Lễ hội mùa xuân Đông Bắc

27/12/2023
Lễ hội mùa xuân Đông Bắc
Miền Đông Bắc Việt Nam nổi tiếng với những lễ hội mùa xuân độc đáo và đặc sắc, thu hút đông đảo du khách thập phương đến tham dự. Mỗi lễ hội mang một nét văn hóa riêng, thể hiện truyền thống và bản sắc của các dân tộc thiểu số sinh sống tại đây.

Khám phá, Lễ hội, Mùa xuân, Văn hóa, Tham quan, Trải nghiệm

Với mỗi lễ hội của đồng bào các dân tộc vùng cao Đông Bắc, ý nghĩa chủ đạo vẫn là cầu phúc, cầu mùa màng bội thu, cuộc sống bình yên, no ấm. Đây cũng là dịp đồng bào các dân tộc được hòa mình vào những nghi lễ đậm đà bản sắc văn hóa của nhiều vùng miền khác nhau. Những lễ hội này vừa mang ý nghĩa nhân văn vừa là sự tiếp nối những nét đẹp văn hóa.
Hiển thị dạng danh sáchHiển thị dạng lưới
  • Lễ hội Hoa Đào Xứ Lạng - Lạng Sơn

    Lễ hội Hoa Đào Xứ Lạng - Lạng SơnLễ hội Hoa Đào Xứ Lạng - Lạng SơnSlideshow

    Lễ hội Hoa Đào Xứ Lạng được tổ chức quy mô với nhiều hoạt động hấp dẫn, trải đều tại các địa danh nổi tiếng của Lạng Sơn. Điểm nhấn là Vườn Đào Trải Nghiệm quy tụ 1500 gốc Đào các loại với đa dạng những giống đào bản địa đẹp và quý như: Đào bích, đào phai, đào bạch, đào chuông, đào Mẫu Sơn... Hoa đào ở Lạng Sơn nổi tiếng với những gốc đào cổ thụ hàng trăm năm tuổi, hay giống đào chuông tự nhiên đẹp và quý hiếm. Hơn cả một loài hoa, hoa đào tự lâu đời đã trở thành niềm tự hào và tình yêu rất riêng của người dân xứ Lạng. Bên cạnh đó khuôn khổ lễ hội còn nhiều hoạt động tham quan cũng như “tour” thưởng ngoạn các vườn đào của nhiều nghệ nhân trên địa bàn tỉnh. Trong đó, những hoạt động nổi bật như: Hội hát Sli, lượn và thi Lày cỏ dân tộc Tày, Nùng Lạng Sơn, Đua bè mảng trên sông Kỳ Cùng… thu hút nhiều du khách và để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng bạn bè quốc tế.

  • Lễ hội chợ phong lưu Khâu Vai – Hà Giang

    Lễ hội chợ phong lưu Khâu Vai – Hà GiangLễ hội chợ phong lưu Khâu Vai – Hà GiangSlideshow

    Là phiên chợ mùa xuân chỉ họp 1 ngày 1 đêm và 1 lần duy nhất trong năm vào ngày 27/3 âm lịch, tại xã Khâu Vai, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang, chợ phong lưu Khâu Vai (Chợ tình Khâu Vai) không phải nơi mua bán mà dành cho tình yêu nam nữ. Bên cạnh phong tục truyền thống, chợ tình Khâu Vai được tổ chức như một lễ hội nhằm phục vụ cho khách du lịch Hà Giang đến tham quan. Ở phần lễ, người dân Khâu Vai sẽ dâng lễ lên miếu Ông, miếu Bà. Đến phần hội, có các hoạt động văn hóa như: biểu diễn nghệ thuật, trò chơi dân gian… Trong lễ hội, cũng có những sản phẩm đặc trưng của Hà Giang như đồ thủ công mỹ nghệ, sản vật, đặc sản… được bày bán cho du khách. Chợ tình Khâu Vai được xếp hạng Di sản văn hóa phi vật thể cấp tỉnh năm 2011.

  • Lễ hội Lồng Tồng - Bắc Kạn

    Lễ hội Lồng Tồng - Bắc KạnLễ hội Lồng Tồng - Bắc KạnSlideshow

    Du lịch Đông Bắc lên Bắc Kạn những ngày đầu xuân, không khí rạo rực và tưng bừng của lễ hội xuân khiến lòng người phấn chấn, thêm yêu mến con người, vùng đất nơi đây. Và lễ hội Lồng Tồng chính là một trong những lễ hội xuân mang đậm bản sắc dân tộc ở đây. Lễ hội Lồng Tồng nghĩa là xuống đồng của dân tộc Tày, Nùng trên địa bàn tỉnh. Đây là lễ hội mang tính chất nghi lễ nông nghiệp cổ xưa, mở đầu cho một mùa sản xuất mới; trong lễ hội có lễ tạ Thành Hoàng, Thần Nông, cầu cho mùa màng bội thu, gia súc phát triển, con người khỏe mạnh, bản làng yên vui, mọi người, mọi nhà ấm no, hạnh phúc… Sau một năm lao động vất vả, lễ hội mở ra mang lại những giờ phút nghỉ ngơi, thanh thản, mọi người có điều kiện gặp gỡ thăm hỏi, chúc tụng nhau, đồng thời cũng là dịp giao lưu tình cảm giữa các cô gái, chàng trai bằng những lời hát then sli, lượn… Lễ hội thường được tổ chức sau dịp Tết, vào khoảng thời gian từ ngày 4 đến ngày 25 tháng Giêng, tùy theo phong tục của từng địa phương mà tổ chức khác ngày nhau và thời gian thường kéo dài trong 3 ngày. Lễ hội Lồng Tồng rất phong phú cả về phần lễ và phần hội, có thể xem như một “Bảo tàng sống”, nói lên hoạt động phong phú, sinh động đời sống tâm linh của tộc người.

  • Hội pháo hoa Quản Uyên - Cao Bằng

    Hội pháo hoa Quản Uyên - Cao BằngHội pháo hoa Quản Uyên - Cao BằngSlideshow

    Nếu có dịp du lịch Đông Bắc mùa xuân đến Cao Bằng vào tháng 2 âm lịch sẽ được thưởng thức Hội pháo hoa Quản Uyên tổ chức ngày mồng 2 tháng 2, với màn cướp đầu pháo độc đáo. Lễ hội này gắn liền với miếu Bách Linh - ngôi miếu rất linh thiêng trong tâm thức người dân nơi đây. Ngày mùng 2/12/2003, miếu được Ủy ban Nhân dân tỉnh Cao Bằng công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh. Hàng năm, tại đây, người dân nô nức kéo đến dự lễ hội pháo hoa để tinh thần thêm phấn chấn, trước khi bước vào một vụ mùa mới, hứa hẹn nhiều điều may mắn.

    Lễ rước thần (thực hiện vào ngày hội chính, tức ngày 2/2 Âm lịch) gồm có 4 đoàn rước kiệu, trước đây chỉ có 3 kiệu, sau này có thêm kiệu rước ảnh Bác Hồ, mỗi kiệu có 4 người khiêng, mặc lễ phục. Chiều mùng 2/2, phần hội được tổ chức tại sân vận động trung tâm huyện. Tại đây diễn ra nhiều trò chơi dân gian và biểu diễn văn nghệ như múa rồng, múa lân, tung còn, hát lượn, chơi đu và nhiều hình thức thể thao như bóng đá, cờ tướng, võ dân tộc... Một phần không thể thiếu và là trò chơi tiêu biểu của lễ hội pháo hoa là trò cướp đầu pháo. Đầu pháo là một chiếc vòng sắt trang điểm tua ngũ sắc sặc sỡ. Quả pháo được quấn chiếc vòng này là quả pháo cỡ lớn. Vào hội, pháo được đặt trên một đài cao. Sau khi đốt pháo, chờ cho đầu pháo rơi xuống, mọi lực sĩ của các đội trong huyện bắt đầu tranh cướp. Bằng mọi cách, hễ người của đội nào cầm được đầu pháo mang đến cho Ban Tổ chức, coi như đội đó thắng cuộc.

    Vì ngày nay cấm đốt pháo, nên Ban Tổ chức đã tiến hành trò chơi bằng cách đứng trên đài cao rồi tung vòng sắt (đầu pháo) ra cho các đội tranh cướp như thường lệ. Người dân địa phương quan niệm rằng trong ngày hội, ai bắt được vòng lộc pháo thì cả năm sẽ gặp may mắn, phát tài, phát lộc và đem lại vinh dự lớn cho xã mình. Xã nào thắng cuộc sẽ được phần thưởng là một con lợn quay trên kiệu trong lễ rước thần. Phần thưởng đó do đoàn rước đưa về tận địa phương. Và cỗ kiệu cũng được để lại cho xã đó hương khói cầu lộc một năm.

    Các lễ hội mùa xuân Đông Bắc là một nét đẹp văn hóa truyền thống cần được bảo tồn và phát huy. Đây là dịp để người dân địa phương thể hiện lòng thành kính đối với tổ tiên và cầu mong một năm mới an khang, thịnh vượng. Du lịch Đông Bắc mùa xuân, bạn nhất định phải một lần trải nghiệm các lễ hội này nhé!
    -
    (Nguồn bài viết: Sưu tầm và tổng hợp
    @camnangdulich #camnangdulich)

Liên kết: Kinh nghiệm du lịch, Dượng Tony, Trên đường băng, Tin tức du lịch
travel.com.vn

Người đăng

Trần Thị Cẩm Nhi

Trần Thị Cẩm Nhi


Là thành viên từ ngày: 27/08/2018, đã có 2035 bài viết