8 sự thật thú vị về ngày Tết của người Hàn Quốc

24/10/2018
8 sự thật thú vị về ngày Tết của người Hàn Quốc
Seollal là tên gọi Tết Nguyên Đán của người Hàn Quốc, một trong hai ngày Tết lớn nhất ở Hàn Quốc (cùng với Chuseok – Tết Trung thu). Cũng giống như người Việt Nam, người Hàn Quốc đón Tết cổ truyền vào ngày 1 tháng Giêng âm lịch hàng năm.

Khám phá, Lễ hội, Mùa xuân, Giải trí, Tết, Trải nghiệm, Tham quan

 Đối với người Hàn Quốc, Seolla không chỉ là đánh dấu một năm mới, đây còn là dịp đặc biệt để người Hàn Quốc nhớ về tổ tiên và gặp gỡ những thành viên trong gia đình. Trong những ngày Tết truyền thống, người Hàn Quốc thường mặc hanbok (한복 – trang phục truyền thống của người Hàn Quốc), thực hiện các nghi lễ của tổ tiên, chơi các trò chơi dân gian, ăn các món ăn truyền thống, nghe kể chuyện, và gặp gỡ mọi người. 
Hiển thị dạng danh sáchHiển thị dạng lưới
  • 1. Tặng quà trước ngày Seollal

    1. Tặng quà trước ngày Seollal1. Tặng quà trước ngày SeollalSlideshow

    Một tuần trước ngày Seollal là thời điểm mua sắm nhộn nhịp nhất ở Hàn Quốc. Lúc này, các gia đình hối hả mua sắm, chuẩn bị quà tặng cho người thân trong gia đình và bạn bè. Đến Hàn Quốc vào thời điểm này, bạn sẽ thấy các cửa hàng, siêu thị, chợ đều rất bận rộn.

    Người Hàn thường tặng nhau thức ăn như hoa quả, nhân sâm, cá, mật ong, cá khô... Ngoài ra, những sản phẩm về sức khoẻ, đồ dùng cá nhân cũng là quà tặng phổ biến, chẳng hạn như xà phòng, dầu gội, kem đánh răng…

  • 2. Quan niệm trong đêm Giao thừa

    2. Quan niệm trong đêm Giao thừa2. Quan niệm trong đêm Giao thừaSlideshow

    Theo quan niệm của người Hàn Quốc, nếu ngủ trong đêm giao thừa thì ngày hôm sau, lông mi sẽ bị bạc trắng và đầu óc thiếu sáng suốt. Vì thế cho nên không ai ngủ vào thời điểm này. Họ thường đốt các thanh tre trong nhà nhằm xua đuổi tà ma quấy rối.

    Không chỉ vậy, họ còn cho rằng, năm mới là dịp những hồn ma xuất hiện trên trần gian để đánh cắp giày và dẫn đến nhiều chuyện xui xẻo cho chủ nhân đôi giày trong cả năm. Do đó, người Hàn Quốc sẽ cất giày vào một nơi an toàn trong những ngày Tết để đảm bảo may mắn cho mình.

  • 3. Lễ tưởng niệm tổ tiên

    3. Lễ tưởng niệm tổ tiên3. Lễ tưởng niệm tổ tiênSlideshow

    Buổi sáng của Seollal bắt đầu với nghi lễ thờ cúng tổ tiên, được gọi là Charye. Rất nhiều thức ăn được chuẩn bị và bày trí chỉn chu trên mặt bàn giữa nhà.

    Khi đồ cúng được sắp đặt xong, các thành viên trong gia đình tụ tập ở phía trước bàn lễ nghi và bắt đầu buổi lễ. Mọi người sẽ cúi lạy thật sâu như những lời chào cung kính đến linh hồn của tổ tiên. Mục đích là để bày tỏ lòng biết ơn và cầu xin cho gia đình hạnh phúc trong suốt cả năm.

  • 4. Mâm cỗ cúng ngày đầu năm

    4. Mâm cỗ cúng ngày đầu năm4. Mâm cỗ cúng ngày đầu nămSlideshow

    Người Hàn Quốc có quy định hẳn hoi về mâm cỗ cúng ngày đầu năm. Theo phong tục, mâm lễ phải chia làm 5 hàng, với khoảng hơn 20 món ăn gồm có canh bánh gạo nếp Tteokguk, rượu, bánh Tteok truyền thống, cá, nhiều loại bánh rau chiên, hoa quả. Những lễ này được đặt dưới bài vị tổ tiên, theo thứ tự từ trên xuống dưới.

  • 5. Nghi thức cúi lạy

    5. Nghi thức cúi lạy5. Nghi thức cúi lạySlideshow

    Hay còn gọi là lễ Sebae. Đây là một nghi thức truyền thống thể hiện sự kính trọng sâu sắc của người trẻ dành cho những người lớn tuổi trong gia đình. Người cúi lạy sẽ phải quỳ xuống sàn nhà và mở rộng cánh tay của mình ra. Đàn ông đặt bàn tay trái qua tay phải, còn phụ nữ đặt bàn tay phải qua bàn tay trái.

    Sau khi làm động tác cúi đầu chào năm mới và chúc người lớn nhiều may mắn, trẻ em sẽ được thưởng tiền hoặc vàng, ngọc hay một bất kì một món quà quý nào đó, tùy vào tuổi tác, vị trí của chúng trong gia đình và điều kiện kinh tế của gia đình. Sau khi kết thúc nghi lễ, cả nhà quây quần cùng nhau ăn đồ vừa cúng Tổ tiên.

  • 6. Ăn canh bánh gạo Tteokguk

     6. Ăn canh bánh gạo Tteokguk 6. Ăn canh bánh gạo TteokgukSlideshow

    Hàn Quốc, thay vì hỏi tuổi trẻ em, người lớn sẽ hỏi "cháu đã ăn Tteokguk được bao nhiêu lần rồi?". Bởi vì theo quan niệm của người Hàn, nếu bạn ăn một bát canh bánh gạo Tteokguk thì có nghĩa là bạn đã lớn thêm một tuổi. Đây cũng được xem là một phong tục đón Tết của xứ sở Kim Chi vào buổi sáng đầu tiên của Seollal.

  • 7. Đón lộc vào nhà

    7. Đón lộc vào nhà7. Đón lộc vào nhàSlideshow

    Người Hàn Quốc đặt "xẻng lộc" bằng rơm (như hình bên dưới) trước cổng nhà để đón lộc. Theo họ, làm như vậy là để hốt thóc gạo rơi vãi ngoài cửa, cũng có nghĩa là sẽ nhận được phúc lộc quanh năm. Xẻng lộc được gọi là Bok-jo-ri. Nếu sáng mùng 1 mà gọi được 1 người bán hàng rong Bok-jo-ri càng sớm thì sẽ càng nhận được nhiều tài lộc.

  • 8. Trò chơi ngày Tết

    8. Trò chơi ngày Tết8. Trò chơi ngày TếtSlideshow

    Ở xứ sở Kim Chi, ngoài việc các thành viên trong gia đình quây quần bên nhau cùng trò chuyện, xem phim thì họ còn tổ chức những trò chơi cùng nhau, chẳng hạn như trò Yutnori, đá cầu, thả diều, nhảy bập bênh,…

Liên kết: Kinh nghiệm du lịch, Dượng Tony, Trên đường băng, Tin tức du lịch
Nguồn: Tổng hợp

Người đăng

Nhu Nguyen

Nhu Nguyen


Là thành viên từ ngày: 15/08/2018, đã có 778 bài viết

Liên kết logo

Advertising