Những món ăn chất lừ nơi vùng cao Tây Bắc

12/08/2019
Những món ăn chất lừ nơi vùng cao Tây Bắc
Tây Bắc được mệnh danh là thiên đường của những món ăn ngon vùng cao. Ẩm thực nơi đây thu hút rất nhiều khách du lịch đến thưởng thức. Bất cứ du khách nào đặt chân đến Tây Bắc cũng phải trầm trồ trước những tinh hoa ẩm thực vô cùng phong phú và đặc sắc.

Ẩm thực, Khám phá, Thưởng thức

Người ta thường hay nói, mùa thu sẽ giúp chúng ta ăn uống ngon miệng hơn, câu nói này cũng không nằm ngoại lệ đối với ẩm thực Tây Bắc. Nào cùng khám phá những món ăn chất lừ nơi vùng cao Tây Bắc khi trời sang thu nhé.
Hiển thị dạng danh sáchHiển thị dạng lưới
  • Sâu tre

    Sâu treSâu treSlideshow

    Loài sâu này chỉ sống trong thân cây tre nên rất sạch. Người Thái đi rừng sẽ chọn những cây tre đang lớn bị tù đầu không thể cao, phần thân dưới to hơn những cây tre khác nghĩa là trong đó đang có sâu làm tổ. Mỗi tổ có thể cho ra hàng cân sâu. Sâu tre có thể hấp hoặc chao trên dầu nóng. Do món này rất ngậy và giàu đạm nên phải có thứ nước chấm đặc trưng đi kèm là nước măng chua.

  • Thịt trâu gác bếp

    Thịt trâu gác bếpThịt trâu gác bếpSlideshow

    Thịt trâu gác bếp hay còn gọi là thịt trâu xông khói, vốn là đặc sản của người Thái đen, xưa kia họ nghĩ ra cách ướp thịt trâu, bò treo lên gác bếp để có thể ăn được lâu, dùng trong những ngày lễ tết, cỗ bàn hay những dịp quan trọng.

    Đặc biệt, món ăn phát huy tác dụng bổ sung dưỡng chất khi đi rừng dài ngày và mùa mưa lũ khó ra ngoài lấy thức ăn. Ngày nay, món ăn trở thành đặc sản phổ biến, có mặt nhiều trong bữa cơm của dân bản, được những thực khách miền xuôi rất ưa thích.

  • Pa pỉnh tộp

    Pa pỉnh tộpPa pỉnh tộpSlideshow

    Nghe tên là lạ nhưng thực chất đây là món cá nướng đặc biệt của người Thái ở Tây Bắc. Nếu có dịp lên Tây Bắc, nhất định bạn đừng quên thưởng thức món ăn với hương vị độc đáo này.

    Pa pỉnh tộp, nghĩa là cá gập nướng, thường có cách làm cầu kỳ ngay từ khâu chọn nguyên liệu. Trong đó, người dân tộc Thái thường sử dụng cá chép tươi, còn nguyên con để nướng. Cá sát muối cùng ớt bột để khử tanh rồi nhồi một số các loại rau thơm, quả mắc khén, gừng, tỏi, sả, hành... vào trong bụng.

  • Mắc khén

    Mắc khén Mắc khén Slideshow

    Cây Mắc khén là loại cây dại thuộc họ hồi, có tinh dầu và hương thơm, trở thành huyền thoại và làm nên loại gia vị đậm đà không thể thiếu trong bữa ăn đồng bào miền Tây Bắc. Tháng 11 là thời điểm chính thu hoạch quả mắc khén. Vì thân cây có gai nên không ai dám trèo mà chỉ dùng cây khoèo để hái. Quả tươi sẽ cho hương thơm đậm đà hơn song không bảo quản được lâu nên người dân bẻ về treo lên gác bếp cho khô và để dành dùng quanh năm.

    Khi quả mắc khén khô sẽ tự động tách vỏ, để lộ ra hình ảnh hạt mặc khén có màu đen lấp lánh, phần vỏ lại tạo thành hình bông hoa xinh xắn, tương tự như hoa hồi thu nhỏ. Hạt mắc khén được biết đến là một loại gia vị đặc sản của các tỉnh miền núi phía bắc nổi tiếng bên cạnh hạt dổi.

  • Xôi ngũ sắc

    Xôi ngũ sắcXôi ngũ sắcSlideshow

    Là món ăn nổi tiếng của người Tày dùng trong những dịp lễ hội truyền thống, được chế biến từ gạo nếp nương. Món xôi độc đáo này được làm với 5 màu khác nhau: đỏ, xanh, trắng, tím, vàng tượng trưng cho ngũ hành. Người Tày quan niệm màu sắc của món xôi càng đẹp tượng trưng cho sự phát đạt thịnh vượng cho gia đình. Với hình thức bắt mắt, độ dẻo thơm khó lẫn khiến xôi ngũ sắc trở thành món ăn làm nên bản sắc của người dân vùng cao Tây Bắc mà bất kỳ du khách nào cũng bị "mê hoặc".

  • Cơm lam

    Cơm lamCơm lamSlideshow

    Cơm lam vốn là món ăn mỗi khi đi rừng dài ngày. Người Thái đưa gạo vào ống tre nứa, cho nước mó (loại nước ngầm chảy từ trong núi ra) rồi nướng vùi trong lửa than 20 đến 30 phút. Cơm sau khi bóc ra khỏi ống sẽ có màng bám bên ngoài, hương thơm của gạo nếp nương.

  • Nộm da trâu

    Nộm da trâuNộm da trâuSlideshow

    Món nộm này chỉ được làm khi gia đình có hiếu hỷ, hoặc nhà có khách quý, bởi sơ chế rất mất thời gian. Da trâu làm sạch, thái mỏng, đập giập ướp nhiều gia vị. Khi ăn sẽ có cảm giác dòn, dai, rau thơm và hạt tiêu rừng khiến những vị khách khó tính không để đôi đũa nghỉ.

  • Rêu đá

    Rêu đáRêu đáSlideshow

    Làm món ăn này rất công phu, tốn nhiều thời gian và công sức vì rêu chỉ mọc theo mùa từ tháng 9, tháng 10 âm lịch đến hết tháng 3. Rêu đá là món ăn không phải ai cũng dám thử, tuy nhiên rêu sau khi lấy về làm sạch chỉ để được sau hơn 2 tiếng là hỏng nên phải chế biến ngay. Rêu thường mọc ở nơi các nguồn nước chảy mạnh.

    Có nhiều loại rêu đá nhưng loại được ưa chuộng nhất thường mọc thành sợi dài bám vào mỏm đá ở suối. Người ta lấy bằng cách tách từng đoạn nhưng không lấy phần sát viên đá vì nó già, ăn không ngon, sau đó dùng chày gỗ đập rêu để làm bung lớp đất cát bám bên ngoài rồi nhặt sạch. Món rêu có thể làm canh, nộm, nướng… Gia vị để tạo nên món ăn này là gừng, mùi, hạt tiêu rừng, có thể thêm ớt nướng giã nhỏ. Khi ăn có vị dẻo thơm, dậy mùi gia vị cay cay, tê tê ở đầu lưỡi.

  • Nhót xanh chẩm chéo

    Nhót xanh chẩm chéoNhót xanh chẩm chéoSlideshow

    Gia vị đồ chấm tạo nên món ăn này. Với bắp cải, tỏi tươi, gừng, nhót chấm với muối chẩm chéo hoặc nước mắm được pha chế cầu kỳ từ nhiều loại rau củ. Khi ăn có cảm giác cay của gừng tỏi ớt nướng, chát của nhót, quện vị hạt tiêu rừng. Người nếu đã ăn món này một lần sẽ nhớ mãi vì chỉ cần nói đến tên thôi sẽ lập tức lên cơn thèm.

Liên kết: Kinh nghiệm du lịch, Dượng Tony, Trên đường băng, Tin tức du lịch
Tổng hợp

Người đăng

Tran Minh Hieu

Tran Minh Hieu

tay cầm bút, chân đút gầm bàn


Là thành viên từ ngày: 10/10/2018, đã có 603 bài viết