Những lễ hội ánh sáng độc đáo trên thế giới

02/11/2018
Những lễ hội ánh sáng độc đáo trên thế giới
Từ hàng trăm ngàn chiếc đèn lồng rực rỡ được thả trên bầu trời đêm ở Đài Loan đến cây thông Giáng sinh nổi trên mặt nước lớn nhất thế giới tại Rio hay lễ hội Diwali tại Ấn Độ,… sẽ khiến bạn thích thú với những lễ hội ánh sáng độc đáo này.

Khám phá, Lễ hội, Giải trí, Tham quan

 
Hiển thị dạng danh sáchHiển thị dạng lưới
  • Lễ hội ánh sáng ở Lyon, Pháp

    Lễ hội ánh sáng ở Lyon, PhápLễ hội ánh sáng ở Lyon, PhápSlideshow

    Thành phố Lyon rất nổi tiếng với Lễ Hội Ánh Sáng (Fête des Lumières), mùa lễ hội này được tổ chức hàng năm trong vòng 4 ngày, với ngày lễ chính là ngày 8-12 tại thành phố Lyon, Pháp. Hơn 70 bóng điện và những màn pháo hoa độc đáo được thực hiện trong suốt mùa lễ hội , từ những tòa nhà cao tầng, những con đường, quảng trường, công viên,… đều được trang trí bằng những bóng đèn đầy màu sắc.

    Nhà thờ Đức Bà Fourvière được xem là trung tâm của lễ hội này, đây là dịp tỏ lòng biết ơn tới Đức mẹ Maria, người bảo hộ cho thành phố thoát khỏi nạn dịch hạch vào năm 1643. Theo truyền thống, vào ngày này, tất cả các ngôi nhà trong thành phố đều thắp nến dọc theo tất cả các cửa sổ và tạo nên một hiệu ứng ánh sáng ngoạn mục trên các con phố. Ngày nay, lễ hội bao gồm nhiều hoạt động khác nhau với các hiệu ứng ánh sáng hoành tráng và rực rỡ

  • Lễ hội ánh sáng Diwali, Ấn Độ

    Lễ hội ánh sáng Diwali, Ấn ĐộLễ hội ánh sáng Diwali, Ấn ĐộSlideshow

    Diwali là một trong những lễ hội lớn nhất của người Ấn Độ theo Hindu giáo, Diwali trong tiếng Sanskirt có nghĩa là “một dãy đèn được thắp sáng”. Tên gọi này bắt nguồn từ việc vào những ngày lễ, nhà cửa, cửa hàng và cả nơi công cộng đều được thắp sáng bằng đèn dầu.

    Diwali thường được diễn ra vào tháng 10 hay tháng 11 trên khắp Ấn Độ. Theo truyền thống, lễ hội sẽ kéo dài trong 5 ngày, mỗi ngày sẽ có một tên gọi và ý nghĩa khác nhau. Ngày đầu tiên với tên gọi Dhanteras, để ăn mừng sự giàu có và thịnh vượng. Ngày thứ hai là Choti Diwali (Diwali nhỏ) và lễ chính Diwali vào ngày thứ ba. Ngày thứ tư là Padwa nhằm đề cao giá trị tình nghĩa vợ chồng. Riêng ở phía Bắc Ấn Độ, ngày này có tên gọi Govardhan Puja nhằm tạ ơn thần Krishna. Và ngày cuối cùng, Bhai Duj là dành riêng cho tình anh chị em.

  • Lễ Giáng sinh tại Rio de Janeiro, Brazil

    Lễ Giáng sinh tại Rio de Janeiro, BrazilLễ Giáng sinh tại Rio de Janeiro, BrazilSlideshow

    Khi nhắc đến Rio de Janeiro chắc hẳn bạn sẽ nghĩ ngay đến những bãi biển, lướt sóng hay các bữa tiệc đường phố ở Carnival. Không những thế, thành phố này còn nổi tiếng với mùa lễ hội Giáng sinh vô cùng độc đáo.

    Hàng năm, những cư dân tại Rio lại tập trung tại đầm Rodrigo de Freitas để thắp sáng cây thông nổi giữa hồ – đây được xem là cây thông lớn nhất trên thế giới với chiều cao 85m và nặng gần 542 tấn. Hơn 3,1 triệu bóng đèn được sử dụng tạo cho vùng đầm Rodrigo de Freitas trở nên lung linh hơn với các màu sắc thay đổi trong từng phút. Mùa lễ hội này được diễn ra từ ngày 1 tháng 12 và kết thúc vào ngày 6 tháng 2 năm sau.

  • Lễ hội âm nhạc và ánh sáng ở Sydney, Australia

    Lễ hội âm nhạc và ánh sáng ở Sydney, AustraliaLễ hội âm nhạc và ánh sáng ở Sydney, AustraliaSlideshow

    Lễ hội ánh sáng Sydney - Vivid Sydney là lễ hội ánh sáng lớn nhất ở Nam bán cầu và là một trong 10 lễ hội sáng tạo nhất. Hàng năm, Sydney tổ chức lễ hội ánh sáng trong thời gian tháng 5 đến tháng 6. Các nghệ sĩ chiếu sáng đến từ khắp nơi trên thế giới sẽ quy tụ tại Sydney để thực hiện ý tưởng và tài nghệ của họ.

    Suốt 18 ngày, Lễ hội ánh sáng Vivid Sydney biến thành phố này trở thành tác phẩm “điêu khắc ánh sáng” cực kỳ mê hoặc. Bên cạnh sức hút nhiều màu của ánh sáng, Sydney thời gian này còn là một sân khấu nghệ thuật lớn, điểm hẹn của các chuyên gia sáng tạo hàng đầu thế giới đến từ Đức, Pháp, Ba Lan, Hong Kong, Scotland, Mỹ, Brazil, SingaporeNew Zealand với những bữa tiệc âm nhạc đa sắc màu với nhiều dòng nhạc từ hòa tấu đỉnh cao đến các dòng indie-rock, folk-rock, techno, hip-hop sôi động…

  • Lễ hội thả đèn trời ở Đài Loan

    Lễ hội thả đèn trời ở Đài LoanLễ hội thả đèn trời ở Đài LoanSlideshow

    Một trong những lễ hội đèn trời lớn nhất ở Đài Loan phải kể đến lễ hội đèn trời Pingxi hay Pinghsi (Thuộc phố cổ Thập Phần). Người ta ví rằng, dưới bầu trời đèn lồng Pingxi – mọi giấc mơ Disney như biến thành hiện thực.

    Chiêm ngưỡng 10.000 chiếc đèn lồng lung linh bay lên trời cao. Lễ hội thường diễn ra vào khoảng tháng 2 – 3 (dương lịch) hàng năm ở Đài Bắc. Những chiếc đèn được làm giấy gạo dầu trên một chiếc khung bằng tre đa màu sắc bắt mắt. Mỗi đèn được thả lên trời mang một ý nghĩa khác nhau, cầu nguyện cho bình an, may mắn hay sức khỏe…

  • Lễ hội Aomori Nebuta Matsuri – Nhật Bản

    Lễ hội Aomori Nebuta Matsuri – Nhật BảnLễ hội Aomori Nebuta Matsuri – Nhật BảnSlideshow

    "Nebuta" là những khung hình khổng lồ làm bằng giấy bồi được chiếu sáng bởi nguồn sáng nằm bên trong chúng. Lễ hội được tổ chức vào tháng 8 hàng năm và là một cuộc diễu hành dọc theo một tuyến đường dài khoảng 3,1 km (1,9 dặm) và 500 - 2000 người tham gia.

    Những vũ công thường mặc những trang phục truyền thống có trong truyện, huyền thoại của Nhật Bản. Các vũ công nhảy múa bên cạnh bức tranh, những tiếng reo hò vang vọng khắp trên đường phố mà họ đi qua.

  • Lễ hội đèn lồng Dalgubeol Hàn Quốc

    Lễ hội đèn lồng Dalgubeol Hàn QuốcLễ hội đèn lồng Dalgubeol Hàn QuốcSlideshow

    Kể từ khi xuất hiện lần đầu tiên vào năm 2009, Lễ hội Đèn lồng Seoul hàng năm đã thành công trong việc trưng bày những chiếc đèn lồng ấn tượng dọc con suối Cheonggyecheon nổi tiếng ở trung tâm thành phố Seoul.

    Trong suốt thời gian lễ hội diễn ra, hàng trăm chiếc đèn lồng với những thiết kế và câu chuyện độc đáo riêng sẽ được thắp sáng dọc Suối Cheonggyecheon. Các du khách sẽ được ngắm nhìn những chiếc đèn lồng lộng lẫy được tạo ra bởi các nghệ nhân quốc tế cũng như những người dân địa phương.

  • Lễ hội thả đèn trời ở Chiang Mai – Thái Lan

    Lễ hội thả đèn trời ở Chiang Mai – Thái LanLễ hội thả đèn trời ở Chiang Mai – Thái LanSlideshow

    Sau Tết truyền thống Songkran, lễ hội hoa đăng được người Thái Lan coi là sự kiện lớn thứ hai chỉ sau lễ hội té nước “Tết cổ truyền – Songkran”. Lễ hội hoa đăng được tổ chức hàng năm vào tháng 11 dương lịch trên khắp đất Thái Lan từ Bangkok, Sukhothai cho đến Phuket… Nhưng nổi bật nhất vẫn là ngày hội thả đèn trời tại Chiang Mai.

    Trên thực tế, hội hoa đăng ở Thái Lan có hai lễ hội là Loy Krathong và Yi Peng. Loy Krathong là lễ hội thả đèn hoa đăng trên sông, được tổ chức trên toàn đất Thái. Còn Yi Peng là hội thả đèn trời, thường chỉ tổ chức ở một số tỉnh Bắc Thái, trong đó Chiang Mai là nơi tổ chức chính.

    Đúng như tên gọi Loy Krathong (có nghĩa là bè nước trôi), vào ngày hội, người dân sẽ thả những chiếc bè có hình hoa sen, nến và nhang xuống các con sông, kênh rạch, ao hồ. Lễ hội này thường được tổ chức vào ngày rằm tháng 12 theo lịch âm Thái để tỏ lòng biết ơn với Đức Phật và dòng sông, cầu mong một năm mới nhiều điều may mắn.

Liên kết: Kinh nghiệm du lịch, Dượng Tony, Trên đường băng, Tin tức du lịch
Nguồn: Tổng hợp

Người đăng

Nhu Nguyen

Nhu Nguyen


Là thành viên từ ngày: 15/08/2018, đã có 778 bài viết