Những lễ hội ngày xuân đặc sắc ở miền Bắc

09/01/2019
Những lễ hội ngày xuân đặc sắc ở miền Bắc
Một trong những truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam mỗi dịp Tết đến xuân về là du xuân dự lễ hội. Những lễ hội xuân vừa là dịp để mọi người vui chơi, du ngoạn vừa là dịp để dâng hương cầu may mắn, lộc tài, bình an cho gia đình, người thân.

Khám phá, Lễ hội, Mùa xuân, Du xuân, Giải trí, Tham quan, Tết, Trải nghiệm

Trên khắp cả nước có hàng nghìn lễ hội lớn nhỏ và miền Bắc cũng không ngoại lệ. Dưới đây là một số lễ hội tiêu biểu được mọi người quan tâm bạn có thể tham khảo cho xuân này.

Hiển thị dạng danh sáchHiển thị dạng lưới
  • Lễ hội Chùa Hương

    Lễ hội Chùa HươngLễ hội Chùa HươngSlideshow

    • Địa điểm: Xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội.
    • Thời gian: Diễn ra từ mùng 6 tháng Giêng Âm lịch cho đến hết tháng 3 âm lịch.

    Chùa Hương hay còn gọi là Chùa Hương Sơn là địa điểm du lịch văn hóa tâm linh nổi tiếng bậc nhất ở miền Bắc. Chỉ cách Hà Nội tầm 60km, đây được xem là một tập hợp của quần thể văn hóa tôn giáo Việt Nam với nhiều ngôi chùa Phật, đền thờ, đình mà trung tâm của nó là Chùa Hương ở động Hương Tích.

    Lễ hội Chùa Hương được nhiều người chọn làm điểm đến tâm linh đầu năm là vì ngoài việc lễ bái thì còn kết hợp được với nhiều hình thức tham quan, du lịch khá độc đáo là chèo thuyền, hang động… được chiêm ngưỡng vô số cảnh đẹp của thiên nhiên đất trời.

  • Hội Lim

    Hội LimHội LimSlideshow

    • Địa điểm: Huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh.
    • Thời gian: Ngày 13 tháng Giêng hàng năm.

    Bắc Ninh cách Hà Nội khoảng 30km. Ngoài hình thức du lịch tâm linh thì đây còn là địa điểm du xuân gần Hà Nội diễn ra nhiều lễ hội đầu năm.

    Cách Hà Nội khoảng 30km, lễ hội được yêu thích nhất ở Bắc Ninh là Hội Lim được tổ chức vào ngày 13 tháng Giêng hàng năm. Đây là ngày hội tôn vinh các loại hình dân ca trữ tình Bắc Bộ, với những hoạt động lễ hội phong phú, hội đủ những hoạt động văn hóa, tín ngưỡng tâm linh của mảnh đất của nhiều lễ hội dân gian. Trong ngày này, các Liền chị có cơ hội được giao lưu hát giao duyên, thể hiện giọng ca quan họ truyền thống ở Bắc Ninh. Bên cạnh đó, tại lễ hội còn có nhiều trò chơi dân gian hấp dẫn như: Đấu vật, đấu võ, đầu cơ, nấu cơm, dệt cửi, đu quay…

  • Lễ hội khai ấn Đền Trần

    Lễ hội khai ấn Đền TrầnLễ hội khai ấn Đền TrầnSlideshow

    • Địa điểm diễn ra lễ hội: Đền Trần, đường Trần Thừa, phường Lộc Vượng, Nam Định.
    • Thời gian: Từ 13 đến 15 tháng Giêng âm lịch.

    Đền Trần là tên gọi chung của cả một quần thể di tích đền thờ tại Nam Định. Đền Trần được xây dựng vào năm 1695, thờ các vua nhà Trần và các quan có công triều đại đó. Đền Trần gồm 3 công trình lớn là đền Thượng (đền Thiên Trường), đền Hạ (đền Cố Trạch) và đền Trùng Hoa. Phía ngoài là cổng ngũ môn có khắc chữ Hán. Mỗi đền phía trong sẽ có 5 gian tòa tiền đường, 5 gian tòa trung đường và 3 gian tòa chính tẩm. Giữa tiền đường và trung đường là 2 gian tả hữu và thiêu hương. Hằng năm thì Lễ khai ấn sẽ được tổ chức vào ngày 15 tháng Giêng vào thời điểm rạng sáng.

    Vào dịp đầu xuân năm mới thì du khách thường về đây để tri ân công lao của các bị vua thời Trần và chủ yếu là làm lễ bái để cầu tài, cầu lộc. Đặc biệt trong lễ khai ấn thì ai cũng mong muốn xin được lá ấn để tài lộc sung túc, phát đạt cho cả năm.

  • Lễ hội đền Bà Chúa Kho

    Lễ hội đền Bà Chúa KhoLễ hội đền Bà Chúa KhoSlideshow

    • Địa điểm: Làng Cổ Mễ, phường Vũ Ninh, Bắc Ninh.
    • Thời gian: từ ngày 14 tháng Giêng đến hết tháng.

    Đền Bà Chúa Kho là một trong những ngôi đền tiêu biểu cho tín ngưỡng thờ Mẫu của dân Việt, hàng năm có rất nhiều người đến du xuân đầu năm để cầu tài cầu lộc, may mắn, đặc biệt đối với những người làm ăn buôn bán. Ngày hội chính bắt đầu từ 14 tháng giêng, nhưng ngay từ những ngày đầu xuân dòng người đã đổ về đền Bà Chúa Kho nườm nượp. Đầu năm đi xin lộc, cuối năm trả lễ bà chúa Kho từ lâu đã trở thành phong tục lâu đời của người dân Việt Nam.

  • Lễ hội Yên Tử

    Lễ hội Yên TửLễ hội Yên TửSlideshow

    • Địa điểm: Xã Thượng Yên Công, huyện Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh.
    • Thời gian: Bắt đầu từ ngày 9 tháng Giêng đến hết tháng 3 âm lịch.

    Yên Tử là nơi lưu giữ tinh hoa văn hóa Phật giáo lâu đời của Việt Nam. Đây là địa điểm du xuân Hà Nội vào thời điểm đầu năm luôn hút một lượng lớn khách đến. Ngoài làm lễ tế bái cầu một năm sung túc, bình an thì du khách đến đây cũng để cảm nhận sự thanh tịnh mà bầu không khí nhẹ nhàng của thiên nhiên đất trời ở đây mang lại. Du khách đến với Yên Tử không chỉ du xuân thưởng ngoạn mà còn thực hiện cuộc hành hương về đất Phật, chiêm ngưỡng những ngôi chùa, ngọn tháp ẩn nấp bên những con suối, rừng cây.

    Lễ hội được tổ chức với nhiều hoạt động như: Bái Tổ Trúc Lâm, lễ dâng hương cúng Phật, văn nghệ diễn xướng tái hiện lịch sử dân tộc… cùng những hoạt động văn hóa dân gian, múa Rồng Lân, võ thuật cổ truyền, trò chơi dân gian… tưng bừng, nhộn nhịp.

  • Lễ hội Chùa Bái Đính

    Lễ hội Chùa Bái ĐínhLễ hội Chùa Bái ĐínhSlideshow

    • Địa chỉ: Xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, Ninh Bình.
    • Thời gian: Diễn ra từ chiều ngày mùng 1 tết, khai mạc ngày mùng 6 tết và kéo dài đến hết tháng 3.

    Du khách đến quần thể chùa Bái Đính dịp đầu năm để cầu may, cầu tài, cầu lộc thì còn để chiêm ngưỡng, ngắm cảnh chùa, tận mắt chứng kiến 9 kỉ lục được ghi nhận ở đây. Kiến trúc độc đáo, đa dạng của chùa Bái Đính là điểm thu hút du khách thập phương bất kể lứa tuổi đến đây không chỉ dịp tết đến xuân về mà còn những ngày khác trong năm.

    Lễ hội chùa Bái Đính gồm 2 phần: Phần lễ gồm các nghi thức thắp hương và nghi thức rước kiệu mang bài vị thờ Thần Cao Sơn, Đức Thánh Nguyễn và Bà chúa Thượng Ngàn từ khu chùa cổ ra khu chùa mới để tiến hành phần hội. Phần hội chùa Bái Đính gồm có các trò chơi dân gian, thăm thú hang động, vãn cảnh chùa, thưởng thức nghệ thuật hát Chèo, Xẩm, Ca trù đất Cố đô rất đặc sắc.

Liên kết: Kinh nghiệm du lịch, Dượng Tony, Trên đường băng, Tin tức du lịch
Tổng hợp

Người đăng

Trần Thị Cẩm Nhi

Trần Thị Cẩm Nhi


Là thành viên từ ngày: 27/08/2018, đã có 2035 bài viết