Độc đáo Tết mùa mưa của người Hà Nhì

02/07/2019
Độc đáo Tết mùa mưa của người Hà Nhì
Khi các triền ruộng bậc thang no nước cũng là lúc người Hà Nhì tưng bừng đón Tết mùa mưa – Dế khù chà, một trong bảy cái Tết lớn trong năm theo phong tục cổ truyền Tây Bắc.

Khám phá, Lễ hội, Giải trí, Trải nghiệm

Khi bắt đầu mùa mưa, lúa đã đến thì con gái, dân bản sẽ họp bàn để thống nhất ngày cúng, và ngày thường được chọn là ngày Hợi hoặc ngày Thìn.
Hiển thị dạng danh sáchHiển thị dạng lưới
  • Khâu chuẩn bị trước ngày Tết

    Khâu chuẩn bị trước ngày TếtKhâu chuẩn bị trước ngày TếtSlideshow

    Trước Tết 3 - 4 ngày, các gia đình lo chuẩn bị gạo, rượu, thịt; những phụ nữ lấy lá chuối, ngâm gạo nếp, chuẩn bị các đồ dùng, vật dụng cho lễ cúng và sau đó chọn cho mình bộ trang phục mới và đẹp nhất để mặc trong ngày Tết. Cùng với đó, người Hà Nhì phải dựng 2 cây đu là đu lăng, đu quay và 2 cái bập bênh là bập bênh lên xuống, bập bênh quay. Một số người đàn ông trong bản cũng phải chuẩn bị cho mình những cặp cà kheo thật tốt để thi thố tài nghệ trong dịp này.

  • Ý nghĩa của đu lăng và đu quay

    Ý nghĩa của đu lăng và đu quay Ý nghĩa của đu lăng và đu quay Slideshow

    Theo quan niệm của người Hà Nhì, cái đu lăng vươn cao hàng chục mét với ngọn lá xum xuê thể hiện khát vọng của con người về một sự phát triển tốt đẹp. Còn cái đu quay trông như cái guồng nước to tròn phản ánh mong muốn về sự no đủ.

  • Ngày Tết đầu tiên

    Ngày Tết đầu tiênNgày Tết đầu tiênSlideshow

    Ngày đầu tiên của Tết mùa mưa, nhà nào cũng dậy sớm đun nước, mổ lợn, những phụ nữ trong nhà đồ xôi, giã bánh dày. Tiếng chày giã gạo cùng tiếng lợn kêu, tiếng dao thớt của các gia đình làm xao động cả núi rừng.

    Công đoạn giã được hầu hết thành viên trong gia đình cùng tham gia để thể hiện tình đoàn kết. Bánh được coi là thành quả lao động vất vả của gia đình trong năm qua, đồng thời là thứ lễ vật thơm ngon mong tổ tiên về chứng giám cho lòng thành của gia chủ, phù hộ năm tới mùa màng bội thu.

  • Ngày khai hội

    Ngày khai hộiNgày khai hộiSlideshow

    Ngày thứ hai của Tết mùa mưa là ngày khai hội. Chủ lễ là vị chức sắc to nhất trong cộng đồng. Ngoài ra, người ta còn phải lựa chọn một cặp vợ chồng cao niên, song toàn, khoẻ mạnh, con cháu đề huề để khợi sự các trò chơi. Đến giờ lành, ông chủ lễ dẫn cặp cao niên và cộng đồng dân bản đi làm lý khởi sự từng trò chơi.

  • Môn đu lăng – trò chơi của những đôi lứa yêu nhau

    Môn đu lăng – trò chơi của những đôi lứa yêu nhauMôn đu lăng – trò chơi của những đôi lứa yêu nhauSlideshow

    Trong các trò chơi ngày Tết, có lẽ thu hút nhất là môn đu lăng, nhất là đối với những đôi trai gái có tình ý với nhau. Ngày thường, họ ít khi được mặt chạm mặt, vai kề vai vì luật tục cộng đồng không cho phép, nhưng trong những ngày này hành động ấy được khuyến khích bởi người già bảo môn chơi đu không chỉ thể hiện sự sám hối của con người về những tội lỗi trong suốt thời gian qua mà còn là niềm mong ước về một sự phát triển, sự giao hòa của con người, của vạn vật, của thiên nhiên…

    Tết mùa mưa được người Hà Nhì tổ chức trong 4 ngày, đồng thời là 4 ngày kiêng kỵ. Mọi người trong gia đình không được đi làm mà chỉ vui chơi và cùng nhau ăn uống, múa hát vui vẻ. Đây cũng chính là thời gian nghỉ ngơi, lấy lại sức lao động sau một năm làm lụng vất vả.

Liên kết: Kinh nghiệm du lịch, Dượng Tony, Trên đường băng, Tin tức du lịch
Tổng hợp

Người đăng

Trần Thị Cẩm Nhi

Trần Thị Cẩm Nhi


Là thành viên từ ngày: 27/08/2018, đã có 2035 bài viết