Rực rỡ sắc xuân Sa Đéc, trải nghiệm làm bánh tét đón Tết

25/11/2019
Rực rỡ sắc xuân Sa Đéc, trải nghiệm làm bánh tét đón Tết
Làng hoa Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp được biết đến là nơi có vựa hoa lớn nhất vùng đồng bằng sông Cửu Long. Ở làng hoa Sa Đéc mùa cuối năm là cả một rừng hoa với đủ màu sắc, hương thơm.

Khám phá, Ẩm thực, Giải trí, Tham quan, Tết

Ngay từ giữa tháng Chạp, làng hoa Sa Đéc đã rộn rã, nhộn nhịp khi nhà nhà háo hức vào mùa thu hoạch, cũng như tất bật cho các chuyến vận chuyển hoa, cây cảnh lên TPHCM và các vùng lân cận.
 
Nằm ở phía nam của sông Tiền, làng hoa Sa Đéc còn mang những nét đặc trưng của Nam Bộ với sự nhộn nhịp giao thương trên mặt nước. Hàng ngày, từng đoàn ghe tàu cập bến chuyển hoa và cây cảnh đi khắp nơi cho đến tận khi chiều tắt nắng làm nên một hình ảnh vô cùng yên bình và đầy chất thơ.
Hiển thị dạng danh sáchHiển thị dạng lưới
  • Sự khác biệt của làng hoa Sa Đéc

    Sự khác biệt của làng hoa Sa ĐécSự khác biệt của làng hoa Sa ĐécSlideshow

    Khác với những vườn hoa trên cả nước, đặc điểm làng hoa Sa Đéc là hình ảnh các luống hoa thẳng tắp trên ruộng đất, được trồng trên các giàn gỗ cao, phía dưới là mặt nước xâm xấp được dẫn từ các con rạch chảy vào, uốn lượn trong vườn hoa. Người chăm hoa phải dùng xuồng, len lỏi giữa các luống hoa, khua nhẹ dòng nước đẩy thuyền và người lướt nhẹ giữa hai hàng hoa đang chờ ngày được xuất hành. Có lẽ bạn sẽ chẳng thể tìm thấy ở đâu ngoài làng hoa Sa Đéc những hình ảnh độc đáo và nên thơ như thế.

  • Sắc hoa nhìn từ trên cao

    Sắc hoa nhìn từ trên caoSắc hoa nhìn từ trên caoSlideshow

    Nhìn từ trên cao, làng hoa trải rộng như một thảm hoa với sự đan xen rực rỡ sắc màu, từ sắc nóng đỏ rực đến xanh mát dịu nhẹ của xanh dương, tất cả phủ rộng mênh mông tuyệt đẹp, khiến người chiêm ngưỡng như say như đắm trong lòng mãi không muốn rời đi. Vườn hoa cứ thế tạo cho mình một sức hút khó cưỡng, sắc thái cứ chuyển động không ngừng từ lúc bình minh ló dạng đến lúc hoàng hôn lui về sau ngọn cây. Chính vì lẽ đó, nơi đây trở thành điểm đến ưa thích và sốt rần rần vào những ngày Tết đến, đặc biệt là những người yêu hoa hoặc thích chụp ảnh.

  • Đa dạng các loài hoa, cây cảnh

    Đa dạng các loài hoa, cây cảnhĐa dạng các loài hoa, cây cảnhSlideshow

    Vườn hoa Sa Đéc trồng nhiều loài hoa đẹp như: cúc mâm xôi, cúc tiger, cúc đồng tiền, dạ yến thảo, cát tường, vạn thọ, hoa mười giờ, hoa dừa, đại phú, chiều tím, liễu hồng, xác pháo... Đặc biệt có khoảng 50 giống hoa hồng xuất khẩu như: hồng Grada màu tím sen, hồng Cleopatre màu hồng phấn, hồng Korokit màu gạch tôm, hồng Masseille màu trắng, hồng Elizabet phơn phớt, hồng Confidence màu vàng hột gà, hồng Nhung đỏ thắm mượt mà...

    Bên cạnh những chậu hoa rực rỡ, nơi đây còn có các loài cây kiểng rất bình dị gần gũi như: khế, cau, sung, si, mai... qua bàn tay tỉ mẫn, tài hoa của các nghệ nhân đã trở thành những cây kiểng với dáng hình đẹp, lạ. Và có cả cây quý hiếm tuổi đã ngót trăm năm, như Vạn Niên Tùng là loài cây thời thượng được giới nhà vườn dí dỏm xếp vào hàng “đại đế” của các loài cây kiểng ở đất phương Nam.

  • Trải nghiệm làm bánh tét ở Cồn Sơn

    Trải nghiệm làm bánh tét ở Cồn SơnTrải nghiệm làm bánh tét ở Cồn SơnSlideshow

    Mang trong mình vẻ đẹp hồn quê chân chất, những đòn bánh tét là một đặc trưng không thể thiếu của ngày Tết ở các tỉnh miền Tây. Điểm đặc biệt, tại đây, mọi công đoạn làm bánh đều được thực hiện thủ công, giữ nguyên cách làm truyền thống nên đòi hỏi nhiều công sức, sự tỉ mỉ.

    Để có một mẻ bánh tét ngon, quá trình chế biến rất công phu. Trước tiên phải lựa nếp thật tốt, không lẫn gạo tẻ mới làm cho đòn bánh dẻo, ngâm qua 6 tiếng sau đó để ráo, trộn với nước lá cẩm để lên màu tím đẹp mắt. Lá cẩm phải còn tươi, lá úa sẽ làm cho nước lá cẩm xuống màu. Sau khi ngâm nếp tương đối mềm thì sẽ xào chung với nước cốt dừa, nêm muối, đường trong thời gian khoảng một tiếng để màu lá cẩm và vị bó của nước dừa ngấm vào từng hạt nếp. Nhân bánh tét lá cẩm khá đa dạng, có thể bên trong là đậu xanh, thịt, trứng muối, có thể thêm tôm khô hoặc chỉ đơn giản là nhân chuối. Bánh được gói trong lá chuối tươi, không quá non cũng không quá già, được lau sạch và thoa một lớp dầu trên bề mặt để tránh nếp dính vào lá khi nấu. Công đoạn gói chính là lúc cần đến đôi bàn tay khéo léo, bánh đẹp phải đảm bảo tròn đều, sao cho nhân bánh là thịt, hay trứng muối, lạp sườn, thậm chí là nhân chuối với bánh tét chay phải được nằm đúng ở vị trí chính giữa của bánh.

    Chưa hết, khi buộc bánh người thợ còn phải có sự tinh tế để cảm nhận độ giằng chắc vừa đủ. Khâu luộc bánh cũng quan trọng không kém. Bánh tét phải luộc củi mới ngon, rền, để lâu bánh vẫn dẻo mà không bị lại gạo. Bánh luộc khoảng 4 – 5 tiếng đồng hồ thì chín rồi vớt ra để ráo nước. Cái vị đẻo ngon của bánh tét làm người thưởng thức cứ nôn nao mau mau đến ngày Tết, đặc biệt là bánh tét lá cẩm. Cắn một miếng bánh tét màu tím, nếp dẻo và cái vị ngọt của thịt, của hương thơm trứng muối như đọng trong đầu lưỡi.

Liên kết: Kinh nghiệm du lịch, Dượng Tony, Trên đường băng, Tin tức du lịch, Visa ủy thác Nhật Bản
Tổng hợp

Người đăng

Trần Thị Cẩm Nhi

Trần Thị Cẩm Nhi


Là thành viên từ ngày: 27/08/2018, đã có 2035 bài viết