Tản mạn đôi điều về phong tục ăn chay rằm tháng 7

15/08/2019
Tản mạn đôi điều về phong tục ăn chay rằm tháng 7
Đến hẹn lại lên, cứ chuẩn bị đến ngày rằm tháng 7 là tất thảy mọi người ai cũng đều muốn ăn một bữa chay; trước là để tịnh tâm, hai nữa là cũng nhân dịp này thanh lọc cơ thể. Mà đặc biệt, ngày nay chay tịnh vào ngày rằm tháng 7 không chỉ được áp dụng bởi các Phật tử mà nhiều người bình thường cũng lựa chọn hình thức ăn uống này.

Khám phá, Lễ hội, Mùa thu, Thưởng thức

 Nhưng có ai đã từng thắc mắc là tại sao những ngày rằm của các tháng khác hoạt động này lại không được sôi nổi mà cứ phải nhằm đúng tháng 7 thì mọi thứ mới rầm rộ hơn hay chưa. Vậy thực chất hoạt động ăn chay rằm tháng 7 có nguồn gốc từ đâu. Hãy cùng tìm hiểu nhé!
 
Hiển thị dạng danh sáchHiển thị dạng lưới
  • Ăn chay để tránh xui xẻo và xá tội vong nhân

    Ăn chay để tránh xui xẻo và xá tội vong nhânĂn chay để tránh xui xẻo và xá tội vong nhânSlideshow

    Theo quan niệm dân gian, vào ngày 2 tháng 7 âm lịch hàng năm, Diêm Vương sẽ mở cửa Quỷ Môn Quan cho ma quỷ cũng được quay về trần thế, sau đó đến ngày rằm thì sẽ quay trở lại. Chính bởi vậy, mọi người cho rằng khoảng thời gian này là lúc "âm khí xung thiên", ma quỷ quấy nhiễu dương gian và tháng 7 chính là tháng xui xẻo nhất trong năm. Ăn chay vào những ngày tháng 7, đặc biệt là ngày rằm chính là giúp cơ thể tránh sát sinh, tạo phúc cho chúng sanh, được phù hộ khỏi ma quỷ quấy nhiễu và những điều đen đủi.

    Không chỉ có vậy, ngày rằm tháng 7 theo Phật giáo còn được gọi là ngày "xá tội vong nhân", cúng cô hồn. Tích này liên quan đến câu chuyện của A Nan Đà và một con quỷ miệng lửa. Vào một buổi tối khi A Nan Đà đang ngồi trong tịnh thất thấy con quỷ thân thể gầy khô, miệng dài nhả lửa bước vào và cho biết 3 ngày sau ông sẽ chết. Trừ khi ngày mai A Na Đà phải thí cho bọn quỷ một bọc thức ăn đồng thời cúng dường Tam Bảo thì ông sẽ được tăng thọ, quỷ sẽ được sanh về cõi trên.

    A Na Đà đem chuyện kể cho Đức Phật, Phật đặt cho bài chú là "Cứu Bạt Diệm Khẩu Ngạ Qủy Đà La Ni" đem tụng trong lễ cúng với ý nghĩa bố thí cầu nguyện cho loài quỷ đói miệng lửa. Dân gian hiểu rộng ra thành tục cúng cô hồn, cúng những vong hồn vật vờ không nơi nương tựa, tha tội cho những người chết. Việc ăn chay rằm tháng 7 từ đó có ý nghĩa thể hiện lòng vị tha của người còn sống đối với những người đã khuất, bỏ qua tất cả những hành động quá khứ lỗi lầm xưa kia…

  • Ăn chay để cho báo đáp công sinh thành của cha mẹ

     Ăn chay để cho báo đáp công sinh thành của cha mẹ Ăn chay để cho báo đáp công sinh thành của cha mẹSlideshow

    Rằm tháng 7 còn là đại lễ Vu Lan báo hiếu theo quan niệm của nhà Phật. Xuất phát từ sự tích về Đại Đức Mục Kiền Liên (một trong 2 đại đệ tử của Phật Thích Ca) với lòng đại hiếu đã cứu mẹ của mình ra khỏi kiếp ngạ quỷ. Từ đó mới sinh ra ngày Vu Lan là ngày lễ hằng năm để tưởng nhớ công ơn cha mẹ (và tổ tiên nói chung).

    Vì trùng hợp với ngày "xá tội vong nhân" nên nhiều người cũng kết hợp làm luôn việc cúng bái và ăn chay. Như đã đề cập ở trên, sát sinh chính là tạo nghiệp cho nên nếu ăn chay vào ngày Vu Lan, mọi người có thể giảm bớt tội nghiệp, tích đức hành thiện, cha mẹ cũng được bình an, khỏe mạnh, sức khỏe dồi dào, hạnh phúc cùng con cháu.

  • Ăn chay để thanh lọc cơ thể

    Ăn chay để thanh lọc cơ thểĂn chay để thanh lọc cơ thểSlideshow

    Ngoài ý nghĩa tâm linh thì việc ăn chay vào ngày rằm tháng 7 ngày nay còn được các tín đồ ăn chay coi như là dịp để mọi người cùng nhau thanh lọc cơ thể. Trai giới có tác dụng giúp cơ thể khỏe mạnh, thanh tịnh, đặc biệt làm tăng khả năng miễn dịch, hỗ trợ giảm cân và phần nào tăng tuổi thọ.

    Có rất nhiều bạn trẻ thời nay thậm chí còn coi ăn chay như một sở thích lành mạnh và thường xuyên làm theo định kỳ. Họ ăn những đồ ăn phong phú, có tiết tấu trang trí lạ mắt như một cách để thể hiện cái "chất và gu" của bản thân.

Liên kết: Kinh nghiệm du lịch, Dượng Tony, Trên đường băng, Tin tức du lịch
Tổng hợp

Người đăng

Nhu Nguyen

Nhu Nguyen


Là thành viên từ ngày: 15/08/2018, đã có 778 bài viết