Tìm về với Tây Nguyên để tham gia các lễ hội truyền thống

26/03/2019
Tìm về với Tây Nguyên để tham gia các lễ hội truyền thống
Miền đất đầy nắng gió Tây Nguyên, nơi tập trung sinh sống của nhiều anh em dân tộc khác nhau. Điều này đem đến sự đa màu sắc trong các lễ hội truyền thống, bạn hãy tìm về để cùng tham gia nhé.

Khám phá, Lễ hội, Giải trí, Tham quan

 
Hiển thị dạng danh sáchHiển thị dạng lưới
  • Lễ hội cồng chiêng Tây Nguyên

    Lễ hội cồng chiêng Tây NguyênLễ hội cồng chiêng Tây NguyênSlideshow

    Lễ hội cồng chiêng Tây Nguyên là lễ hội đặc sắc mang đậm văn hóa của mảnh đất Tây Nguyên. Được UNESCO công nhận là một di sản truyền khẩu và phi vật thể nhân loại.

    Trong mùa lễ hội, bạn sẽ được hòa mình vào những giai điệu hào hùng hay nhẹ nhàng được phát ra từ những chiếc cồng chiêng do người dân Tây Nguyên tự tay làm ra. Nếu thích bạn hãy cùng những chàng trai, cô gái Tây Nguyên ca múa bên đống lửa bập bùng và thưởng thức đặc sản Tây Nguyên để hiểu rõ hơn về cuộc sống văn hóa của người dân nơi đây nha.

  • Lễ hội đua voi ở Bản Đôn

    Lễ hội đua voi ở Bản ĐônLễ hội đua voi ở Bản ĐônSlideshow

    Những ngày cuối tháng 3 âm lịch hàng năm tại Đắk Lắk, là tháng của những con ong rừng đi lấy mật, là thời điểm người dân bắt đầu vào rừng phát rẫy trồng nương. Đồng thời, đây cũng là lúc đồng bào Buôn Đôn nô nức mở hội đua voi cùng với các lễ hội khác như đâm trâu, cồng chiêng… thể hiện ước mong cho một mùa vụ mới tốt tươi.

    Sau khi có hiệu lệnh, các chú voi bật lên như lò xo, phóng về phía trước trong tiếng chiêng, trống, tiếng hò reo cổ vũ của khán giả ầm vang núi rừng. Cuộc đua phải qua nhiều vòng, đến khi chọn được một chú voi chiến thắng về đích trước. Voi thắng cuộc được đeo một vòng nguyệt quế, nó giơ cao chiếc vòi chào khán giả, đôi tai phe phẩy, mắt lim dim đón nhận những khúc mía, những trái chuối của những người dự lễ hội.

  • Hội xuân Tây Nguyên

    Hội xuân Tây NguyênHội xuân Tây NguyênSlideshow

    Hội xuân Tây Nguyên kéo dài chừng 2 đến 3 tháng, từ ngay đưa lúa vào kho đến ngày sấm ran đầu mùa. Đây là khoảng thời gian mà mọi người dừng lao động sản xuất để tham gia hội hè, thăm bạn bè, buôn làng được sửa sang khang trang. Buôn sóc nọ tiếp buôn sóc kia mở hội đâm trâu. Đâm trâu cúng thần làng, đâm trâu xin thần phù hộ cho từng sóc, đâm trâu nhân lễ bỏ mả để hồn trâu theo người đã khuất.

    Bạn đến vào lúc hội xuân diễn ra sẽ được tham dự những điệu múa, lời ca quyện với tiếng cồng, chiêng hào hùng.

  • Lễ tạ ơn cha, mẹ

    Lễ tạ ơn cha, mẹ Lễ tạ ơn cha, mẹ Slideshow

    Người dân tộc Bana và Jrai đã tổ chức lễ tạ ơn cha, mẹ để bày tỏ lòng hiếu thảo của mình đối với đấng sinh thành.

    Những người con đã lập gia đình và ở riêng sẽ chọn một ngày lành để về lại nơi sinh ra với vật cúng có thể là trâu, bò, lợn, gà tùy theo khả năng của mỗi người và tổ chức nghi lễ tạ ơn cha mẹ đã sinh thành, dưỡng dục sau đó cùng liên hoan, ăn uống trong khoảng 2 ngày. Điều đặc biệt là lễ tạ ơn sẽ diễn ra cả ở n hà nội lẫn nhà ngoại, người con chuẩn bị vật tạ ơn cho cả hai nhà đều như nhau chứ không phân biệt nội ngoại để chứng tỏ cả hai bên đều quan trọng như nhau.

Liên kết: Kinh nghiệm du lịch, Dượng Tony, Trên đường băng, Tin tức du lịch
Nguồn: Tổng hợp

Người đăng

Lê Yến

Lê Yến


Là thành viên từ ngày: 11/03/2019, đã có 651 bài viết