Vía Bà Châu Đốc đầu xuân và những trải nghiệm thú vị

04/12/2018
Vía Bà Châu Đốc đầu xuân và những trải nghiệm thú vị
Vào những ngày Lễ, Tết, du khách thập phương không ngại xa xôi để hành hương Châu Đốc, An Giang, viếng miếu Bà Chúa Xứ để cầu an, xin lộc. Không chỉ đến viếng thăm, dâng lễ cầu tài lộc, may mắn cho gia đạo mà đây còn là chuyến du ngoạn thú vị, chiêm ngưỡng thiên nhiên An Giang tươi đẹp trù phú.

Khám phá, Giải trí, Tham quan, Trải nghiệm

Châu Đốc là một thành phố đang được An Giang đầu tư trở thành thành phố lễ hội. Châu Đốc có những địa danh nổi tiếng như: khu danh thắng Núi Sam, trong đó có Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam với Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ…
Hiển thị dạng danh sáchHiển thị dạng lưới
  • Miếu Bà và câu chuyện linh thiêng

    Miếu Bà và câu chuyện linh thiêngMiếu Bà và câu chuyện linh thiêngSlideshow

    Miếu Bà Chúa Xứ (Chùa Bà) là một công trình kiến trúc đẹp và tôn nghiêm, tọa lạc dưới chân núi Sam, thuộc phường Núi Sam, thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang. Đây là một di tích nổi tiếng ở khắp vùng Đồng bằng sông Cửu Long, hàng năm thu hút hơn 2 triệu lượt khách hành hương, du lịch từ khắp nơi trên cả nước đến cúng bái, tham quan tạo nên một mùa lễ hội sôi nổi.

    Trong tín ngưỡng của người Việt, bà Chúa Xứ rất được tôn kính. Tương truyền, cách đây gần 200 năm, tượng bà được cư dân địa phương phát hiện và phải cần có 9 cô gái đồng trinh mới có thể di chuyển tượng xuống từ đỉnh núi Sam huyền thoại. Khi khiêng đến vị trí miếu bà ngày nay thì bức tượng nặng và không thể di chuyển được nữa. Thấy vậy, người dân đã xây miếu thờ với ý niệm về một sự bảo hộ cho vùng đất này, cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Không biết giả thuyết ấy có chính xác hay không nhưng niềm tin của người dân vào Bà Chúa xứ là hoàn toàn có thật.

  • Lễ hội đầu xuân

    Lễ hội đầu xuânLễ hội đầu xuânSlideshow

    Các hoạt động diễn ra ở miếu Bà khá sôi nổi, bắt đầu từ tháng Giêng cho đến tháng 4 âm lịch. Mở màn cho ngày đầu năm mới là hoạt động múa lân sư rồng. Dưới cái nắng nhẹ của ngày đầu xuân, đội múa lân là những thanh niên trẻ, đặc biệt người đánh trống chính là một bạn nữ nên thu hút được sự chú ý của nhiều người. Sau nghi thức lạy Bà, đội lân bắt đầu những đường múa điêu luyện bên cạnh hình ảnh hài hước của ông Địa.

  • Chinh phục núi Cấm – Ngọn núi cao nhất của vùng Bảy Núi

    Chinh phục núi Cấm – Ngọn núi cao nhất của vùng Bảy NúiChinh phục núi Cấm – Ngọn núi cao nhất của vùng Bảy NúiSlideshow

    Núi Cấm được ví như Đà Lạt của miền Tây, không khí có phần nóng hơn một chút nhưng cảnh quan cũng tuyệt vời không kém. Núi Ông Cấm là ngọn núi cao nhất của vùng Bảy Núi, với độ cao 800m so với mực nước biển, chinh phục được núi Cấm bằng đường trekking là một trải nghiệm đáng thử một lần trong đời. Ngoài cảnh quan hùng vĩ mà bạn được chiêm ngưỡng trên đường đi thì núi Cấm còn là nơi thu hút các hoạt động như cắm trại, tắm suối.

    Đối với những bạn không đam mê với việc leo núi bằng đường bộ thì có thể chạy xe máy lên đỉnh hoặc thuê cáp treo với giá 180.000 VND/vé khứ hồi (với trẻ em là 90.000 VND/vé).

    Ngọn núi này cũng có rất nhiều chùa, am, miếu thờ, nổi bật nhất là chùa Vạn Linh nơi có tượng Phật nằm khổng lồ, hồ Thủy Liêm là địa điểm được nhiều tín đồ Phật giáo đến phóng sinh, Chùa Phật Lớn với tượng Phật Di Lạc cao 33m – là tượng Phật Di Lạc lớn nhất nước.

  • Du ngoạn trên xuồng ở Rừng tràm Trà Sư

     Du ngoạn trên xuồng ở Rừng tràm Trà Sư Du ngoạn trên xuồng ở Rừng tràm Trà SưSlideshow

    Đây là khu rừng ngập mặn nổi tiếng nhất ở miền Tây, nơi được xem là cảnh quan du lịch đặc sắc mỗi khi nhắc đến vùng đất An Giang. Tại đây ngoài cảnh sắc thiên nhiên rừng ngập mặn thì còn là nơi trú ngụ của nhiều loài động vật hoang dã, nhiều trong số này là những loài động vật quý hiếm có trong sách đỏ.

    Điểm thu hút khách du lịch của rừng tràm Trà Sư là hoạt động trải nghiệm du ngoạn trên xuồng xui theo dòng nước thả mình vào thiên nhiên. Giữa tiếng chim ríu rít, tiếng gió thì thầm kéo lòng người trôi bồng bềnh trên đám bèo xanh ngát.

  • Thưởng thức Bò cạp Bảy Núi

    Thưởng thức Bò cạp Bảy NúiThưởng thức Bò cạp Bảy NúiSlideshow

    Bò cạp hay còn gọi là "bù kẹp", có màu đen nhánh, hai càng to kềnh, to cỡ con dế cơm. Về vùng Bảy Núi, bạn có thể tận mắt nhìn thấy loại côn trùng này được bán rất nhiều dọc hai bên đường. Để bắt được những con bò cạp, người dân phải trang bị một cây cuốc, một cây kẹp, một chiếc xô và phải lên tận núi mới có. Tìm thấy tảng đá nào khả nghi, họ chỉ cần lật sang một bên, nhìn miệng hang thò kẹp vào là có ngay một con bò cạp.

    Bò cạp bắt về được cho vào thau vài ngày cho "sạch bụng". Sau đó, người dân chỉ việc để nguyên con và rửa sạch, cho vào chảo mỡ hoặc dầu đang sôi. Khoảng vài phút sau, bò cạp chín sẽ bốc mùi thơm lạ lùng. Bò cạp dùng kèm rau thơm, cà chua, dưa leo và vài cọng ngò, chấm với muối tiêu chanh. Theo những người sành ăn, bụng của bò cạp mới là phần ngon nhất.

    Món bò cạp còn được chế biến theo các kiểu khác như bò cạp lăn bột, bò cạp chiên bơ,... Một số người Khmer địa phương còn dùng bò cạp ngâm với rượu để chữa các chứng đau lưng, nhức mỏi, đau khớp...

Liên kết: Kinh nghiệm du lịch, Dượng Tony, Trên đường băng, Tin tức du lịch
Tổng hợp

Người đăng

Trần Thị Cẩm Nhi

Trần Thị Cẩm Nhi


Là thành viên từ ngày: 27/08/2018, đã có 2035 bài viết