Tẩu Vân Kiều và các làng nghề hút khách ở Quảng Bình

18/06/2019
Tẩu Vân Kiều và các làng nghề hút khách ở Quảng Bình
Cùng với các hang động lung linh huyền ảo, các làng nghề truyền thống cũng góp phần thu hút lượng lớn du khách tìm hiểu và trải nghiệm khi du lịch Quảng Bình. Trong đó phải kế đến các làng nghề nổi tiếng như làng bánh tráng Tân An, Tẩu thuốc Vân Kiều, nón lá Quy Hậu trứ danh.

Khám phá, Giải trí, Tham quan

 
Hiển thị dạng danh sáchHiển thị dạng lưới
  • Làng nón Quy Hậu

    Làng nón Quy HậuLàng nón Quy HậuSlideshow

    Làng nón Quy Hậu nằm cách trung tâm thành phố Đồng Hới khoảng 45km, được ra đời từ những năm đầu của thế kỷ XX. Nón Quy Hậu trở thành thương hiệu và đặc sản quê hương: xinh ở dáng, lại nhã ở màu, mỏng nhẹ như thấu quang. Những chiếc nón cầu kì hơn sẽ được trang trí trong lòng nón các họa tiết hoa lá bằng giấy sắc màu hoặc chỉ khâu nhiều vòng giăng mắc ở hai điểm đối diện để buộc quai nón. Chiếc nón lá trắng tròn trịa chỉ cần thêm một dải lụa mềm buộc làm quai nón đã tôn lên vẻ dịu dàng cho bao cô gái.

    Nhìn chiếc nón có vẻ đơn giản nhưng để tạo nên được một chiếc nón lá vừa bền vừa đẹp, người nghệ nhân phải thật tỉ mỉ và khéo léo từ khâu chọn lá cho đến làm khung, chuốt vành, đan lá, chằm nón, kết chỉ, trang trí… Tất cả đều cần sự khéo léo, kiên trì và tỉ mỉ, bởi nếu chỉ cần sai bất cứ khâu nào thì nón lá sẽ rất dễ bị rách.

  • Tẩu Vân Kiều

    Tẩu Vân KiềuTẩu Vân KiềuSlideshow

    Trong căn nhà sàn nằm ven suối ở bản Bến Đường, thác Chàn Lụa, bà Con – truyền nhân cuối cùng biết nặn tẩu của tộc người Vân Kiều trên đỉnh Trường Sơn vẫn ngày đêm miệt mài, khéo léo, tỉ mỉ tự tay nặn ra những chiếc tẩu thuốc làm bằng đất nung rất tinh xảo, một mỹ tục cổ xưa độc đáo và giá trị.

    Theo bà Hồ Thị Con, để làm ra được một chiếc tẩu đạt chuẩn phải mất rất nhiều công phu. Đầu tiên là việc chọn nguyên vật liệu. Đã hơn 40 năm nay, mỗi lần hết nguyên vật liệu, bà phải lội rừng hơn 70km để đến mỏ đất sét tinh khiết nhất mang về dùng. Đất sét mang về trộn với nước suối tinh khiết, ủ một thời gian, sau đó dùng tay nhào nặn cho đến khi thật nhuyễn, không vương tạp chất hay một hạt cát nào nữa mới bắt đầu đến công đoạn nặn tẩu.

    Bà Con có một độ đồ nghề nặn tẩu gia truyền từ mấy trăm năm trước để lại. Nó được tạo nên từ xương và nanh vuốt của lợn rừng gồm: Khuôn ra điếu, vật tạo hình, vật thông điếu, vuốt “cổ chim”… Chỉ duy nhất vật để tạo hoa văn trên ống tẩu là một đồng bạc cổ. Bộ đồ nghề quý giá này được bà Con cẩn thận đựng trong một chiếc hộp nhỏ đặt trên ban thờ. Mỗi vật dụng trong đó bóng láng, mòn nhẵn chất đầy dấu ấn thời gian.

  • Làng bánh tráng Tân An

    Làng bánh tráng Tân AnLàng bánh tráng Tân AnSlideshow

    Nằm nép mình bên dòng sông Gianh thơ mộng, phong cảnh thanh bình, hơn 100 năm qua, nghề làm bánh đa đã nuôi sống biết bao người dân ở làng quê ven dòng sông Gianh. Một ngôi làng vốn rất ít đất để sản xuất nông nghiệp nên nghề bánh được xem là nghề tạo thu nhập chính cho người dân nơi đây. Không vì miếng cơm manh áo và còn vì cả thương hiệu của làng bánh tráng Tân An của các thế hệ cha ông truyền lại, những người con nơi đây vẫn ngày đêm giữ lửa làm nghề truyền thống. Sản phẩm đặc biệt nhất của làng là bánh tráng mè xát với vị mặn mà đặc trưng của làng bánh tráng Tân An.

    Bánh tráng Tân An không chỉ mang hương vị đậm đà, dân dã của gạo, của vừng, mà kết tinh trong đó là cả tình yêu và niềm tự hào của một miền quê.

Liên kết: Kinh nghiệm du lịch, Dượng Tony, Trên đường băng, Tin tức du lịch
Tổng hợp

Người đăng

Trần Thị Cẩm Nhi

Trần Thị Cẩm Nhi


Là thành viên từ ngày: 27/08/2018, đã có 2035 bài viết