10 lễ hội đầu năm độc đáo của Việt Nam

22/11/2018
10 lễ hội đầu năm độc đáo của Việt Nam
Không chỉ đem lại may mắn đầu năm, những lễ hội mùa xuân này còn mang đến trải nghiệm khó quên cho những ai có dịp tham gia.

Khám phá, Lễ hội, Văn hóa, Giải trí, Du xuân, Trải nghiệm, Tham quan

 
Hiển thị dạng danh sáchHiển thị dạng lưới
  • Lễ hội Tịch điền – Hà Nam

    Lễ hội Tịch điền – Hà NamLễ hội Tịch điền – Hà NamSlideshow

    Lễ hội Tịch Điền, Đọi Sơn, huyện Duy Tiên, Hà Nam là một lễ hội mang ý nghĩa khuyến nông, nét đẹp văn hóa trở về nguồn cội. Lần đầu tiên nghi thức lễ tịch điền này được diễn ra vào thế kỷ X ở Hà Nam, trên quê hương vua Lê Đại Hành. Sau nhiều năm thất truyền, được khôi phục từ năm 2009 vào mùng 7 tháng Giêng.

    Lễ hội còn có hội thi vẽ trâu, những con trâu to khỏe của Đọi Sơn sẽ được các họa sĩ trang trí theo chủ đề của từng năm. Con trâu đẹp nhất được chọn để người sắm vai vua Lê Đại Hành cay tịch điền.

  • Hội Lim - Bắc Ninh

    Hội Lim - Bắc Ninh Hội Lim - Bắc Ninh Slideshow

    Hội Lim là một lễ hội lớn đầu xuân vùng Kinh Bắc được tổ chức từ ngày 12 đến 14 tháng Giêng hàng năm, trên địa bàn huyện Tiên Du tỉnh Bắc Ninh.

    Ngày 13.1 Âm lịch, ngày hội chính, đoàn rước với đông đảo người dân tham gia trong những bộ lễ phục ngày xưa, sặc sỡ sắc màu và cũng vô cùng cầu kì, đẹp mắt kéo dài tới cả gần km.

    Phần hội có nhiều trò chơi dân gian như đấu võ, đấu vật, đấu cờ, đu tiên, thi dệt cửi, nấu cơm. Đặc sắc hơn cả là phần hát hội, Từ hát mời trầu, hát gọi đò đến con sáo sang sông, con nhện giăng mùng. Hội thi hát diễn ra khoảng gần trưa, được tổ chức theo hình thức du thuyền hát quan họ.

  • Khai ấn Đền Trần – Nam Định

    Khai ấn Đền Trần – Nam ĐịnhKhai ấn Đền Trần – Nam ĐịnhSlideshow

    Lễ hội ở đền Trần diễn ra 3 ngày, từ 13 đến 15 tháng Giêng âm lịch hàng năm. Hội mở đầu bằng lễ khai ấn bắt đầu từ giờ Tý (giữa đêm). Ấn được phát tại 3 nhà là nhà Giải Vũ, nhà trưng bày đền Trùng Hoa và một điểm trong khu vực vườn cây đền Trần. Thời gian gần đây, ngày càng nhiều người tới hành lễ tại đền Trần vào dịp hội để xin/mua được tờ ấn với mong ước sẽ được thăng tiến trong nghề nghiệp.

  • Lễ hội xuân Yên Tử - Quảng Ninh

    Lễ hội xuân Yên Tử - Quảng NinhLễ hội xuân Yên Tử - Quảng NinhSlideshow

    Lễ hội Yên Tử (thuộc xã Thượng Yên Công, huyện Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh) sẽ chính thức khai mạc vào ngày 10.1 âm lịch.

    Ngoài những nghi lễ truyền thống như dâng hương, lễ cầu quốc thái dân an còn có các tiệt mục nghệ thuật truyền thống, lễ đóng dấu thiêng Yên Tử. Mỗi năm lễ hội thu hút hàng triệu du khách hành hương về đất Phật.

  • Hội đua ngựa Gò Thì Thùng – Phú Yên

    Hội đua ngựa Gò Thì Thùng – Phú Yên Hội đua ngựa Gò Thì Thùng – Phú Yên Slideshow

    Lễ hội được tổ chức vào mùng 9 tháng Giêng, tại Gò Thì Thùng, xã An Xuân, huyện Tuy An. Ngựa tham gia đường đua là những chú ngựa hàng ngày thồ hàng và kỵ sĩ là những người nông dân chân chất. Ngày hội, du khách sẽ được chứng kiến những màn phi nước đại trong tiếng reo hò cổ vũ của hàng nghìn người xem.

  • Lễ hội chùa Hương – Hà Nội

    Lễ hội chùa Hương – Hà Nội Lễ hội chùa Hương – Hà Nội Slideshow

    Lễ hội chùa Hương (xã Hương Sơn, Mỹ Đức, Hà Nội) là lễ hội kéo dài nhất cả nước. Chùa Hương chính thức khai hội vào ngày mùng 6 tháng Giêng, kéo dài đến hết tháng 3 âm lịch.
    Đến với chùa Hương, trên hành trình về cõi Phật, du khách sẽ được hòa mình vào không gian non nước mênh mông. Những hang động gắn liền với núi rừng, cùng quần thể thắng cảnh rộng lớn, kiến trúc hài hòa giữa thiên nhiên và nhân tạo.

  • Hội gò Đống Đa – Hà Nội

    Hội gò Đống Đa – Hà Nội Hội gò Đống Đa – Hà Nội Slideshow

    Hội gò Đống Đa, Hà Nội diễn ra hàng năm vào ngày mùng 5 tết Nguyên Đán tại gò Đống Đa, Phường Quang Trung, Quận Đống Đa, Hà Nội. Đây là lễ hội chiến thắng, được tổ chức để tưởng nhớ tới công tích lẫy lừng của vua Quang Trung - người anh hùng trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc.

    Trong ngày hội có nhiều trò chơi vui khoẻ, thể hiện rõ tinh thần thượng võ. Trong đó, trò rước Rồng lửa Thăng Long là độc đáo nhất.

    Tại quê hương của Quang Trung – Nguyễn Huệ, lễ hội cũng được tổ chức từ mùng 4 đến mùng 5 tháng Giêng âm lịch, tại Bảo tàng Quang Trung, thị trấn Phú Phong, Tây Sơn, Bình Định.

  • Lễ hội núi Bà Đen - Tây Ninh

    Lễ hội núi Bà Đen - Tây NinhLễ hội núi Bà Đen - Tây NinhSlideshow

    Hội xuân núi Bà Đen khai mạc ngày mùng 4 Tết Nguyên Đán và kéo dài đến hết tháng Giêng. Đây là lễ hội truyền thống nổi tiếng Tây Ninh và các tỉnh Đông Nam Bộ.
    Du khách có thể lên chùa Bà trên núi bằng cách đi bộ hoặc hệ thống máng trượt, cáp treo. Ngoài hành hương lễ Phật đầu năm, núi Bà Đen với độ cao 968 m còn là thử thách thú vị với nhiều người mê thích leo núi.

  • Lễ hội Phủ Giầy – Vụ Bản, Nam Định

    Lễ hội Phủ Giầy – Vụ Bản, Nam Định Lễ hội Phủ Giầy – Vụ Bản, Nam Định Slideshow

    Đây là lễ hội tôn vinh Thái Mẫu Liễu Hạnh - một bậc "Thiên hạ mẫu nghi", vị thần chủ của tín ngưỡng thờ Mẫu và là một vị Thánh trong Tứ bất tử của dân tộc Việt Nam. Lễ hội kéo dài từ mồng 1 đến mồng 10 tháng 3 Âm lịch.

    Ngoài những hình thức lễ thông thường như ở các di tích tôn giáo khác như đặt lễ, thắp hương, khấn vái, xin âm dương, hóa vàng lễ ở các di tích thờ Mẫu nói chung và Phủ Giầy nói riêng, có thêm hình thức đặc biệt là hầu đồng (hầu bóng).

  • Hội rước pháo Đồng Kỵ - Bắc Ninh

    Hội rước pháo Đồng Kỵ - Bắc Ninh Hội rước pháo Đồng Kỵ - Bắc Ninh Slideshow

    Hội pháo làng Đồng Kỵ (Từ Sơn, Bắc Ninh) được ghi tên trong danh sách Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

    Đây là lễ hội truyền thống, được tổ chức vào mùng 4 Tết hàng năm để tưởng nhớ ngày Thánh Thiên Cương - vị tướng sau này được dân tôn thờ làm thành hoàng làng, điều quân đi đánh giặc.

    Tâm điểm của lễ hội là tục rước pháo, những "ông pháo" dài 5-6m có sơn son thiếp vàng, gắn tứ linh được vài trăm trai tráng rước qua các trục đường chính của làng Đồng Kỵ.

Liên kết: Kinh nghiệm du lịch, Dượng Tony, Trên đường băng, Tin tức du lịch
Tổng hợp

Người đăng

Ha Giang Nguyen

Ha Giang Nguyen


Là thành viên từ ngày: 15/08/2018, đã có 169 bài viết