Về miền Nam hành hương viếng 10 kiểng chùa

18/02/2019
Về miền Nam hành hương viếng 10 kiểng chùa
Là một vùng đất nổi tiếng yên bình cây trái xum xuê, người dân thân thiện, miền Nam còn đặc biệt thu hút du khách bởi những ngôi chùa nổi tiếng linh thiêng và có kiến trúc độc đáo.

Khám phá, Lễ hội, Tín ngưỡng, Hành hương, Trải nghiệm, Tham quan

 
Hiển thị dạng danh sáchHiển thị dạng lưới
  • Chùa Vĩnh Tràng - Tiền Giang

    Chùa Vĩnh Tràng - Tiền GiangChùa Vĩnh Tràng - Tiền GiangSlideshow

    Tọa lạc tại xã Mỹ Phong, TP. Mỹ Tho, Tiền Giang đây là một di tích kiến trúc nghệ thuật đứng vào hàng thứ ba đối với mọi kiểu chùa của đất Nam Bộ và được xây dựng theo lối kiến trúc kết hợp Á – Âu.

    Chùa được xây dựng theo dạng chữ Quốc của Hán tự gồm 4 gian nối tiếp nhau: Tiền đường, Chánh điện, nhà Tổ và nhà Hậu. Các bao lam ở đây được chạm trổ công phu, đặc biệt là bộ bao lam Bát tiên kỵ thú đặt ở gian giữa. Phía trước là sân kiểng và Đức Phật Thích Ca tham thiền dưới cội bồ đề. Bên phải là tượng đài Quan Thế Âm Bồ tát bên ao sen vô cùng đẹp.

  • Thiền Viện Trúc Lâm Phương Nam - Phong Điền, Cần Thơ

    Thiền Viện Trúc Lâm Phương Nam - Phong Điền, Cần ThơThiền Viện Trúc Lâm Phương Nam - Phong Điền, Cần ThơSlideshow

    Nổi tiếng là ngôi chùa có quy mô nhất lớn nhất ở miền Tây Nam Bộ được đề xuất xây dựng bởi Đại tướng Phạm Văn Trà – nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng (nhiệm kỳ 1997 – 2001), Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam được xây dựng theo phong cách truyền thống thời Lý – Trần nhưng lại không hòa hợp với bất kì phong cách nào. Điều này thể hiện qua các hạng mục như Chính điện, Quân Âm điện, Di Lặc điện, chùa Một Cột, Giảng đường, Khách đường, Trai đường, Thư viện, phòng Đông y Nam dược… tất cả đều được xây dựng bằng vật liệu rất kiên cố.

    Được chú ý nhất là tượng Phật Thích Ca được đúc bằng đồng nặng 3.5 tấn, đại hồng chung nặng 1.5 tấn, tượng Bồ Tát và các vị tổ sư tạc bằng gỗ Du Sam có tuổi thọ 800 năm… Và đặc biệt là ngoài tượng Phật Thích ca được làm bằng đồng thì tất cả các hệ thống tượng Phật thờ ở đây đều làm từ gỗ Thủy Tùng.

  • Chùa Phật Lớn Núi Cấm – Tịnh Biên, An Giang

    Chùa Phật Lớn Núi Cấm – Tịnh Biên, An GiangChùa Phật Lớn Núi Cấm – Tịnh Biên, An GiangSlideshow

    Nằm quay mặt về hướng chánh Tây, bên cạnh là bờ hồ Thủy Liêm mênh mông, với sức chứa 60.000m khối nước và là nguồn cung cấp nước sinh hoạt của 500 hộ dân cư ngụ tại đây. Bên kia bờ, theo hướng chánh Đông là chùa Vạn Linh, một quần thể kiến trúc Phật giáo nguy nga, được đại trùng tu xây dựng mới vào năm 1995, mà nổi bật là ngôi Quan Âm các 9 tầng, uy nghi vươn cao nơi tiền đường.

    Chùa Phật Lớn được xây dựng khá lâu đời, khoảng năm 1912, sau đó được trùng tu lại nhiều lần. Điểm nổi bật nhất của chùa Phật Lớn là tượng Phật Di Lặc cao 33.6m, được sách Kỷ lục Việt Nam xác lập vào năm 2006. Năm 2013, tượng Phật Di Lặc này được xác lập kỷ lục châu Á.

  • Miếu bà Chúa Xứ - Châu Đốc

    Miếu bà Chúa Xứ - Châu ĐốcMiếu bà Chúa Xứ - Châu ĐốcSlideshow

    Tọa lạc dưới chân núi Sam, TP Châu Đốc, tỉnh An Giang, Miếu bà Chúa Xứ mỗi năm thu hút hàng triệu lượt khách đến hành hương. Đây được xem là ngôi chùa linh thiêng nhất miền Tây và là điểm tựa tâm linh của người dân khắp cả nước.

    Không chỉ thu hút du khách bởi sự linh thiêng, nơi đây còn là một công trình kiến trúc tuyệt đẹp, núi rừng bao quanh nên thơ. Sau nhiều lần trùng tu, sửa chữa, đến nay kiến trúc miếu có dạng chữ "quốc", hình khối tháp dạng hoa sen nở, mái tam cấp ba tầng lầu, lợp ngói đại ống màu xanh, góc mái vút cao như mũi thuyền đang lướt sóng.

    Hàng năm, nơi đây còn diễn ra lễ hội miếu Bà Chúa Xứ (hay Vía Bà) tôn nghiêm và trang trọng được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch công nhận di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.

  • Chùa Dơi - Sóc Trăng

    Chùa Dơi - Sóc TrăngChùa Dơi - Sóc TrăngSlideshow

    Chùa Dơi hay còn gọi là chùa Mahatup, là nơi trú ngụ của hàng ngàn con dơi quạ, dơi ngựa, có con có sải cánh dài hơn 1.5m. Đây là ngôi chùa có kiến trúc đặc sắc bậc nhất ở Sóc Trăng được xây dựng vào thế kỷ 16, lưu giữ khá nhiều báu vật quý giá như pho tượng đức Phật cổ bằng đá cao 1.5m, nhiều bộ kinh luật viết trên lá cây thốt nốt và chiếc đèn dầu cổ.

    Năm 2007, ngôi chánh điện của chùa đã bị phát hỏa do nến đổ thiêu rụi toàn bộ nội thất, hàng chục pho tượng phật tài liệu quý giá. Đến nay chánh điện đã được khôi phục lại, uy nghi hơn song nhiều tài liệu, pho tượng cổ hiện không còn.

  • Chùa Bửu Sơn - Sóc Trăng

    Chùa Bửu Sơn - Sóc TrăngChùa Bửu Sơn - Sóc TrăngSlideshow

    Chùa Bửu Sơn hay còn được biết đến với cái tên quen thuộc là chùa Đất Sét ngụ tại phường 5, TP Sóc Trăng là một trong những ngôi chùa đẹp nhất ở Sóc Trăng với công trình nghệ thuật vĩ đại của dòng họ Ngô.

    Chùa Đất Sét lưu giữ hơn 208 pho tượng Phật được nặn bằng đất, 156 con rồng uốn khúc nằm chầu xung quanh đỡ từng mái tháp, 8 cây nến khổng lồ mỗi cây nến lớn khoảng 200kg, cao 1,6m. Trong đó có 6 cây lớn chưa đốt và 2 cây nhỏ hơn đang cháy, ước tính dùng trong vòng 70 năm.

  • Chùa Xiêm Cán - Bạc Liêu

    Chùa Xiêm Cán - Bạc LiêuChùa Xiêm Cán - Bạc LiêuSlideshow

    Chùa Cán Xiêm là một trong những ngôi chùa Khmer được liệt vào hàng lớn nhất, đẹp nhất và lộng lẫy nhất trong các hệ thống chùa Khmer ở Nam Bộ. Chùa được xây dựng vào năm 1887 và được chạm trổ, trang trí theo phong cách dân tộc độc đáo. Khuôn viên chùa là những hàng cây xanh cao to ngay hàng thẳng tấp vô cùng đẹp mắt.

    Công trình này đã trải qua hơn một thế kỷ, mặc dù đã nhuốm màu thời gian nhưng kiến trúc vẫn vững vàng trong khuôn viên chùa như là biểu tượng của sự chắc chắn, trường tồn.

    Ở giữa chánh điện thờ phật thích ca, xung quanh 4 bức tường là sự bày trí rất nhiều hình vẽ về quá trình tu hành khổ luyện của Đức Phật từ khi sinh ra, đến lúc làm Thái tử cho đến lúc vào vào cõi Niết bàn.

  • Chùa Hang – An Giang

    Chùa Hang – An GiangChùa Hang – An GiangSlideshow

    Chùa Hang hay còn gọi là Phước Điền Tự, một ngôi chùa đẹp có lịch sử hơn 100 năm do bà Lê Thị Thơ (biệt danh bà Thợ), pháp hiệu Diệu Thiện thành lập nên.

    Tương truyền, cạnh am bà Thợ tu hành có 1 hang núi sâu, bên trong có đôi mãng xà to, hung tợn. Từ khi bà Thợ đến tu, đôi mãng xà trở nên hiền lành, thường đến am bà Thợ nằm im lắng nghe kinh kệ. Thấy vậy, bà Thợ đặt tên chúng là Thanh Xà, Bạch Xà hàng ngày giáo hóa bằng kinh phật. Sau khi bà Thợ qua đời, đôi mãng xà cũng bỗng dưng biến mất, nhiều người đoán chúng đã trở về hang cũ và chết ở đó.

    Ngày nay, đến tham quan chùa, du khách sẽ được chiêm ngưỡng một công trình gồm nhiều hạng mục kiến trúc tuyệt đẹp. Với không gian yên tĩnh, tầm nhìn thoáng đãng giữa tứ bề, chùa Hang không chỉ được xem là điểm đến du lịch tâm linh mà còn là nơi ngoạn cảnh tuyệt đẹp.

  • Chùa Phật Học – Cần Thơ

    Chùa Phật Học – Cần ThơChùa Phật Học – Cần ThơSlideshow

    Nằm uy nghi trên đường Hòa Bình, ngay giữa trung tâm thành phố, chùa Phật Học được xem như một trong những ngôi chùa có cơ sở hạ tầng, kiến trúc đẹp nhất Cần Thơ. Ngôi chùa này trước đây là trụ sở của Hội Phật học Nam Việt tỉnh Cần Thơ, được Hội Phật học kiến tạo vào năm 1951.

    Chùa Phật Học được trùng tu gần đây, gồm 5 tầng lầu và nhiều gian thờ khác nhau. Chùa cũng là nơi tổ chức nhiều lễ lớn trong năm như lễ Phật đảng, lễ Vu lan,…và cũng là nơi giúp đỡ các bạn thí sinh chỗ ăn ở, tá túc vào các kì thi tuyển sinh Đại học hằng năm.

    Bên trong chùa là các gian thờ khác nhau, từ tượng Phật Thích Ca, Quan Thế Âm cho đến các chư vị La hán… Mặc dù nằm giữa con đường sầm uất, đông đúc, nhưng bên trong chùa, không khí rất yên tĩnh, linh nghiêm.

  • Chùa Chén Kiểu – Sóc Trăng

    Chùa Chén Kiểu – Sóc TrăngChùa Chén Kiểu – Sóc TrăngSlideshow

    Cũng như những ngôi chùa Khmer tại tỉnh Sóc Trăng, chùa lúc đầu được xây dựng bằng vách đất, gỗ, lá cây và dừa nước. Trong thời gian chiến tranh, dưới sự tàn phá của bom đạn, ngôi chùa bị hư hại hàng nặng, nhất là ngôi chánh điện. Đến năm 1969, chùa được xây dựng lại theo kiến trúc như ngày nay, gồm: Chánh điện, sala, tháp bảo, nơi để sách kinh…

    Điều đáng nói là trong quá trình xây dựng, do thiếu vật liệu nên các vị sư đã nảy ra sáng kiến là quyên góp chén, đĩa từ bà con trong Phum Sóc để ốp lên tường. Ý tưởng này vừa tiết kiệm kinh phí xây dựng, vừa tạo nên những họa tiết trang trí ấn tượng. Cũng từ đó, chùa còn được nhân dân biết đến với tên gọi thứ hai là “Chùa Chén Kiểu”. Ngày 20 tháng 11 năm 2012, ngôi chùa được được xếp hạng là di tích Lịch sử – Văn hóa cấp tỉnh.

Liên kết: Kinh nghiệm du lịch, Dượng Tony, Trên đường băng, Tin tức du lịch
Tổng hợp

Người đăng

Trần Thị Cẩm Nhi

Trần Thị Cẩm Nhi


Là thành viên từ ngày: 27/08/2018, đã có 2035 bài viết