Top 6 ngôi chùa thu hút khách hành hương nhất An Giang

03/02/2020
Top 6 ngôi chùa thu hút khách hành hương nhất An Giang
An Giang – vùng đất Bảy Núi thu hút khách du lịch không chỉ bởi sở hữu những địa điểm du lịch nổi tiếng như rừng tràm Trà Sư, cảnh đẹp nhìn từ những ngọn núi mà còn bởi sự linh thiêng của các ngôi chùa, miếu. Cũng chính vì thế mà An Giang luôn là điểm hành hương được mọi người lựa chọn tìm đến đầu tiên ở miền Nam. Dưới đây là 6 ngôi chùa thu hút khách hành hương nhất An Giang.

Khám phá, Hành hương, Tham quan

 
Hiển thị dạng danh sáchHiển thị dạng lưới
  • Miếu Bà Chúa Xứ

    Miếu Bà Chúa XứMiếu Bà Chúa XứSlideshow

    Miếu Bà Chúa Xứ là một di tích - danh thắng nổi tiếng của An Giang, nằm dưới chân núi Sam ở TP Châu Đốc. Với sự linh thiêng và ứng nghiệm, cầu được ước thấy khiến Miếu Bà hàng năm thu hút hàng triệu lượt khách đến tham quan, cúng viếng, xin lộc, trả lễ, cầu bình an, may mắn... quanh năm, nhất là suốt khoảng thời gian từ đầu xuân đến tận tháng 4 Âm lịch, khi diễn ra lễ hội Vía Bà.

    Theo truyền thuyết kể lại, cách đây khoảng 200 năm, người dân địa phương tại Châu Đốc đã phát hiện ra tượng Bà ở trên đỉnh núi Sam và muốn đưa xuống. Tuy nhiên, mấy chục thanh niên cường tráng định khiêng tượng Bà nhưng không được. Sau đó qua miệng bà “cô Đồng” bảo chỉ cần 9 cô gái đồng trinh lên khiêng xuống. Nhưng đến chân núi thì tượng Bà bất ngờ nặng trịch không thể đi nữa. Người dân nghĩ Bà chọn nơi đây để an vị ở đây và đã lập miếu tôn thờ.

  • Lăng Thoại Ngọc Hầu

    Lăng Thoại Ngọc HầuLăng Thoại Ngọc HầuSlideshow

    Tại khu vực danh thắng núi Sam còn có lăng Thoại Ngọc Hầu, cách miếu Bà Chúa Xứ không xa. Thoại Ngọc Hầu là một trong những nhân vật lịch sử quan trọng, đã có công khai phá, mở rộng vùng đồng bằng sông Cửu Long nói chung và Châu Đốc nói riêng. Lăng được đặt nằm ở dưới chân núi Sam, bên cạnh vô vàn các di tích khác, nhưng kỳ lạ thay lại không bao giờ ồn ào náo nhiệt như các lăng miếu khác ở đây mà luôn có một không khí lặng lẽ, trang nghiêm, thành kính.

    Trong đền còn có vô số những bảo vật có giá trị khác như những bức hoành phi, liễn đối, văn bia, văn tế, những áng văn thơ hùng tráng, ca ngợi công đức những bậc tiền nhân, gợi lên một thời oanh liệt của ông cha ta những năm tháng đi khai hoang mở mang bờ cõi, để lại cho con cháu muôn đời sau.

  • Chùa Tây An

    Chùa Tây AnChùa Tây AnSlideshow

    Di tích lịch sử - văn hóa quốc gia, chùa Tây An ở chân núi Sam được công nhận kỷ lục "ngôi chùa có kiến trúc kết hợp phong cách nghệ thuật Ấn Độ và kiến trúc cổ của dân tộc đầu tiên" tại Việt Nam. Theo các tài liệu lịch sử, chùa được dựng lên từ giữa thế kỷ 19, dưới thời vua Thiệu Trị.

    Chùa Tây An kể từ thời Phật thầy Pháp Tang trụ trì đến nay đã trải qua 7 đời truyền thừa và qua nhiều lần tu sửa. Kiến trúc ngày nay của chùa được tôn tạo dưới thời Hòa Thượng Bửu Thọ vào năm 1958. Người đã cho xây dựng thêm 3 ngôi lầu cổ, mặt tiền chùa và sửa lại chánh điện, tạo thêm nét kiến trúc phương Đông kết hợp với kiến trúc Ấn Độ. Từ năm 1993 đến nay, Thượng tọa trụ trì Thích Huệ Kỉnh đã tổ chức trùng tu và xây mới nhiều công trình để phục vụ du khách thập phương đến hành hương vào mỗi năm.

    Chùa Tây An được xây dựng trên nền cao, thoáng rộng trong khuôn viên có diện tích 15.000m2. Phía sau là Núi Sam như bức bình phong làm nổi bật ngôi chùa với một màu xanh thẫm. Điểm đặc biệt nhất và ấn tượng nhất của ngôi chùa là mặt chính với ba cổ lầu nóc tròn hình củ hành với màu sắc sặc sỡ nhưng lại mang một nét hài hòa lạ lẫm.

  • Chùa Huỳnh Đạo

    Chùa Huỳnh ĐạoChùa Huỳnh ĐạoSlideshow

    Chùa Huỳnh Đạo tọa lạc tại khóm Vĩnh Đông 2, phường Núi Sam, thành phố Châu Đốc. Với kiến trúc độc đáo và không giang rộng, chùa Huỳnh Đạo là nơi được nhiều Phật tử lựa chọn để hành hương dịp đầu năm mới.

    Chùa được xây dựng theo lối kiến trúc Trung Hoa, với hai gian thờ chính và một khuôn viên lớn, bên ngoài thờ các vị thần bốn phương. Chùa được xây dựng vào năm 1996, lúc đầu chùa chỉ có ngôi Tam Bảo. Những năm tiếp theo, xây thêm gác chuông, Quan Âm các và nhiều công trình khác tạo nên một khuôn viên hoành tráng thật trang nghiêm, mỹ lệ. Chùa Huỳnh Đạo còn có nhà thờ nằm giữa hồ với hình ảnh con rồng lớn đầy uy lực.

  • Chùa Vạn Linh

    Chùa Vạn LinhChùa Vạn LinhSlideshow

    Nằm ở vùng Bảy Núi huyền thoại, núi Cấm cao hơn 700m so với mực nước biển, thuộc huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang. Nơi đây được nhiều du khách biết đến với phong cảnh non nước hùng vĩ, hữu tình, cùng một số công trình đáng chú ý như tượng Phật Di Lặc trên đỉnh núi lớn nhất châu Á, cùng với đó là ngôi chùa Vạn Linh.

    Theo nhiều tài liệu, nơi đây từng có tên gọi khác là chùa Lá, ban đầu chỉ là am lá lợp tranh đơn sơ. Ngày nay, chùa Vạn Linh được xây dựng, tôn tạo với kiến trúc uy nghi, có nhiều bảo tháp đẹp mắt, thu hút du khách thập phương. Ngôi chùa Vạn Linh có vị thế rất đặc biệt, là tựa lưng vào trên sườn đồi Bồ Hong (đỉnh cao nhất núi Cấm với 716m), mặt hướng về hồ Thủy Liêm, khuôn viên trồng nhiều hoa, cây cảnh… tương tự như Thiền viện Trúc Lâm ở Đà Lạt. Chính vì sự kết hợp hài hòa này, quang cảnh ngôi chùa Vạn Linh trở nên uy nghi. Chùa có nhiều bảo tháp đẹp như Bảo tháp Hòa thượng Thích Thiện Quang khai sơn, tháp chuông thờ đức Phật A Di Đà, tháp Bồ tát Quan Thế Âm… Và điểm thu hút nhất của ngôi chùa này chính là Bảo cát Quan Âm cao 40m theo mẫu Bồ Đề Đạo Tràng ( Ấn Độ) gồm bảy tầng và đặt thờ nhiều vị Phật, Bồ tát được tạc bằng đá quý.

  • Phước Lâm Tự

    Phước Lâm TựPhước Lâm TựSlideshow

    Phước Lâm Tự ở huyện Tịnh Biên còn được nhiều người gọi là chùa Lầu, vì công trình được xây dựng như nhiều tầng lầu xếp chồng lên nhau. Với lối kiến trúc phảng phất nét Trung Hoa, Nhật Bản... cùng tông màu đỏ chủ đạo bắt mắt, chùa Lầu thu hút nhiều bạn trẻ check-in.

    Theo sư trụ trì Phước Lâm Tự, ngôi chùa này có tuổi đời hơn 130 năm. Năm 2009, chùa được xây mới với kinh phí do các phật tử đóng góp. Được lấy tone màu màu đỏ bắt mắt làm chủ đạo, ban công, cùng với mái ngói xanh cong vút như những ngôi chùa ở Nhật. Bên trong chánh điện giữ nguyên lối kiến trúc như những ngôi chùa khác ở Việt Nam.

    Du khách hành hương ở Phước Lâm Tự không những được tận hưởng cảm giác an nhiên, thư thái, hòa mình với thiên nhiên giữa một “công viên hoa” thu nhỏ với nhiều loại cỏ cây, hoa lá khoe sắc do các sư cô tại đây đã trồng, mà còn được trải nghiệm đi trên cầu treo bắc lơ lửng trên cao. Đứng trên cầu, du khách có thể nhìn ngắm những hàng cây thốt nốt, những cánh đồng xanh mướt cùng những cánh chim bay lượn.

Liên kết: Kinh nghiệm du lịch, Dượng Tony, Trên đường băng, Tin tức du lịch
Tổng hợp

Người đăng

Trần Thị Cẩm Nhi

Trần Thị Cẩm Nhi


Là thành viên từ ngày: 27/08/2018, đã có 2035 bài viết