lễ hội hoa đăng được coi là lễ hội truyền thống lãng mạn nhất thế giới và là lễ hội lớn đứng thứ 2 ở Thái lan được tổ chức vào tháng 11 hằng năm, đã có lịch sử hơn 700 năm với ánh sáng lung linh, huyền ảo của hàng vạn cây nến thơm và đèn trời mang ý nghĩa để tỏ lòng tôn kính với thần Nước và cầu xin thần tha thứ cho những hành động của con người trong cuộc sống khi làm ô nhiễm nguồn nước của người.

    Khi màn đêm vừa buông xuống cũng là thời điểm đẹp nhất để lễ hội Loy Krathong bắt đầu trong khung cảnh ngoạn mục với hàng ngàn chiếc đèn được thả lên bầu trời đêm và hàng trăm chiếc đèn hoa đăng được thả trôi theo dòng nước và những màn bắn pháo hoa rực rỡ bên bờ sông Ping của Chiang Mai.

  • Lễ hội ăn chay

    Lễ hội ăn chayLễ hội ăn chaySlideshow

    Hàng năm cứ vào ngày 10/10, người dân Phuket tổ khai mạc lễ ăn chay với quy mô lớn , có nguồn gốc từ thế kỷ XIX do dân nhập cư mang tới. Lễ hội ăn chay được xem như phương tịnh hóa thân tâm và tổ chức một cuộc diễu hành khổ hạnh. Suốt thời gian diễn ra lễ hội, những người sùng đạo phải tuân thủ nghiêm ngặt quy tắc kiêng ăn thịt, uống rượu và quan hệ tình dục.

    Buổi sáng, đông đảo người dân tụ tập trên đường nhường không khí yên tĩnh cho tiếng pháo và trống của đoàn diễu hành, khói hương bao trùm không gian lễ hội. Đây là dịp để bạn tha hồ thưởng thức các mốn ăn ngon châu Á từ các đầu bếp hàng đầu thi nhau trổ tài ở các tiệm ăn và nhà hàng khắp phố.

    Đặc biệt, vào ngày thứ 6 của lễ hội, sau khi nhịn ăn trong vài ngày, các tín đồ được gọi là “người lính của Phật” thực hiện những hành vi tự hành xác và thử thánh những đau đớn đến kinh khiếp, bao gồm xuyên dao, xuyên kim vào thân thể và đi bộ trên than nóng. Người dân nơi dây tin rằng, 9 ngày diễn ra lễ hội sẽ có 9 vị thần hạ thế giúp cuộc sống yên ổn và mùa màng bội thu vào năm sau.

  • Lễ hội voi Surin

    Lễ hội voi SurinLễ hội voi SurinSlideshow

    Lễ hội voi Surin là một lễ hội rất nổi tiếng là một trong những nền văn hóa đặc sắc của Thái Lan được tổ chức vào cuối tuần thứ 3 trong tháng 11 tại Surin – Isaan ở Đông Bắc Thái Lan nhằm tôn vinh voi và những người huấn luyện bạn đồng hành của chúng. Lễ hội có những hoạt động thú vị như cuộc diễu hành của hơn 300 con voi. Các chú voi sẽ có dịp thể hiện tài năng của mình qua những điệu nhảy, đua, đá bóng và cả kéo co với con người.

  • Lễ hội Buffet cho Khỉ

    Lễ hội Buffet cho KhỉLễ hội Buffet cho KhỉSlideshow

    Vào ngày chủ nhật cuối cùng của tháng 11 có 1 lễ hội vô cùng ngộ nghỉnh và đạt sắc được diễn ra tại tỉnh Lopburi – Lễ hội buffet chi Khỉ, mang ý nghĩa tưởng nhớ thần Narai và thể hiện lòng yêu quí của người dân đối với khỉ. Vì theo quan niệm của người Thái, khỉ được xem là những người lính bảo vệ cho thần Narai đạo Hindu, không ai được phép làm hại chúng. Tại đây, hàng trăm chú khỉ được thoải mái lựa chọn hoa quả và đồ uống yêu thích, những bàn buffet thịnh soạn sẽ được chuẩn bị để đón những chú khỉ từ khắp nơi về dự tiệc.

    Đến với lễ hội, du khách được trực tiếp cho đàn khỉ ăn, trêu đùa và chụp hình với chúng, những trò nhào lộn bắt mắt mà chúng biểu diễn chắc chắn sẽ để lại trong lòng du khách những ấn tượng khó quên.

  • Lễ hội nến

    Lễ hội nếnLễ hội nếnSlideshow

    Lễ hội nến có nguồn gốc từ những lễ nghi truyền thống xung quanh mùa an cư của các phật tử. Lễ hội kéo dài trong 3 tháng và được bắt đầu từ tháng 7. Theo truyền thuyết, khi mùa mưa tới là thời điểm người nông dân trồng lúa nên đức Phật đã ban hành sắc lệnh quy định các nhà sư phải ngừng hành hương và chỉ được ở trong một ngôi chùa thắp nến tụng kinh, niệm phật. Đức Phật sợ rằng nếu các vị sư ra ngoài sẽ vô tình dẫm vào những bông lúa non khiến mùa màng thất thu và chỉ được ở trong một ngôi chùa.

    Đến với lễ hội bạn sẽ không chỉ có một cơ hội chiêm ngưỡng những tác phẩm bằng sáp độc đáo, công phu mà còn được xem diễu hành từ nhiều nhóm dân địa phương khoác trên mình những trang phục truyền thống vừa hát vừa thực hiện những điệu nhảy đậm chất địa phương. Nó rất sống động và đầy màu sắc đến nỗi bất cứ ai cũng muốn được chiêm nghiệm tận mắt ít nhất một lần trong đời.

Liên kết: Kinh nghiệm du lịch, Dượng Tony, Trên đường băng, Tin tức du lịch
Tổng hợp

Người đăng

Trần Thị Cẩm Nhi

Trần Thị Cẩm Nhi


Là thành viên từ ngày: 27/08/2018, đã có 2035 bài viết

Liên kết logo

Advertising