Lạc bước giữa thiên nhiên, ngắm ruộng bậc thang Hoàng Su Phì

27/09/2018
Lạc bước giữa thiên nhiên, ngắm ruộng bậc thang Hoàng Su Phì
Những ai một lần đến với Hoàng Su Phì - huyện vùng cao biên giới phía Tây của tỉnh Hà Giang, sẽ không khỏi ngỡ ngàng khi tận mắt ngắm tầng tầng lớp lớp ruộng bậc thang uốn lượn quanh sườn núi, chẳng khác nào các nấc thang lên thiên đường.

Khám phá, Mùa thu, Giải trí, Tham quan, Trải nghiệm

Ruộng bậc thang giống như một minh chứng cho sức lao động thần kỳ của con người. Không biết từ bao giờ và làm thế nào mà mà con người dân nơi đây qua bao đời đã duy trì và cải tạo nhưng quả đồi cằn cỗi thành mảnh đất màu mỡ nuôi sống hết thế hệ này qua thế hệ khác.
 
Hoàng Su Phì - một bức tranh tuyệt mỹ trong không gian bao la và hùng vĩ của đất trời, thiên nhiên vùng cao biên giới, ngỡ như là sự sắp đặt của tạo hóa. Thế nhưng không phải vậy, ruộng bậc thang Hoàng Su Phì mang giá trị lịch sử, văn hóa, là kết quả công sức lao động cần cù và sáng tạo của biết bao thế hệ đồng bào các dân tộc thiểu số nơi đây trong quá trình khai hoang, sinh sống và tồn tại.
Hiển thị dạng danh sáchHiển thị dạng lưới
  • Bức tranh thiên nhiên hoàn hảo

    Bức tranh thiên nhiên hoàn hảoBức tranh thiên nhiên hoàn hảoSlideshow

    Từ trung tâm thành phố Hà Giang đi dọc theo Quốc lộ 2 và tỉnh lộ 177 khoảng hơn 100km là tới huyện Hoàng Su Phì. Nằm ở độ cao 1.500 mét so với mực nước biển, không khí nơi đây luôn trong lành và lạnh quanh năm.

    Do ở các vùng cao, miền núi hiếm đất bằng để canh tác, nhất là trồng lúa nước, người ta khắc phục bằng cách chọn các sườn đồi, núi có đất màu rồi bạt tam cấp để tạo thành những vạt đất bằng. Sau đó tùy vào ý định canh tác mà có thể để khô hoặc dẫn nước từ những đỉnh núi cao hơn về.

    Hiện tại, chưa có tài liệu nào chính xác nhất về tuổi đời của ruộng bậc thang, nhưng ước tính ruộng bậc thang tại Hoàng Su Phì đã có khoảng 300 năm, được khai phá, kiến tạo và mở rộng bởi công sức nhiều đời của những dân tộc sinh sống trên địa bàn huyện Hoàng Su Phì, trở thành một kiệt tác thiên nhiên do con người tạo nên. Ruộng bậc thang cũng đánh dấu quá trình định canh định cư, đem lại cuộc sống ấm no hơn cho các hộ gia đình tại Hoàng Su Phì.

  • Hoàng Su Phì mùa lúa chín

    Hoàng Su Phì mùa lúa chínHoàng Su Phì mùa lúa chínSlideshow

    Tại Hoàng Su Phì, mùa lúa chín vàng thường vào khoảng tháng 9, tháng 10 hằng năm. Khi đó, màu xanh của mạ non ngày nào chuyển sang vàng rực rỡ. Từ trung tâm xã Bản Phùng có thể phóng tầm mắt khắp mọi hướng, đâu cũng là tầng tầng lớp lớp những thửa ruộng bậc thang mùa lúa chín, kéo dài từ làng này sang làng khác, từ đỉnh núi này sang núi nọ, trải dài xuống tận khe suối. Nhìn từ trên cao ruộng bậc thang như một dải lụa xanh đang tung bay trong gió rộng cả cây số từ đỉnh xuống chân núi.

    Khi nắng lên cũng là lúc cả triền đồi bừng sáng bởi sắc vàng óng ả như dát vàng. Bạn sẽ cảm nhận được mùi hương của lúa mới, không khí trong lành khi tha thẩn bước chân xuống thửa ruộng lúa đang chín. Khác với mùa nước đổ thì vào mùa lúa chín bạn sẽ thấy một hình ảnh hoàn toàn khác. Đó là một vẻ đẹp khiến bạn như đang lạc với thế giới khác.

    Không chỉ được thưởng ngoạn cảnh đẹp thì bạn còn được hòa mình với không khí nhộn nhịp, vui tươi của đồng bào các dân tộc nơi đây về một vụ mùa bội thu như lễ hội Cúng cơm mới, làm cốm của người La Chí…. Đặc biệt, bạn còn được thưởng thức rất nhiều món ăn đặc sản và tìm hiểu văn hóa của đồng bào

    Và khi mùa lúa đi qua, Hoàng Su Phì tiếp tục khoác chiếc áo mới với mùa hoa tam giác mạch, hoa cải vàng… Du khách lại có thêm lý do để đến Hoàng Su Phì lần nữa trong năm khi tiết trời chuyển từ thu sang đông và cả mùa đông lạnh giá.

  • Hoàng Su Phì mùa nước đổ

     Hoàng Su Phì mùa nước đổ Hoàng Su Phì mùa nước đổSlideshow

    Hoàng Su Phì mùa con nước đổ tựa như một chiếc gương khổng lồ phản chiếu cảnh đẹp thiên nhiên hùng vĩ. Đây là thời điểm mùa gặt kết thúc khi những cơn mưa mùa hạ xuất hiện thì đồng bào tranh thủ đưa nước vào ruộng và chuẩn bị cho một vụ mùa tiếp theo.

    Vào mùa nước đổ, bạn sẽ thấy cảnh tượng ruộng bậc thang Hoàng Su Phì ngoằn nghèo chạy dài từ núi này sang núi khác. Đặc biệt khi đứng từ đỉnh núi cao chiêm ngưỡng vẻ đẹp ruộng bậc thang được ví như đường vân đất.

    Vào bất cứ thời điểm nào trong ngày, những thửa ruộng bậc thang hiện lên sống động. Vào buổi sáng trong ánh nắng sớm ban mai ruộng bậc thang Hoàng Su Phì mùa nước đổ hiện lên như đường cong nằm xa tít trên những triền núi mà bạn thấy mình thật nhỏ bé và cảm giác đứng ở nơi đó có thể chạm được mây trời. Thế nhưng vào buổi chiều, trong ánh hoàng hôn cuối ngày bạn sẽ bắt gặp cảnh tượng đặc biệt. Đó là: thửa ruộng bậc thang lung linh và lấp lánh.

    Vẻ đẹp của những thửa ruộng bậc thang đó còn được tạo nên bởi chính vẻ đẹp con người nơi đây. Đó là hình ảnh đồng bào dân tộc trong trang phục người Dao, người Mông… đang thoan thoắt làm ruộng hay cấy lúa. Đó là tiếng cười hồn hậu và chân chân của đồng bào trên con đường ruộng đang trở về nhà.

Liên kết: Kinh nghiệm du lịch, Dượng Tony, Trên đường băng, Tin tức du lịch
Nguồn: Tổng hợp

Người đăng

Nhu Nguyen

Nhu Nguyen


Là thành viên từ ngày: 15/08/2018, đã có 778 bài viết