Khám phá thành phố màu hồng độc đáo của Ấn Độ, Jaipur

31/10/2019
Khám phá thành phố màu hồng độc đáo của Ấn Độ, Jaipur
Nằm ở phía bắc Ấn Độ, thủ phủ bang Rajasthan - một trong những bang lớn nhất cả nước, Jaipur được mệnh danh “thành phố hồng” nhờ phong cách xây dựng không lẫn với bất kỳ nơi nào khác. Không chỉ khoác lên mình màu hồng bắt mắt, Jaipur còn nổi tiếng với hàng loạt di sản văn hoá như pháo đài, cung điện cùng những công trình mang phong cách Hoàng gia.

Khám phá, Giải trí, Tham quan

Không quá đông đúc như thành phố Mumbai hay thủ đô New Delhi, thành phố Jaipur hiện lên như một viên ngọc ruby giữa cái nắng oi ả và khô hanh của vùng bán sa mạc. Là thị trấn buôn bán sầm uất xưa kia, thành cổ được bao quanh bởi bức tường thành cao, những con phố trải rộng và trên hết là các công trình kiến trúc bằng đá hoa cương lấp lánh.
Hiển thị dạng danh sáchHiển thị dạng lưới
  • Thành phố Jaipur phủ hồng để đón tiếp hoàng tử Albert

    Thành phố Jaipur phủ hồng để đón tiếp hoàng tử AlbertThành phố Jaipur phủ hồng để đón tiếp hoàng tử AlbertSlideshow

    Màu hồng của Jaipur chỉ có từ năm 1876, khi người Anh chiếm đóng Ấn Độ. Nhân dịp hoàng tử Albert sang thăm thành phố, người dân bản địa đã quét sơn hồng lên toàn bộ công trình và nhà cửa.

    Nguyên do là vì người cai trị khi đó là Raja Jawai Singh tin rằng nếu như phủ toàn bộ thành phố bằng màu hồng thì Hoàng gia Anh sẽ hiểu được tình cảm chân thành và hiếu khách của Jaipur.

    Thành phố Jaipur nổi tiếng với hàng loạt các di sản văn hoá như pháo đài, cung điện, những công trình mang phong cách hoàng gia. Người dân Jaipur luôn tự hào về những di sản văn hoá trong thành phố, trong đó phải kể đến pháo đài và cung điện mang hơi thở cổ kính với lối kiến trúc cổ xưa của một đô thị buôn bán, bao quanh là những bức tường thành cao vút cùng hàng loạt cửa hàng xây bằng đá hoa cương hồng.

  • Pháo đài Amber

    Pháo đài AmberPháo đài AmberSlideshow

    Pháo đài Amber là một trong những pháo đài đồ sộ nhất của Ấn Độ với những thành lũy lớn và hàng loạt cửa ngõ và những lối đi lát đá, pháo đài nhìn ra Hồ Maota.

    Kiến trúc Amber hoàn toàn khác biệt với những pháo đài gần đó, khi bên ngoài giống như căn cứ quân sự, nhưng bên trong lại là khung cảnh ấm áp và hệ thống đồ sộ các phòng, đại sảnh, vườn cây cắt tỉa hay những tháp canh với tầm nhìn rộng lớn.

    Càng đi sâu vào bên trong, du khách càng bị hớp hồn với những bức tranh tường, đường nét chạm khắc, hoạ tiết mang dấu ấn của đạo Hồi và đạo Hindu. Đến tham pháo đài, bạn có thể ghé thăm đền Kali, hay còn gọi là đền Shila Devi, một phần kiến trúc của pháo đài, nổi tiếng bởi sự linh thiêng. Amber được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới vào năm 2013.

  • Cung điện gió Hawa Mahal

    Cung điện gió Hawa MahalCung điện gió Hawa MahalSlideshow

    Được mệnh danh “Cung điện của gió”, Hawa Mahal là một trong những cung điện đẹp nhất Ấn Độ. ung điện được xây dựng vào năm 1799 bởi hoàng đế Maharaja Sawai Pratap Singh, mô phỏng lại vương miện của nữ thần Krishna toả sáng lấp lánh dưới ánh mặt trời.

    Điểm đặc biệt của Hawa Mahal chính là hệ thống 953 ô cửa sổ với những hình vẽ được chạm trổ tinh xảo, lạ mắt. Chính vì thế, cung điện còn được ví như chiếc “tổ ong” đón gió, điều hoà không khí.

    Hawa Mahal là sự kết hợp hài hoà giữa kiến trúc Hindu Rajput và Hồi giáo Mugha. Phong cách Rajput được thể hiện dưới dạng mái vòm và nghệ thuật trang trí, trong khi kiến trúc Hồi giáo thể hiện qua cách chạm khắc và chế tác với đá.

    Ban đầu, Hawa Mahal được xây dựng như một khu phức hợp riêng biệt dành cho phụ nữ hoàng gia. Từ đây, họ có thể hàng ngày ngắm cuộc sống của người dân qua các ô cửa sổ mà không cần lộ mặt trước công chúng.

  • Cung điện Nước Jal Mahal

    Cung điện Nước Jal MahalCung điện Nước Jal MahalSlideshow

    Thành phố Jaipur có những kỳ quan kiến trúc được thiết kế tinh xảo nhất Ấn Độ, trong đó phải kể đến cung điện Jal Mahal, được mệnh danh là Cung điện Nước. Cung điện bằng đá cẩm thạch này nằm ngay giữa Hồ Man Sagar, có phong cách kiến trúc cực kỳ độc đáo, kết hợp giữa kiến trúc theo phong cách Hồi giáo – Ba Tư Mughal và phong cách thuyền gỗ Rajput, chính vì thế cung điện được xem là tượng trưng cho hình ảnh con thuyền đang nổi trên mặt nước.

    Mặc dù bề ngoài cung điện trông như tòa nhà một tầng, nhưng thật ra kiến trúc này có tận 5 tầng với bốn tầng chìm dưới nước. Tuy nhiên, bên trong cung điện không có phòng ở, thay vào đó là khu vườn, và du khách sẽ được chiêm ngưỡng kỳ quan tuyệt đẹp này khi đi thuyền quanh khu vực ấy.

  • Giếng nước bậc thang Chand Baori

    Giếng nước bậc thang Chand BaoriGiếng nước bậc thang Chand BaoriSlideshow

    Một kỳ quan kiến trúc khác khá thú vị dành cho bạn khám phá là giếng nước bậc thang Chand Baori ở làng Abhaneri gần Jaipur. Cái giếng được mệnh danh là giếng kỳ lạ nhất thế giới này được xây dựng vào năm 800 sau Công nguyên và là một tuyệt tác hình học tuyệt vời. Chand Baori có độ cao 13 tầng, tổng cộng có 3.500 bậc thang hẹp được bố trí một cách hoàn hảo từ trên thành giếng xuống đáy giếng, chắc chắn sẽ khiến bạn tự hỏi làm thế nào người ta có thể xây dựng một công trình tuyệt vời như thế từ hơn 1.200 năm trước đây.

Liên kết: Kinh nghiệm du lịch, Dượng Tony, Trên đường băng, Tin tức du lịch
Tổng hợp

Người đăng

Trần Thị Cẩm Nhi

Trần Thị Cẩm Nhi


Là thành viên từ ngày: 27/08/2018, đã có 2035 bài viết

Liên kết logo

Advertising