Núi Yên Tử hành trình trở về chính mình

26/09/2018
Núi Yên Tử hành trình trở về chính mình
Quảng Ninh hấp dẫn du khách với hành trình khám phá núi Yên Tử tìm lại chính mình là các miếu, am, tháp cứ ẩn hiện trong rừng núi đến lúc mệt mỏi, cuồng chân thì lại hiện ra một di tích, thế là mọi mệt mỏi đều tiêu tan bởi những khám phá bất ngờ.

Khám phá, Lễ hội, Tín ngưỡng, Văn hóa, Hành hương, Tham quan, Trải nghiệm

Núi Yên Tử hay Bạch Vân Sơn là một địa danh quan trọng trong bản đồ tâm linh của Việt Nam được coi là "đất tổ Phật giáo Việt Nam". Đây chính là nơi chứng kiến Đức vua Trần Nhân Tông sau khi dứt bỏ hồng trần đã hướng tâm về nơi Phật pháp và lập ra Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử.
Hiển thị dạng danh sáchHiển thị dạng lưới
  • Con đường lên đỉnh mây xanh

    Con đường lên đỉnh mây xanhCon đường lên đỉnh mây xanhSlideshow

    Ở độ cao 1.068m, với tổng chiều dài đường bộ khoảng 6.000m trong vòng 6 giờ đi bộ liên tục qua hàng ngàn bậc đá, đường rừng núi sẽ là trải nghiệm lý thú cho những ai có sở thích leo núi, rèn luyện sức khỏe dẻo dai. Tuy nhiên bạn có thể lựa chọn hình thức lên đỉnh bằng cáp treo để thưởng ngoạn phong cảnh “ mây phủ lửng lờ trôi “.
    Đoạn đường dài 649m từ đỉnh An Kỳ Sinh tới chùa Đồng được cho là khó khăn nhất trong toàn bộ quãng đường lên Yên Tử. Rìa đá chìa ra mây núi, gập ghềnh như thử thách lòng người hành hương.

    Dọc đường còn có một số điểm tham quan như Tháp Tổ, chùa Một Mái, chùa Bảo Sái, tượng đá Yên Kỳ Sinh, am Ngọa Vân, bàn cờ tiên, các khu du lịch sinh thái Thác Vàng, Thác Bạc. Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử xây trên nền dấu tích của chùa Lân mà đức Điếu Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông từng thuyết giảng chúng sinh. Đây là công trình thiền viện lớn nhất Việt Nam.

  • Suối Giải Oan

    Suối Giải OanSuối Giải OanSlideshow

    Hành trình thăm viếng Yên Tử bắt đầu từ suối Giải Oan với một cây cầu đá xanh nối hai bờ suối. Cầu dài 10m, có kiến trúc không cầu kỳ nhưng toát lên vẻ đẹp cổ kính, vững chãi. Tục truyền xưa kia vua Trần Nhân Tông nhường ngôi lại cho con là Trần Anh Tông rồi tìm đến cõi Phật. Vua Nhân Tông có rất nhiều cung tần và mỹ nữ. Họ đã khuyên ông trở về cung gấm nhưng không được nên đã gieo mình xuống suối tự vẫn. Vua Nhân Tông thương cảm cho họ nên lập một ngôi chùa siêu độ để giải oan, từ đó con suối mang tên Giải Oan.

  • Chùa Hoa Yên

    Chùa Hoa YênChùa Hoa YênSlideshow

    Chùa Hoa Yên là ngôi chùa lớn, to và đẹp nhất trong khu di tích danh thắng Yên Tử. Đây chính là nơi chứng kiến Đức vua Trần Nhân Tông sau khi dứt bỏ hồng trần đã hướng tâm về nơi Phật pháp và lập ra Thiền phái Trúc Lâm.

    Nơi đây có Tháp Tổ lưu giữ xá lị của Phật hoàng Trần Nhân Tông cùng hơn 40 bảo tháp đặt dưới chân chùa Hoa Viên. Trước sân chùa sum suê từng khóm loa kèn màu hoàng yến chen lẫn màu trắng mịn, xung quanh chùa có 6 ngọn tháp, lớn nhất là tháp mộ vua Trần Nhân Tông, hai bên là tháp mộ sư Pháp Loa và sư Huyền Quang.

  • Những pho tượng tuyệt mỹ

    Những pho tượng tuyệt mỹNhững pho tượng tuyệt mỹSlideshow

    Pho tượng đồng vua Trần Thái Tông được dựng tại đỉnh An Kỳ Sinh có chiều cao 15m, nặng 138 tấn để phật tử khắp nơi hành hương hướng về cội nguồn.

    Tọa lạc trên giữa đỉnh Yên Tử, An Kỳ Sinh là tượng đá nguyên khối, lại đứng giữa đất trời hàng nghìn năm nên rong rêu bám đầy. Nhiều người dân ở đây cho rằng tượng đá An Kỳ Sinh là một khối đá thiên tạo, dáng hình giống một nhà sư mặc áo chùng thâm, hai tay cung kính chắp trước ngực, nhà sư thanh thản đứng giữa đất trời, tà áo bay trong gió. Bức tượng đá có hình dáng người đứng phía trước đài tượng phật được cho là thạch tích của đạo sĩ An Kỳ Sinh đến đây tu tiên luyện đan, đạt được trường sinh và hoá đá.

  • Chùa Đồng

    Chùa ĐồngChùa ĐồngSlideshow

    Nhắc tới Yên Tử, không thể không nhắc tới chùa Đồng - Ngôi chùa trên đỉnh núi bằng đồng lớn nhất châu Á. Sở dĩ có tên chùa Đồng vì chùa được làm toàn bộ bằng chất liệu đồng. Du khách thập phương leo tới đỉnh chùa Đồng, ai ai cũng quan niệm rằng xoa tay vào chùa sẽ mang về điều may mắn, an lành cho cả năm. Đó là lý do chùa ngày càng được mài bóng, sáng đẹp theo năm tháng. Cho đến thời điểm này, có thể đây là ngôi chùa được đúc bằng đồng nặng và lớn nhất trên thế giới.

    Từ đỉnh chùa Đồng, du khách có thể phóng tầm mắt khắp nơi thưởng lãm quang cảnh mây trời trùng điệp xung quanh. Khi màn đêm buông xuống, vẫn có nhiều du khách lác đác tìm lối lên chùa. Khung cảnh mờ ảo giữa đèn dẫn đường với sương mù khiến nơi đây trở nên thơ mộng.

Liên kết: Kinh nghiệm du lịch, Dượng Tony, Trên đường băng, Tin tức du lịch
Tổng hợp

Người đăng

Trần Thị Cẩm Nhi

Trần Thị Cẩm Nhi


Là thành viên từ ngày: 27/08/2018, đã có 2035 bài viết