Kinh nghiệm du lịch tour Chùa Hương, thưởng ngoạn thiên nhiên trù phú

13/03/2019
Kinh nghiệm du lịch tour Chùa Hương, thưởng ngoạn thiên nhiên trù phú
Chùa Hương là một địa điểm du lịch tâm linh hấp dẫn không chỉ bởi sự linh thiêng của các đền chùa, mà còn bởi vẻ đẹp thiên nhiên trù phú ở nơi đây.

Khám phá, Lễ hội, Tín ngưỡng, Hành hương, Tham quan, Trải nghiệm

  Chùa Hương là một quần thể kiến trúc rải rác trong thung lũng Suối Yến vì thế có rất nhiều điểm tham quan cho du khách. Và thông thường người ta sẽ chọn hình thức tham quan theo tuyến, và được nhiều người lựa chọn nhất là hình thức du lịch theo tour du lịch chùa Hương của các công ty du lịch uy tín.
Hiển thị dạng danh sáchHiển thị dạng lưới
  • Gợi ý thời gian nên đi du lịch chùa Hương

    Gợi ý thời gian nên đi du lịch chùa HươngGợi ý thời gian nên đi du lịch chùa HươngSlideshow

    Bạn có thể đi chùa Hương quanh năm bởi mỗi mùa chùa đều có những nét riêng hấp dẫn. Lễ hội chùa Hương khai hội vào ngày mùng 6 tháng Giêng và kéo dài đến hết tháng 3 âm lịch, đỉnh cao của lễ hội là từ rằm tháng Giêng đến 18 tháng 2 âm lịch. Nếu bạn muốn đi lễ chùa thì dịp này là phù hợp nhất. Hàng năm, cứ đến dịp này là có hàng ngàn du khách lên đường tới bái Phật nên dễ xảy ra tình trạng chen lấn, xô đẩy, chặt chém nhưng đổi lại bạn sẽ được hòa mình vào không khí lễ hội nhộn nhịp cùng những hoạt động sinh hoạt văn hóa đặc sắc của lễ hội.

    Nếu bạn chỉ có ý định đi vãn cảnh chùa thì nên đi vào thời điểm ngoài lễ hội từ tháng 4 đến tháng 12 để có thể chiêm ngưỡng phong cảnh hữu tình, nên thơ một cách toàn vẹn nhất. Đến tháng 6 thời điểm hoa sen nở rộ khắp núi rừng và cuối tháng 10 đầu tháng 11 cũng có hoa súng nở rực rỡ trên dòng suối Yến sẽ là không gian thích hợp cho bạn vãn cảnh và chụp hình.

  • Phương tiện di chuyển đến chùa Hương

    Phương tiện di chuyển đến chùa HươngPhương tiện di chuyển đến chùa HươngSlideshow

    Để đến chùa Hương có rất nhiều cách tùy thuộc vào xuất phát điểm của bạn như xe máy, xe bus, xe ô tô… Vì quãng đường không dài nên đa phần mọi người đều lựa chọn đi bằng xe máy.

    Đi từ Hà Nội, có 2 con đường cho bạn lựa chọn:

    - Đường thứ nhất: Đi theo đường Nguyễn Trãi hướng Hà Đông, đến ngã ba Ba La rẽ trái đi Vân Đình, đi khoảng 40km đến Tế Tiêu và đoạn đường đến chùa Hương bạn có thể hỏi người dân địa phương.

    - Đường thứ hai: Đi theo hướng quốc lộ 1A cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ, rẽ phải ở nút giao lộ Đồng Văn và đi vào quốc lộ 38 khoảng 15km hướng chợ Dầu là đến chùa Hương. Con đường này chỉ dành cho người đi ô tô. Sau khi đến chùa Hương, bạn sẽ phải đi đò khoảng 1 tiếng trong thung lũng suối Yến, đi bộ hoặc đi cáp treo để đến chùa Hương.

  • Các tuyến tham quan chùa Hương phổ biến

    Các tuyến tham quan chùa Hương phổ biếnCác tuyến tham quan chùa Hương phổ biếnSlideshow

    Vì nơi đây có rất nhiều điểm tham quan và các điểm hầu hết đều nằm rải rác, để thuận tiện cho việc đi lại người ta tạo nên nhiều tuyến để du khách dễ dàng tham quan hơn. Bạn có thể lựa chọn những tuyến tham quan sau:

    - Tuyến Hương Tích: Đền Trình – Chùa Thiên Trù – Động Tiên Sơn – Chùa Giải Oan – Đền Trần Song – Động Hương Tích – Chùa Hinh Bồng.
    - Tuyến Thanh Sơn: Chùa Thanh Sơn – Động Hương Đài.
    - Tuyến Long Vân: Chùa Long Vân – Động Long Vân – Hang Sũng Sàm.
    - Tuyến Tuyết Sơn: Chùa Bảo Đài – Động Chùa Cá – Động Tuyết Sơn.

  • Các điểm tham quan hấp dẫn

    Các điểm tham quan hấp dẫnCác điểm tham quan hấp dẫnSlideshow

    Nhắc đến du lịch chùa Hương là phải nhắc đến một số điểm du lịch hấp dẫn nơi đây như: Đền Trình, Động Hương Tích, Động Tiên Sơn, Chùa Thiên Trù…

  • Đền Trình

    Đền TrìnhĐền TrìnhSlideshow

    Đền Trình còn được biết đến với tên Ngũ Nhạc Linh Từ, là ngôi đền nhỏ nằm ngay bên phải của dòng Suối Yến. Nơi đây thờ các vị sơn quân canh rừng núi, giữ cửa Chùa, ai vào Chùa phải tới đấy trình diện trước và là một thủ tục ít ai bỏ qua khi tới Chùa Hương.

    Đền Trình được xây dựng dưới chân núi Ngũ Nhạc. Ngũ Nhạc là một dãy núi gồm 5 ngọn núi liền kề nhau tạo thành một vệt hình dáng giống một con Thanh Long (Rồng xanh) nằm phục gác cổng trời Nam. Theo thuyết phong thuỷ núi Ngũ Nhạc là dãy núi với hình thế rõ ràng, dáng núi uy nghiêm, minh đường tụ thuỷ, sinh khí trường tồn. Năm ngọn núi kế tiếp nhau, có cây to bóng mát, có chim thú tụ về là khu rừng cấm của cư dân làng Yến Vĩ.

  • Động Hương Tích

    Động Hương TíchĐộng Hương TíchSlideshow

    Động đuợc coi là trung tâm của khu thắng cảnh chùa Hương, và là đích dừng chân của mọi du khách khi về đây. Nếu bạn đến chùa Hương mà không đặt chân vào động Hương Tích thì coi như chưa đến chùa Hương.

    Động Hương tích đã trở thành nơi thờ phật lớn nhất của di tích Chùa Hương. Nói đến Trẩy hội chùa Hương tức là nói đến chùa trong động này. Chùa có nhiều tượng quý. Đặc biệt là tượng Phật Bà Quan Âm bằng đá xanh, tạc vào thời Tây Sơn Cảnh Thịnh năm thứ hai (1793).

    Động Hương Tích như một cái hàm rồng rộng lớn, thênh thang, hun hút. Bên dưới, bên trên, bên phải, bên trái, cân đối nhau chằn chặn. Hòn thạch nhũ có tên là Đụn Gạo, nằm ở chính giữa, gần lối cửa vào, giống như lưỡi trong miệng rồng. Sâu vào trong cổ họng rồng.... Trong lòng động, nhũ đá trên trần và cả nhũ đá mọc lên từ sàn động đều rất giống với sự vật hiện thực, tưởng như người xưa đã đem những thứ ấy vào đây để thưởng ngoạn, và cất giữ cho muôn đời cho con cháu. Đó là lợn mẹ, lợn con, đụn rơm, đụn gạo, quả bòng trái bưởi, cây bạc, cây vàng, khánh đá, cà sa nhũ Phật... Lại còn có cả dòng sữa mẹ ngày đêm tí tách rơi nhỏ giọt, tặng người vãn cảnh, làm cho lòng hang ẩm mát như được mưa ngoài trời…

  • Chùa Thiên Trù

    Chùa Thiên TrùChùa Thiên TrùSlideshow

    Chùa Thiên Trù toạ lạc trên thềm núi Lão, được xây dựng từ đời Vua Lê Thánh Tông (1460 – 1497), được ví như một lâu đài nguy nga, tráng lệ “Biệt chiếm nhất nam thiên” giữa núi rừng Hương Sơn. Theo một số sử ký còn lưu lại có chuyện kể rằng trong một chuyến tuần thú phương nam lần thứ hai, Vua Lê Thánh Tông cùng tướng sĩ qua vùng núi Hương Sơn nghỉ lại ở thung lũng núi Lão và cho quân lính thổi cơm ăn. Trong lúc thưởng ngoại cảnh sắc thiên nhiên, Vua xem thiên văn thấy vùng này ở vào vị trí của sao Thiên Trù nên nhân đấy nhà Vua đặt tên cho thung lũng này là Thiên Trù.

  • Động Tiên Sơn

    Động Tiên SơnĐộng Tiên SơnSlideshow

    Động được mở mang cùng thời với Chùa Thiên Trù và Chùa Hương vào thế kỷ (XVI - XVII), nhưng do bến cố của thiên nhiên động đã bị đất đá lấp đi. Vào năm 1903 một người dân địa phương cùng với con trai đi đào củ mài trên núi Tiên, đánh rơi con dao xuống một hang sâu lần xuống tìm và phát hiện ra động Tiên Sơn. Đến năm giáp thìn 1904, Hội thiện thôn Yến Vĩ đã quyên công quyên sức mở lại động Tiên Sơn và mở thêm một cửa động thứ hai ở bên phải. Năm đinh mùi 1907 Hội thiện hưng công đức tạc 5 pho tượng từ 3 phiến đá bạch thạch đào được ở trong động (khi mở cửa động thứ 2). Năm pho tượng đó tạc gia đình bà chúa Ba, sau khi đến Chùa Hương chữa bệnh và tu thành chính quả... Động Tiên Sơn tuy nhỏ nhưng có địa thế và nhiều nhũ đá rất đẹp, như: bàn tay phật, ngà voi trắng, trái tim, khánh đá, chiêng đá, khi gõ vào phát ra những âm thanh như tiếng nhạc.

  • Các điểm tham quan khác

    Các điểm tham quan khácCác điểm tham quan khácSlideshow

    - Đền Vân Song (còn được biết đến với cái tên đền Cửa Võng): xưa là một ngôi miếu nhỏ do dân làng Yến Vỹ xây dựng lên từ thủa xa xưa để thờ bà “Chúa Rừng“ có tên hiệu là “Thượng Ngàn Vân Hương Công Chúa Lê Mại Thánh Mẫu”. Đền ở trên thế núi cao, dưới chân núi là một thung lũng khá sâu, nhìn qua thung lũng là một võng núi.
    - Chùa Giải Oan có giếng nước trong vắt là giếng Long Tuyền. Trước chùa có suối chín nguồn gọi là suối Giải Oan. Người đi chùa tin rằng ai có oan khuất không thể giải thích, chia sẻ cùng ai thì lên chùa Giải Oan để trải lòng sẽ thấy thanh thản.
    - Động Hinh Bồng: Nếu như bạn cảm thấy ngột ngạt và choáng ngợp ở động chính (động Hương Tích) thì khi tới Hinh Bồng bạn sẽ có cảm giác thoáng đãng, thư thái hơn.

  • Một số lưu ý khi du lịch chùa Hương

     Một số lưu ý khi du lịch chùa Hương Một số lưu ý khi du lịch chùa HươngSlideshow

    • Đặc sản du lịch chùa Hương
    Đến với chùa Hương là không thể bỏ qua những món ăn đặc sản như dê núi, bò rừng, ngựa,.. và có rất nhiều nhà hàng cho bạn lựa chọn. Tuy nhiên, đi vào mùa cao điểm bạn sẽ bị “chặt chém” nên nhớ hỏi giá trước xem nhà hàng nào hợp lý nhất hoặc hỏi những người đã từng đi chùa Hương trước đó để tham khảo.

    Ngoài ra, chùa Hương còn có các món ăn chế biến từ rau sắng – loại rau chỉ có ở Hương Sơn, chè lam, chè củ mài, bánh củ mài mà bạn nhất định phải thử. Mùa hè đến với chùa Hương còn có mơ rừng rất ngon và ngọt, có thể mua về làm quà.

    • Những lưu ý khác
    - Nên ăn mặc kín đáo, lịch sự nơi cửa Phật và mặc đồ, giày thoải mái để di chuyển dễ dàng hơn.
    - Bảo quản hành lý, tư trang cẩn thận bởi mùa lễ hội đông đúc sẽ có nhiều kẻ gian thừa cơ hội móc túi và đánh cắp đồ.
    - Nên chuẩn bị lễ dâng ở nhà vào chùa làm lễ để tránh mua đồ bị “chặt chém”. Nếu đi vãn cảnh thì không cần đặt lễ, nếu thành tâm thì đặt một chút tiền đen ở những ban chính là được.

Liên kết: Kinh nghiệm du lịch, Dượng Tony, Trên đường băng, Tin tức du lịch
Tổng hợp

Người đăng

Trần Thị Cẩm Nhi

Trần Thị Cẩm Nhi


Là thành viên từ ngày: 27/08/2018, đã có 2035 bài viết