Phải lòng những món ăn đặc sắc xứ Lạng

19/08/2016
Phải lòng những món ăn đặc sắc xứ Lạng
Bánh áp chao, phở chua, khau nhục, phở vịt quay và bánh coóng phù…là những món ăn rất thú vị trên hành trình khám phá xứ Lạng. Vì thế, nếu có dịp đến Lạng Sơn, du khách đừng bỏ lỡ những món ăn đặc sắc ở nơi này.

Ẩm thực, Khám phá, Giải trí

 
Hiển thị dạng danh sáchHiển thị dạng lưới
  • 1. Bánh áp chao

    1. Bánh áp chao1. Bánh áp chaoSlideshow

    Đây là loại bánh được chế biến từ gạo nếp và gạo tẻ giòn thơm như bánh rán và ẩn bên trong nhân bánh chính là vịt chao nổi tiếng của người Lạng Sơn. Buổi tối thu se lạnh, đi dạo trên đường phố xứ Lạng bạn rất dễ dàng bắt gặp món ăn dân dã này.
    Trong cái lạnh của vùng cao vào tháng 3, quây quần bên bè bạn, nhấp môi chút rượu Mẫu Sơn, nhấm nháp cái vị đậm đà của món áp chao, xuýt xoa trước cái cay cay của gừng, của ớt mới cảm nhận được hết cái thú ẩm thực xứ Lạng.

  • 2. Phở chua

    2. Phở chua2. Phở chuaSlideshow

    Phở chua là hỗn hợp gồm bánh phở, khoai lang thái chỉ chiên giòn, xúng xàng, gan lợn, thịt gà xé, hành phi, lạc rang, dưa chuột, lạp sườn… Phần nước dùng hay được gọi là nước lèo vừa có vị ngậy của mỡ vịt, vừa thơm phức nhờ những gia vị ướp thịt trước khi quay.
    Trước khi ăn, du khách nên trộn lượng nước dùng vừa đủ sao cho nguyên liệu không bị nát mà gia vị vẫn thấm đều. Phở chua Lạng Sơn phải vừa ăn vừa nhâm nhi từng miếng mới thưởng thức được hết hương vị đặc biệt của nó. Hơn nữa, phở chua có tính hàn nên món ăn này được ưa chuộng nhất vào mùa thu và mùa hè.

  • 3. Bánh coóng phù

    3. Bánh coóng phù3. Bánh coóng phùSlideshow

    Có nhiều người thường lầm tưởng đây là bánh trôi bởi nguyên liệu chế biến chúng là tương tự. Tuy nhiên bánh coóng phù có nhân được làm từ lạc rang giã nhỏ nấu với nước đường hoặc nhân đỗ xanh đã đồ chín. Gạo nếp sau khi được xay, nặn thành những viên bột nhỏ thả vào nước đường đun sôi.
    Khi chín, vị ngọt của đường cũng ngấm vào chiếc bánh. Người Tày ở Lạng Sơn thường chan nước bánh bằng mật mía để có vừa đủ độ ngọt, độ sánh.
    Trong tiết trời se lanh của mùa xuân, thưởng thức chiếc bánh nóng hổi, có vị ngọt của mật mía, vị bùi, ngậy của nhân lạc và cay nồng của gừng khiến cho du khách không thể nào quên được.

  • 4. Phở vịt quay

    4. Phở vịt quay4. Phở vịt quaySlideshow

    Nếu như Hà Nội nổi tiếng với phở bưng Hàng Trống thì Lạng Sơn lại nổi tiếng với món phở vịt quay. Khi thưởng thức một bát phở vịt, nếu không quen và cảm thấy hơi ngấy, bạn hãy dùng thêm một vài lát măng muối chua. Mùi thơm của thịt vịt, cộng với nước dùng béo ngậy và vị chua của măng tạo nên sự hấp dẫn và thương hiệu đặc biệt trong lòng du khách thập phương.

  • 5. Khau nhục

    5. Khau nhục5. Khau nhụcSlideshow

    Khau nhục là món ăn không thể thiếu trong các đám cưới hỏi, lễ tết của người Tày, Nùng ở Lạng Sơn. Nếu thắc mắc về cái tên lạ tai này, bạn sẽ được trả lời rằng “khau” nghĩa là hấp chín đến mềm, “nhục” là thịt”. Một số nơi như Thái Nguyên, Cao Bằng, Tuyên Quang… còn được gọi là khẩu nhục.
    Đây là món ăn được chế biến theo quy trình vô cùng cầu kỳ, tốn thời gian, phải đầy đủ các loại gia vị cần thiết. Thịt lợn ba chỉ rửa sạch, cắt miếng to chừng 0,5 kg, luộc sơ qua, vớt ra, rồi dùng tăm tre đâm nhiều lỗ qua lớp bì để khi nấu được ngấm gia vị sau đó đem quay, vừa quay vừa phết mật ong cho vàng bì. Nếu không có dụng cụ để quay thì đem chiên trên chảo mỡ nóng, chỉ chiên phần bì cho vàng, giòn. Vớt ra, thái thành miếng dày chừng 2 ngón tay, mỗi miếng đều có bì, mỡ, thịt.

    Tiếp đến, chọn khoai môn loại ngon, cắt khúc, rán vàng. Hỗn hợp gia vị để nấu khâu nhục rất cầu kỳ, gồm hành, tỏi, gừng, húng lìu băm nhuyễn, đường, tiêu, dầu hào, ngũ vị hương, một ít rượu trắng… Không thể thiếu lá tàu soi – một loại rau muối mặn của người Tày, Nùng, băm nhỏ. Cho thịt đã thái cùng hỗn hợp trên vào xoong lớn, ướp chừng 15 phút cho ngấm hết gia vị rồi đem hấp cách thuỷ.

    Khau nhục có thể ăn kèm cơm, bánh mì và các loại rau trong bữa sáng hoặc bữa chính. Thịt heo mềm nhừ, ngấm vị khoai môn cùng gia vị đậm đà, phần bì hơi ngòn ngọt vị mật ong, phần mỡ ngậy nhưng không hề tạo cảm giác ngấy. Tất cả hòa quyện trong một món ăn khiến người thưởng thức thấy ấm lòng hơn giữa tiết trời xứ lạnh.

  • 6. Vịt quay

    6. Vịt quay6. Vịt quaySlideshow

    Sau khi làm sạch thịt vịt, người ta nhồi nhiều thứ gia vị hái được trong rừng vào trong bụng vịt, trong đó đặc sắc nhất là lá mắc mật rồi khâu lại, để khoảng 2 đến 3 tiếng để thịt vịt ngấm gia vị rồi mang nướng nhẹ trên lò than hồng cho đến khi màu da vịt chuyển từ vàng sang nâu sẫm mới cho vào chảo mỡ đã phi xả, ớt, gừng… hay dầu lạc nóng già đều tay lật con vịt qua lại.
    Khi ăn vịt quay, dân địa phương không bao giờ dùng nước mắm hay xì dầu. Họ có một loại nước chấm tự mình pha chế. Đó là thứ nước sóng sánh lấy từ bụng con vịt đã được quay chín cùng với một vài vị độc chiêu “bí truyền”. Vịt được chặt ra từng miếng, hoặc dùng tay mà xé, béo mà không ngấy, ngọt mặn và có chút gì như nhân nhẩn chát, đắng của lá rừng.

Liên kết: Kinh nghiệm du lịch, Dượng Tony, Trên đường băng, Tin tức du lịch
Theo Wanderlust Tips

Người đăng

Thảo Nguyễn

Thảo Nguyễn


Là thành viên từ ngày: 11/07/2016, đã có 822 bài viết