Non thiêng Yên Tử điểm đến du lịch tâm linh

10/01/2017
Non thiêng Yên Tử điểm đến du lịch tâm linh
Chùa Yên Tử tại Quảng Ninh từ trước đến nay vẫn nổi tiếng là ngôi chùa linh thiêng nhất Việt Nam. Hàng năm, cứ mỗi độ xuân về, hàng ngàn du khách thập phương cùng hướng về Quảng Ninh và lên chùa Yên Tử để cầu mong bình an suốt một năm.

Khám phá, Tín ngưỡng, Tham quan

 
Hiển thị dạng danh sáchHiển thị dạng lưới
  • Chùa Trình /đền Trình

    Chùa Trình /đền TrìnhChùa Trình /đền TrìnhSlideshow

    Để lên được đỉnh núi chùa Yên Tử, hành khách có thể ghé thăm chùa Trình vừa để hành hương, đảnh lễ vừa để nghỉ chân sau những giờ di chuyển mệt nhọc trên ô tô.

  • Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử

    Thiền viện Trúc Lâm Yên TửThiền viện Trúc Lâm Yên TửSlideshow

    Cũng giống như trường đại học, đây là nơi để tu học của các nhà sư và cư sĩ. Du khách cũng có thể ghé thăm nơi nây một chút rồi tiếp tục cuộc hành trình lên suối Giải Oan.

  • Suối Giải Oan, chùa Giải Oan

    Suối Giải Oan, chùa Giải OanSuối Giải Oan, chùa Giải OanSlideshow

    Nơi đây tương truyền rằng những cung nữ, phi tần của vua Trần Nhân Tông vì quá yêu vua, muốn lên núi cầu xin vua trở lại triều đình nhưng không được, các bà đằm mình xuống suối tự vẫn. Tại đây, có cây cầu dài khoảng 10m, tuy không được trang trí cầu kỳ nhưng vẫn toát lên nét cổ kính.
    Chùa Giải Oan còn có tên gọi khác nữa là chùa Hạ, đây là một trong 3 ngôi chùa chính trên núi Yên Tử. Chùa có cấu trúc hình chữ “đinh”, bao gồm 5 gian và hậu cung. Trước sân chùa Giải Oan sum suê từng khóm loa kèn màu hoàng yến chen lẫn màu trắng mịn, xung quanh chùa có 6 ngọn tháp, lớn nhất là tháp mộ vua Trần Nhân Tông, hai bên là tháp mộ sư Pháp Loa và sư Huyền Quang.

  • Tháp Huệ Quang

    Tháp Huệ QuangTháp Huệ QuangSlideshow

    Nơi đây cất giữ một phần xá lị của vua Trần Nhân Tông, phần còn lại được thờ ở khu đền Trần ở Nam Định.

  • Chùa Hoa Yên

    Chùa Hoa YênChùa Hoa YênSlideshow

    Chùa Hoa Yên còn có tên gọi khác là chùa Cả, chùa Phù Vân hay chùa Trung (vì nó nằm ở vị trí trung tâm của núi Yên Tử). Nó nằm ở độ cao 543m, với nhiều hàng cây tùng cổ xưa, được trồng từ lúc vua Nhân Tông lên tu hành Yên Tử. Đây là ngôi chùa lớn nhất khu di tích Yên Tử và là ngôi chùa trung tâm trong khu di tích Yên Tử. Khi xưa chùa Hoa Yên là nơi Phật Hoàng giảng đạo.

  • Chùa Một Mái

    Chùa Một MáiChùa Một MáiSlideshow

    Ngôi chùa này có kiến trúc gồm ba gian, tương ứng với ba bàn thờ, gồm bàn thờ Tổ, bàn thờ Tam Bảo, bàn thờ hậu phía trong cùng thấp hơn hai ban ngoài. Ở đây lưu giữ huyền thoại về ” dòng sữa” và ” đụn gạo” và là nơi thờ Phật Quán Thế Âm, ở đây có khe nước uống rất mát.

  • Chùa Bảo Sái

    Chùa Bảo SáiChùa Bảo SáiSlideshow

    Đây là ngôi chùa mà Phật Hoàng nhập niết bàn.

  • Chùa Vân Tiêu

    Chùa Vân TiêuChùa Vân TiêuSlideshow

    Ngôi chùa này dành cho các tăng sỹ tu luyện võ nghệ và đức hạnh

  • An Kỳ Sinh và tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông

    An Kỳ Sinh và tượng Phật Hoàng Trần Nhân TôngAn Kỳ Sinh và tượng Phật Hoàng Trần Nhân TôngSlideshow

    Nơi đây có bức tượng của một vị tu sĩ hóa đá và bức tượng Phật Hoàng bằng đồng rất lớn.

  • Chùa Đồng

    Chùa ĐồngChùa ĐồngSlideshow

    Nằm ở độ cao 1.068m, chùa Đồng được coi là ngôi chùa cao nhất Việt Nam. Ngôi chùa này được khởi dựng vào thời nhà Hậu Lê với tên gọi Thiên Trúc Tự. Ngày nay chùa đã được trùng tu và tôn tạo nhiều. Chùa đã được đúc bằng đồng nguyên chất với chiều dài 4,6m, chiều rộng 3,6m, cao 3,35m và nặng hơn 70 tấn. Ngôi chùa này như một đài sen thờ đức phật Thích Ca Mâu Ni và ba vị tổ thiền phái Trúc Lâm.ngôi chùa cao nhất đỉnh núi. Khi đứng trên đỉnh núi, du khách có thể ngắm nhìn toàn cảnh vùng Đông Bắc rộng lớn với những đảo nhỏ thấp thoáng trong Vịnh Hạ Long như một bức tranh, xa hơn là sông Bạch Đằng.

Liên kết: Kinh nghiệm du lịch, Dượng Tony, Trên đường băng, Tin tức du lịch
Tổng hợp

Người đăng

Thảo Nguyễn

Thảo Nguyễn


Là thành viên từ ngày: 11/07/2016, đã có 822 bài viết