Việt Kiều đón Tết quê nhà, khát khao người viễn xứ

10/12/2018
Việt Kiều đón Tết quê nhà, khát khao người viễn xứ
Tết cổ truyền là thời khắc vô cùng quan trọng để những người con xa quê được trở về đoàn tụ bên gia đình. Đặc biệt, đối với những Việt Kiều nơi đất khách, đây còn là một khát khao cháy bỏng thôi thúc họ từng ngày.

Lễ hội, Mùa xuân, Du xuân, Tết, Tham quan, Trải nghiệm

 Đối với họ, một chuyến du xuân không thể ý nghĩa hơn là khi được ở cạnh người thân và hít thở bầu không khí nơi quê nhà thân thuộc.
Hiển thị dạng danh sáchHiển thị dạng lưới
  • Khao khát trở về nguồn cội

    Khao khát trở về nguồn cộiKhao khát trở về nguồn cộiSlideshow

    Ở trong nước, vào những ngày cận Tết, nếu chúng ta nôn nao muốn về quê bao nhiêu thì những Kiều bào ở nước ngoài xa xôi cũng có chung một khao khát giống như thế. Sau một quãng thời gian dài mưu sinh nơi xứ người, đây chính là thời điểm thiêng liêng và hạnh phúc nhất đối với họ. Nhiều người tâm sự rằng, chi phí về quê có khi còn nhiều hơn số tiền dành dụm vài năm làm việc của họ, nhưng học vẫn chấp nhận bởi họ muốn đặt chân về miền đất mẹ, nơi họ được sinh ra, nơi lưu giữ bao nhiêu ký ức ngày xưa và hơn nữa là nơi đang có những người thân yêu đang đang rộng vòng tay chờ đón.

  • Tết nơi xa xứ, trong vui có buồn

    Tết nơi xa xứ, trong vui có buồnTết nơi xa xứ, trong vui có buồnSlideshow

    Thật ra những khu chợ của cộng đồng người Việt tại nước ngoài đều có đầy đủ các mặt hàng truyền thống từ bánh chưng, bánh tét, mứt đếm mai đào, câu đối liễn. Tuy nhiên lại thiếu một chút gì đấy hương vị quê nhà. Vào ngày này các thành viên trong gia đình đều sẽ trở về quây quần lại bên nhau, chia sẽ mọi vui buồn trong năm hay cùng chuẩn bị mâm cỗ ngày đầu năm. Trong niềm vui đoàn tụ họ vẫn cảm thấy có một nỗi buồn xen lẫn bởi mình là những người con xa xứ. Cái cảm giác hụt hẫng ấy không phải ai cũng có thể hiểu thấu được.

  • Duy trì văn hóa gốc Việt dù xa quê

    Duy trì văn hóa gốc Việt dù xa quêDuy trì văn hóa gốc Việt dù xa quêSlideshow

    Dù xa quê hương, nhưng cứ mỗi độ Tết đến xuân về, các gia đình vẫn chuẩn bị đầy đủ các công việc như ngày lễ tết truyền thống ở quê nhà. Việc này không chỉ giúp họ đỡ nhớ quê hương mà còn giúp con cháu không bị "mất gốc". Một Việt Kiều nói: “Những thế hệ đi trước vẫn gìn giữ, phát huy những nét đẹp văn hóa cổ truyền của ngày Tết để lớp trẻ, những thế hệ sinh ra nơi xứ người có thể hiểu, cảm nhận và kế thừa những cốt lõi của văn hóa dân tộc Việt Nam.”
    Không khí đón Tết vẫn đậm màu sắc của Việt Nam, các gia đình thân thiết tụ họp, liên hoan và chúc nhau những điều tốt lành; một vào nơi sẽ nghe thấy tiếng pháo đì đùng sôi nổi. Tiết mục những đứa trẻ mong chờ nhất có lẽ là lì xì đầu năm. Bộ áo dài đỏ thắm nổi bật bữa không gian hiện đại phương Tây cũng những nụ cười tươi tạo nên một sắc xuân phơi phới.
    Sáng mùng 1 âm lịch, các tổ chức của cộng đồng người Việt thường sẽ tổ chức các cuộc thi rất Việt như gói bánh chưng,diễu hành áo dài,... vô cùng sôi động và đặc sắc. Hya tại các các chùa ở quận Cam như Dược Sư, Huệ Quang, Bảo Quang thường mở cửa để mọi người đến hái lộc đầu năm, xin xăm, cầu nguyện cho cả năm bình an. Ấy mới thấy đồng bào ta dù ở trong bất kỳ hoàn cảnh nào vẫn luôn hướng về quê hương xinh đẹp, hiền hòa.

  • Vỡ òa ngày trở về

    Vỡ òa ngày trở vềVỡ òa ngày trở vềSlideshow

    Những người Việt thời gian đầu sang nước ngoài thường ít có cơ hội về quê; một phần là vì tình hình tài chính chưa ổn định, một phần vì chính sách ở một số nước khá khắt khe nên phải đợi tầm 2,3 năm sau mới có thể đón Tết ở quê. Khoảnh khắc họ đặt chân xuống quê nhà, chìm vào cái ôm ấm áp của người thân; họ vỡ òa trong hạnh phúc. Rất nhiều người đã không cầm được nước mắt và khóc như một đứa trẻ. Họ lao động kham khổ bấy lâu thậm chí là vạ vật trắng đêm tại sân cũng chỉ chờ đến phút giây đoàn viên này.

Liên kết: Kinh nghiệm du lịch, Dượng Tony, Trên đường băng, Tin tức du lịch
Nguồn Tổng hợp

Người đăng

Anh Võ

Anh Võ

Vì cuộc đời là những chuyến đi !!!


Là thành viên từ ngày: 08/10/2018, đã có 191 bài viết