Nét tinh tế trong món bún bò cay đặc sản Bạc Liêu

08/04/2021
Nét tinh tế trong món bún bò cay đặc sản Bạc Liêu
Vùng đất Công tử Bạc Liêu ngoài những câu chuyện lý thú còn có vô vàn món ăn ngon, hấp dẫn như lẩu mắm, bánh xèo, cà ri vịt... Trong đó, món bún bò cay vẫn được xem là món ăn đặc sản nhất định bạn phải thử khi du lịch Bạc Liêu.

Ẩm thực, Khám phá, Trải nghiệm

Ảnh: @nnhiwenn
Hiển thị dạng danh sáchHiển thị dạng lưới
  • Ngỡ quen mà lạ…

    Ngỡ quen mà lạ…Ngỡ quen mà lạ…Slideshow

    Ảnh: @lixibook.reviewcotam

    Khác với một số món ăn quen thuộc như bún bò Huế, bún chả Hà Nội, hay bún mắm... món bún bò cay của Bạc Liêu rất khác biệt. Thoạt nhìn qua, bạn sẽ có cảm giác món ăn này khá quen thuộc với màu trắng của bún và màu vàng sẫm của nước lèo. Tuy nhiên, khi nếm thử bạn sẽ cảm nhận được cái vị ngon đặc trưng của nó ngay từ muỗng đầu tiên. Vắt chanh vào tô, thử một muỗng nước, bạn sẽ phải xuýt xoa vì… cay. Nhưng cái vị của thứ nước bún ấy cũng thật “đã”, cay nồng nhưng đậm đà, thoang thoảng vị sả, quế, và hình như còn có vị dừa dìu dịu. Sợi bún mềm nhưng không bị tơi, miếng thịt bò cũng mềm vừa tới, lại có chút gân, nhưng ngấm gia vị và mùi vị cũng rất riêng.

  • Nguồn gốc của bún bò cay – đặc sản Bạc Liêu

    Nguồn gốc của bún bò cay – đặc sản Bạc LiêuNguồn gốc của bún bò cay – đặc sản Bạc LiêuSlideshow

    Ảnh: @chibihuyentrang1910

    Theo người dân địa phương, món bún bò cay vốn được sáng tạo từ 2 đầu bếp người Hoa. Ban đầu món ăn này chỉ được dùng để giải rượu cho các vị quan chức sau những đêm say sưa quá độ. Tuy nhiên, chính sự thơm ngon hiếm có của nó đã thu hút rất nhiều thực khách và trở nên nổi tiếng ở xứ sở Bạc Liêu.

  • Hương vị cay tinh tế đặc trưng

    Hương vị cay tinh tế đặc trưngHương vị cay tinh tế đặc trưngSlideshow

    Ảnh: @LokiLoki

    Mỗi tô bún bò cay thường sẽ có 4 - 5 miếng thịt bò. Mỗi phần thịt được xắt vuông vức độ chừng 3cm. Trước khi thưởng thức, bạn hãy gắp ngay một miếng thịt chấm cùng muối ớt chanh được lấy từ vùng biển Bạc Liêu để cảm nhận hương vị cay mặn được phối hợp hài hòa. Sau khi đầu lưỡi đã được kích thích, bạn từ từ cảm nhận vị cay của nước lèo hòa cùng bún, rau húng quế, ngò gai và sự giòn, dai, bùi béo của thịt bò.

    Theo người dân bản địa chia sẻ, ăn bún bò cay “đã đời” nhất là sau một đêm say. Bởi lúc này, vị cay và sức nóng của ớt trong tô bún bò sẽ làm các lỗ chân lông toát đầy mồ hôi, tạo nên cảm giác sảng khoái cả người.

  • Sự kết hợp gia vị một cách tài tình

    Sự kết hợp gia vị một cách tài tìnhSự kết hợp gia vị một cách tài tìnhSlideshow

    Để nấu được tô bún bò cay thơm ngon, bạn cần dùng nước nấu từ xương heo hoặc xương bò và nước dừa. Thịt bò cần phải có cả nạc, nạm, gàu, gân… và được cắt thành miếng dày khoảng 1.5 - 2cm. Khi ướp thịt, nhất định phải có các loại gia vị không thể thiếu như bột quế, bột nghệ, hạt cà ri, tỏi, gừng, riềng, sả và dầu điều.

    Ngoài ra, nước cam vắt là thành phần không thể thiếu của món ăn này. Cam giúp miếng thịt bò thêm mềm và tăng hương vị. Sau khi trộn đều các gia vị để ướp thịt, bạn nên ướp cho hỗn hợp ngấm khoảng 1 tiếng rồi mới đem xào săn. Khi xào nhớ thêm chút nước dừa vào cho ngập thịt và bổ sung thêm một vài nhánh sả để tạo vị thơm.

  • Ớt sừng trâu – linh hồn làm nên món bún bò cay Bạc Liêu chính hiệu

    Ớt sừng trâu – linh hồn làm nên món bún bò cay Bạc Liêu chính hiệuỚt sừng trâu – linh hồn làm nên món bún bò cay Bạc Liêu chính hiệuSlideshow

    Vì là bún bò cay, thế nên ớt sẽ đóng vai trò trở thành gia vị chính của món ăn cay nồng này. Loại ớt được sử dụng phải là loại ớt sừng trâu đã được tách và bỏ hạt. Trước khi cho vào nồi nước lèo, ớt sẽ được đem đi hấp chín rồi xay nhuyễn. Tùy vào khẩu vị mà người nấu sẽ cho nhiều hay ít ớt. Nếu muốn nước lèo có độ sền sệt, bạn hãy hòa thêm chút bột năng pha loãng với nước là xong.

    Nấu bún bò cay thoạt nghe có vẻ đơn giản, thế nhưng để nấu được tô bún thơm ngon, đậm đà vị cay nồng thì lại không hề dễ dàng. Theo các quán bán bún bò cay chính hiệu tại Bạc Liêu, để cho ra được tô bún ngon người đầu bếp phải biết canh lửa để thịt bò giữ được độ mềm mà không bị nát. Vị cay của ớt phải vừa thấm đều và mùi thơm gia vị không được quá nồng gắt. Hương thơm này chỉ cần lan tỏa vừa đủ để kích thích khứu giác và vị giác của thực khách.

Liên kết: Kinh nghiệm du lịch, Dượng Tony, Trên đường băng, Tin tức du lịch
Tổng hợp

Người đăng

Trần Thị Cẩm Nhi

Trần Thị Cẩm Nhi


Là thành viên từ ngày: 27/08/2018, đã có 2035 bài viết