Vòng quanh thế giới khám phá những phong tục kỳ quái

21/10/2019
Vòng quanh thế giới khám phá những phong tục kỳ quái
Với gần 200 quốc gia và hàng trăm ngàn bộ lạc đã được ra đời ở các quốc gia trên thế giới, chắc hẳn ai cũng biết, mỗi quốc gia, bộ lạc đều có những đặc sắc riêng về văn hoá, phong tục. Những phong tục dưới đây khiến không ít du khách phải ngạc nhiên, thậm chí e sợ khi chứng kiến.

Khám phá, Giải trí, Tham quan

 
Hiển thị dạng danh sáchHiển thị dạng lưới
  • Thaipusam - Lễ hội xỏ khuyên ở Singapore

    Thaipusam - Lễ hội xỏ khuyên ở SingaporeThaipusam - Lễ hội xỏ khuyên ở SingaporeSlideshow

    Lễ hội Hindu được tổ chức vào ngày trăng tròn tháng 1 hoặc tháng 2 hàng năm để thể hiện lòng kính trọng của người Tamil dành riêng cho Chúa Murugan - vị thần chiến tranh. Để chứng minh sự sùng kính của mình, các tín đồ sẽ dùng xiên bạc đâm vào nhiều bộ phận khác nhau trên cơ thể. Họ tin rằng những vết đâm này sẽ giúp cơ thể ngày càng khỏe mạnh, giàu lòng can đảm, sẵn sàng đương đầu với mọi thử thách trong cuộc sống.

  • Không xin thêm muối ở Ai Cập

    Không xin thêm muối ở Ai CậpKhông xin thêm muối ở Ai CậpSlideshow

    Khi được mời ăn tối tại gia đình ở Ai Cập, nếu cảm thấy món ăn nhạt, bạn cũng không nên xin thêm muối. Người bản địa quan niệm hành động này tương đương với việc xúc phạm chủ nhà.

  • Polterabend - Đập vỡ bát đĩa ở Đức

    Polterabend - Đập vỡ bát đĩa ở ĐứcPolterabend - Đập vỡ bát đĩa ở ĐứcSlideshow

    Trong đám cưới truyền thống Đức, bạn bè và gia đình của cô dâu, chú rể sẽ cùng nhau đập vỡ bát đĩa. Sau đó, cặp đôi mới cưới phải dọn dẹp mớ hỗn độn đó. Người dân ở đây quan niệm bằng cách này, cô dâu và chú rể có thể học cách giúp đỡ và đồng hành cùng nhau trong những thời điểm khó khăn.

  • Lễ hội buffet cho khỉ ở Thái Lan

    Lễ hội buffet cho khỉ ở Thái LanLễ hội buffet cho khỉ ở Thái LanSlideshow

    Hàng năm, cứ vào chủ nhật cuối cùng của tháng 11, hàng nghìn con khỉ lại tập trung tại đền Pra Prang Sam Yot, thuộc tỉnh Lopburi, Thái Lan, để được ăn thỏa thích trong lễ hội buffet. Theo ước tính, có khoảng 4 tấn hoa quả các loại được sử dụng trong bữa tiệc này, gồm chuối, táo, nho, na… cùng nhiều đồ uống khác nhau.

  • Đấu vật lạc đà ở Thổ Nhĩ Kỳ

    Đấu vật lạc đà ở Thổ Nhĩ KỳĐấu vật lạc đà ở Thổ Nhĩ KỳSlideshow

    Phong tục này bắt nguồn từ các bộ lạc du mục Turkic cổ xưa. Họ sử dụng cuộc đấu như một cách thức cạnh tranh, tăng uy tín cho bộ lạc, lữ đoàn du mục của mình. Lễ hội từ khi ra đời đã được duy trì, phát triển; tới thời điểm này đã có “tuổi đời” hơn 2.400 năm. Phong tục này ngày càng xuất hiện ở nhiều địa điểm khác nhau của Thổ Nhĩ Kỳ, nhưng phổ biến nhất là khu vực Aegean.

  • Đeo nhiều vòng cổ của bộ lạc Kayan ở Myanmar

    Đeo nhiều vòng cổ của bộ lạc Kayan ở MyanmarĐeo nhiều vòng cổ của bộ lạc Kayan ở MyanmarSlideshow

    Những chiếc vòng cổ bằng đồng có thể nặng tới 10 kg lần lượt được đeo lên cổ các cô gái từ bé đến lúc trưởng thành. Mỗi năm trôi qua, số lượng vòng cũng tăng lên. Theo quan niệm truyền thống, phụ nữ Kayan sở hữu càng nhiều vòng cổ, càng thể hiện nét cao quý và sự giàu có của gia đình. Điều này cũng tượng trưng cho nét văn hóa truyền thống lâu đời của bộ tộc.

  • Húp mì thành tiếng ở Nhật Bản

    Húp mì thành tiếng ở Nhật BảnHúp mì thành tiếng ở Nhật BảnSlideshow

    Một nguyên tắc trên bàn ăn khá phổ biến ở nhiều nền văn hóa, đó là tránh tạo tiếng động khi ăn. Điều này được cho là bất lịch sự và thiếu tinh tế khi dùng bữa. Tuy nhiên, ở Nhật Bản, việc tạo tiếng động khi ăn lại mang một ý nghĩa hoàn toàn khác. Theo người Nhật, việc húp mì tạo thành tiếng thể hiện sự thích thú và ngon miệng. Tiếng húp càng lớn, người nấu càng hài lòng.

Liên kết: Kinh nghiệm du lịch, Dượng Tony, Trên đường băng, Tin tức du lịch
Tổng hợp

Người đăng

Tran Minh Hieu

Tran Minh Hieu

tay cầm bút, chân đút gầm bàn


Là thành viên từ ngày: 10/10/2018, đã có 603 bài viết

Liên kết logo

Advertising