Về miền sông nước Cần Thơ lưu luyến chợ nổi Cái Răng

12/03/2019
Về miền sông nước Cần Thơ lưu luyến chợ nổi Cái Răng
Mặc dù vùng sông nước Cần Thơ không có quá nhiều điểm du lịch nhộn nhịp như các tỉnh miền Trung hay miền Bắc, nhưng miền Tây lại có một nơi mà khi nhắc đến ai ai cũng muốn một lần được đến trải nghiệm đó là chợ nổi Cái Răng.

Khám phá, Giải trí, Tham quan, Trải nghiệm

Nằm trên sông Cần Thơ, gần cầu Cái Răng, cách trung tâm thành phố Cần Thơ khoảng 6km đường bộ và mất khoảng 30 phút nếu đi bằng thuyền từ Bến Ninh Kiều, chợ nổi Cái Răng là một trong ba chợ nổi lớn nhất miền Tây. Có thể nói, về miền sông nước Cần Thơ đi tour chợ nổi Cái Răng sẽ là một hành trình trải nghiệm thú vị nhất và khó quên nhất với mọi du khách.
Hiển thị dạng danh sáchHiển thị dạng lưới
  • Chợ nổi – nét độc đáo chỉ có ở miền Tây

    Chợ nổi – nét độc đáo chỉ có ở miền TâyChợ nổi – nét độc đáo chỉ có ở miền TâySlideshow

    Chợ nổi Cái Răng là một khu chợ lớn, nổi tiếng ở Cần Thơ từ xưa đến tận bây giờ. Trước kia khi giao thông đường bộ chưa được phát triển thì nơi đây được xem là nơi tập trung buôn bán, trao đổi hàng hóa chính của các thương gia. Đến giờ khi mạng lưới giao thông đường bộ ở Cần Thơ đã được phát triển, nhưng chợ nổi vẫn luôn là điểm buôn bán sôi nổi, sầm uất thu hút được rất nhiều lái buôn và trở thành nơi có tiềm năng về phát triển kinh tế mạnh của Cần Thơ.
    Người dân nơi đây thường tụ tập buôn bán ở các ghe, rắc ráng, xuồng… Mỗi một chiếc ghe sẽ bán một món hàng khác nhau, từ hoa quả ngon lành tươi rói của miền Tây tới những đồ gia dụng cần thiết cho cuộc sống thường ngày. Chủ các chiếc ghe sẽ treo món đồ mình bán lên một cây sào mà người dân ở đây gọi là cây “bẹo”, để người mua có thể dễ dàng nhận ra các mặt hàng mà mình bán.

    Sản phẩm trước đây của chợ nổi Cái răng chỉ có các loại hoa quả trái cây đặc sản của vùng đồng bằng Sông Cửu Long. Do nhu cầu của người đi chợ ngày càng cao nên có nhiều loại dịch vụ khác như phở, hủ tiếu, cà phê, quán nhậu nổi... thậm chí xăng dầu, vé số... cũng đều được bán trên sông. Cảm giác ngồi trên chiếc ghe nhỏ chòng chành trên dòng nước và thưởng thức bát bún riêu đậm chất miền Tây có thể sẽ để lại ấn tượng dài lâu trong chuyến trình thăm thú chợ nổi Cái Răng của bạn.

    Ngồi trên thuyền, ngắm cảnh người mua kẻ bán nhộn nhịp, nghe những giọng rao ngọt lịm thân thương, thấy sao mà yên bình đến thế, đó chính là cái hay của những khu chợ nổi!

  • Làng du lịch Mỹ Khánh

    Làng du lịch Mỹ KhánhLàng du lịch Mỹ KhánhSlideshow

    Làng Du Lịch Mỹ Khánh thuộc huyện Phong Điền – TP.Cần Thơ là điểm đến hấp dẫn và là điểm du lịch tiêu biểu ở Đồng bằng sông Cửu Long, nằm cách trung tâm TP.Cần Thơ 10km. Đến với Làng Du Lịch Mỹ Khánh, quý khách thỏa sức khám phá, tìm hiểu về đời sống cư dân miệt vườn như: tham quan Nhà cổ Nam bộ, thưởng thức chương trình văn nghệ “đờn ca tài tử”, “một ngày làm Điền Chủ” với bữa cơm điền chủ, “một ngày làm nông dân”, “tát mương bắt cá…”, tham quan làng nghề văn hóa truyền thống, vườn cây ăn trái, các dịch vụ tại chỗ như đi xe ngựa, bơi thuyền, taxi điện, đua heo, đua chó, xiếc khỉ, câu cá sấu…và nhiều chương trình khác.

  • Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam

    Thiền viện Trúc Lâm Phương NamThiền viện Trúc Lâm Phương NamSlideshow

    Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam nằm trong khu di tích lịch sử Lộ Vòng Cung, nằm cách trung tâm Cần Thơ tầm 15 km. Nét đặc sắc của Thiền viện này chính là ở chỗ nó được xây dựng theo lối kiến trúc văn hóa thời Lý - Trần. Tượng Phật Thích Ca Mâu Ni ở chánh điện được làm bằng đồng, có trọng lượng lên đến 3.5 tấn và đại hồng chung nặng 1.5 tấn. Khuôn viên trong Thiền viện được bài trí rất cân đối và hài hòa với Quan Âm điện, Di Lặc điện, Chùa Một Cột... tạo nên một không gian tâm linh hết sức thư thái và tĩnh mịch cho du khách tham quan.

  • Giàn Gừa

    Giàn GừaGiàn GừaSlideshow

    Giàn Gừa – một địa danh nổi tiếng linh thiêng ở Huyện Phong Điền, Cần Thơ với diện tích ban đầu rộng khoảng 4.000 mét vuông nhưng do sự tàn phá của bom đạn chiến tranh và sự tác động của môi trường nên hiện nay chỉ còn khoảng 2.700 mét vuông. Đến di tích Giàn Gừa, bạn sẽ cảm thấy ngạc nhiên, choáng ngợp trước một giàn gừa nguyên sinh vững chắc, với nhiều cây, nhiều nhánh đan xen, quyện chặt vào nhau như một tấm lưới khổng lồ. Có những cành gừa còn in hằn vết tích chiến tranh với những vết đứt, vết loang lổ do bom đạn. Tuy nhiên, với sức sống mãnh liệt, những cành gừa ấy vẫn đâm chồi, nảy lộc và vươn mình tỏa rợp bóng mát. Những cành gừa uốn lượn, ngoằn nghoèo đan vào nhau trên không trung, trên mặt đất trông giống như những con trăn, con rắn khổng lồ. Dưới những tán cây rộng, rợp bóng mát, mọi người cảm thấy thoải mái, yên bình bởi không khí nơi đây rất mát mẻ, trong lành.

    Bên cạnh vẻ đẹp hoang sơ, Di tích Giàn Gừa còn là nơi có nhiều huyền thoại, gắn liền với lịch sử khai hoang mở cõi của nhà Nguyễn và lịch sử đấu tranh chống giặc ngoại xâm của nhân dân địa phương. Bên trong khu di tích có đền thờ Bác Hồ và một ngôi miếu nhỏ thờ Bà Thượng động Cố Hỉ.

  • Nhà Cổ Bình Thủy

    Nhà Cổ Bình ThủyNhà Cổ Bình ThủySlideshow

    Nhà cổ Bình Thủy là địa điểm du lịch nổi tiếng nằm trên đường Trần Hữu Nghĩa, được Nhà nước xếp hạng Di tích cấp quốc gia. Nhà cổ có nét độc đáo rất riêng đến từ kiến trúc kết hợp hài hòa giữa hai nền văn hóa Đông - Tây, không làm mất đi nét truyền thống dân tộc. Sau cổng rào kiên cố làm bằng bê tông và sắt theo kiểu dinh thự Pháp, bạn sẽ thấy cổng phụ xây theo kiểu kiến trúc Á Đông đặc trưng, với 4 cột tròn và mặt trước gắn bảng "Phước An Hiệu". Bao quanh nhà cổ có rất nhiều cây và hoa nở bốn mùa, khiến khung cảnh vừa có nét cổ kính lại vừa tươi mới.

  • Vườn cò Bằng Lăng

    Vườn cò Bằng LăngVườn cò Bằng LăngSlideshow

    Vườn cò Bằng Lăng thuộc ấp Thới Bình, huyện Thốt Nốt, Tp Cần Thơ. Vườn cò Bằng Lăng hiện đang là một trong những sân chim lớn nhất nơi miệt vườn này. Trên đường từ Cần Thơ về thành phố Long Xuyên, qua khỏi thị trấn Thốt Nốt chừng 5km là đến vườn cò Bằng Lăng. Du khách đến thăm vườn cò này sẽ được chiêm ngưỡng thỏa thích vô số các loại cò (cò trắng, cò xám, cò đen, cồng cộc…) đang chao cánh và sà xuống đậu trắng xóa những những cành trúc, đong đưa theo chiều gió. Khi chiều về, quanh khu vực này có âm thanh văng vẳng tiếng những con cò đang rối rít gọi đàn…

  • Chùa Ông

    Chùa ÔngChùa ÔngSlideshow

    Chùa Ông nằm ở đường Hai Bà Trưng, Quận Ninh Kiều, Tp. Cần Thơ. Chùa Ông là nơi sinh hoạt tín ngưỡng và văn hoá của người Hoa tại đây. Chùa được Bộ Văn hoá – Thông tin công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia năm 1993. Chùa được xây dựng năm 1894 – 1896, với lối kiến trúc độc đáo. Mái chùa lợp ngói âm dương với các gờ bó mái bằng những hàng ngói ống men xanh thẫm, trên bờ nóc có vô số hình nhân đủ màu bằng gốm sứ, lưỡng long chầu nguyệt, chim phụng, ở hai đầu có hai tượng người cầm mặt trời, mặt trăng. Trong chùa thờ Quan Công – một tấm gương về lòng trung hiếu tiết nghĩa và các vị Quan Âm Nam Hải, Thái Bạch tinh quân, Thổ Địa, Đổng Vĩnh…

  • Bến Ninh Kiều

    Bến Ninh KiềuBến Ninh KiềuSlideshow

    Nếu người thủ đô tự hào vì có chùa Một Cột, tháp rùa hồ Gươm, Huế có hệ thống lăng tẩm thì người Cần Thơ kiêu hãnh về bến Ninh Kiều. Bến Ninh Kiều nay được người dân xứ Tây Đô gọi là công viên Ninh Kiều, là một bến nước, địa danh du lịch và văn hóa.

    Bến Ninh Kiều, nơi nhìn ra dòng Hậu Giang đỏ nặng phù sa, nằm ở vị trí đắc địa, giao thoa hữu ngạn sông Hậu, ngay ngã ba sông Hậu và sông Cần Thơ. Khu vực bến Ninh Kiều ngày nay có chợ đêm và rất nhiều nhà hàng, quán ăn cho bạn thoả thích khám phá ẩm thực miền Tây về đêm.

    Từ bến Ninh Kiều bạn có thể nhìn thấy cầu Cần Thơ, là cây cầu dây văng có nhịp chính dài nhất trong khu vực Đông Nam Á. Trong khuôn viên công viên Ninh Kiều còn có tượng chủ tịch Hồ Chí Minh bằng đồng, cao 7.2m, nằm trên bệ cao 3.6m với trọng lượng hơn 12 tấn. Du khách gần xa có thể ghé thăm để tưởng niệm vị lãnh tụ vĩ đại này. Bến Ninh Kiều là một công viên được quy hoạch với nhiều cây cảnh, du khách có thể vui chơi và dạo mát theo con đường dọc bờ sông kè. Trong khuôn viên còn có bố trí nhiều băng đá để khách ngồi nghỉ chân ngắm cảnh dọc bờ sông. Ngoài ra bạn còn có thể trải nghiệm thưởng thức một buổi tối trên nhà Thủy Tạ còn được gọi là du thuyền hay đến cuối bến sẽ bắt gặp cây cầu đi bộ, nối liền bến Ninh Kiều với cồn Cái Khế đặc biệt nổi bật vào ban đêm với đủ sắc màu từ ánh đèn, giữa không gian thoáng mát, dễ chịu.

Liên kết: Kinh nghiệm du lịch, Dượng Tony, Trên đường băng, Tin tức du lịch
Tổng hợp

Người đăng

Trần Thị Cẩm Nhi

Trần Thị Cẩm Nhi


Là thành viên từ ngày: 27/08/2018, đã có 2035 bài viết